Con người là nạn nhân của tiến trình đơ thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở nam bộ đầu thế kỉ XXI (Trang 60 - 64)

2.2. Quan hệ bất hòa, thù địch giữa con người và thế giới phi nhân loại

2.2.2. Con người là nạn nhân của tiến trình đơ thị hóa

Mối quan hệ giữa con người và thế giới phi nhân loại là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi môi trường sinh thái đang lâm nguy. Bên cạnh sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên, muôn thú, cũng như những nỗ lực bảo vệ và tái thiết tự nhiên thì vẫn cịn những kẻ sẵn sàng vì lợi ích của mình mà hủy diệt mn thú, tự nhiên để rồi từ đó chính họ cũng trở thành nạn nhân của thứ được gọi là văn minh, của q trình đơ thị hóa.

Đơ thị hóa vốn là một quy luật khơng thể cưỡng lại được, các khu công nghiệp được xây dựng, các thành phố được mở rộng là đều tất yếu. Nhưng sự xuất hiện của đô thị đã mở ra những vấn đề mới đòi hỏi con người phải giải quyết. Phát triển đô thị khiến không gian cây xanh bị lấn ép và thu nhỏ lại. Việc tạo ra những tòa nhà, trung tâm thương mại, khu vui chơi,… đòi hỏi con người phải có những khơng gian rộng lớn. Và con người chọn cách khai hoang, tàn phá những khu rừng để phục vụ cho điều ấy. Rùa Cạn trong Cuộc

phiêu lưu kỳ thú của Ếch Xanh cùng những người bạn tuyệt vời đã “phải miễn

cưỡng chứng kiến môi trường thay đổi, biển rừng bị ô nhiễm” (Lê Hữu Nam, 2016, tr.27).

Trước sự phát triển nhanh chóng của q trình đơ thị hóa, những cơng trình hiện đại mọc lên như nấm nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống đầy đủ tiện nghi của con người. Trong các tác phẩm văn học đầu thế kỉ XXI nói chung và các tác phẩm đồng thoại nói riêng, sự xuất hiện của những con người là nạn nhân của tiến trình đơ thị hóa cho thấy những tác hại đầy tiêu cực của cái được gọi là văn minh, hiện đại. Đằng sau những lợi ích là những nguy cơ tiềm ẩn về sinh thái mà con người chính là nạn nhân. Đô thị trở thành không gian giam cầm, khiến con người bị tách khỏi thiên nhiên để rồi giữa những ồn ào, náo nhiệt với ánh sáng hoa lệ của đèn điện, hình ảnh thơn quê

hiện lên trong các câu chuyện như một hoài niệm về q khứ. Nó thơi thúc các nhân vật tìm về với quê hương, với nguồn cội. Đó là chàng Dế Lửa (Trăng vùi trong cỏ) đã “quen với ánh điện rực rỡ, quen những tràng vỗ tay kéo dài, những cuộc phỏng vấn, những buổi giao lưu có đơng khán giả chen nhau xin chữ ký”, khi “vinh quang lên chót đỉnh” chàng “mơ hồ nhận ra có điều gì khơng ổn” (Trần Đức Tiến, 2018, tr.15). Nhưng Dế Lửa vẫn chưa thể nhận ra được điều bất ổn ấy là gì, đến từ đâu, cho đến khi thành phố mất đi ánh điện: “… ý định về quê chỉ thực sự đến với chàng vào một buổi tối mất điện”; “Thành phố mất điện, chẳng khác gì nhà quê”; “Một vầng trăng tròn vành vạnh trên bầu trời” “gợi nhớ những tháng năm tuyệt đẹp”. Sự tạm biến mất của ánh điện – đại diện tiêu biểu của đơ thị khiến “ai cũng nhận ra mình có cội nguồn nhà quê” (Trần Đức Tiến, 2018, tr.19).

Những hoài niệm về quá khứ, về quê hương xuất hiện khá nhiều trong những trang viết của các tác giả. Cũng trong tập truyện Xóm Bờ Giậu, Trần

Đức Tiến cịn thể hiện điều đó qua những nhân vật khác. Bọ Dừa (Giọt sương

đêm) là một nhà bn đã đi đến nhiều nơi. Hình ảnh quê hương chỉ được gợi

lên trong Bọ Dừa khi ơng tạm dừng chân tại xóm Bờ Giậu, một “giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà”, nơi mà “Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất” (Trần Đức Tiến, 2018, tr.28). Vành Khuyên (Mơ ước của Vành Khuyên) vẫn luôn mong muốn được sải cánh bay trên nền trời rộng để khám phá những vùng đất mới, vì thế “nó ln ln hướng về phía trước”, nhưng đi mãi cũng có lúc mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi. Đó là lúc quê hương hiện ra: “cho tới một chiều đông giá lạnh, Vành Khuyên chợt thấy nhớ nhà” (Trần Đức Tiến, 2018, tr.67). Sáo Sậu (Chào Mào và Sáo Sậu) vì lỗi lầm của mình mà rời khỏi quê hương, nhưng nỗi nhớ quê hương vẫn luôn thường trực khiến Sáo day dứt, hối hận: “Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm” (Trần Đức Tiến, 2018, tr.70).

Hoài niệm về quê hương còn được Nguyễn Nhật Ánh thể hiện qua nỗi nhớ quê da diết của nhân vật người cha dưới cái nhìn của Bêtô trong Tôi là Bêtô:

Ba chị Ni xuất thân từ nơng thơn. Ba chị Ni đang nhớ q. Ơng đang làm thơ sầu xứ.

Tôi chắc cũng là một con cún nhà q. Hơm nọ, nằm nhìn nắng sau những ngày mưa, nỗi hoài cảm từ đâu kéo tới lấp đầy hồn tôi khiến tôi rưng rưng vô hạn.

Nhánh sông – ngọn đồi – bờ tre – cầu ao – con dế – con chuồn chuồn,

tôi nhớ tơi chưa từng trơng thấy bất cứ thứ gì trong những thứ đó nhưng mặt khác tơi lại có cảm giác tơi đã biết tất cả, cũng như tơi có thể cảm nhận được ngay mùi khói bếp, mùi gỗ tươi mới đốn, cả mùi của những ngọn gió mùa xuân.

Ba chị Ni là con dế giang hồ. Tôi là con cún giang hồ. Cả hai đều đang nhớ quê.

Chỉ khác là tôi không biết quê tôi ở đâu. Nhưng hẳn đó là nơi có nhiều nắng và gió, cây xanh và cỏ hoa, tiếng chim và tiếng dế.

Có ai khơng có một miền q để nhớ?

Ngay cả tơi, tơi cũng có một miền q trong tiềm thức đó thơi (Nguyễn Nhật Ánh, 2015, tr.126-127).

Nỗi nhớ quê ấy càng khắc sâu hơn bởi sự luyến lưu quá khứ, để rồi họ mong muốn tìm thấy chút không gian quê trong thành phố với đầy bê tông, cốt thép bằng những mảng xanh nhân tạo:

“Ta cần một chút q trong thành phố!”. Ba chị nói khi hì hục khiêng về

các chậu cây xù xì, gai góc, đất đen rơi vãi từ ngồi cửa vào tận nhà bếp. Cây tre. Cây ổi. Cây chanh.

Ba chị Ni khơng chỉ nhớ q. Ơng thèm q.

Ơng nói, đây là khu vườn tuổi thơ của ơng được thu nhỏ. Ơng khoe hồi bé ông từng chạy nhảy, leo trèo, nô đùa trong khu vườn giống hệt như vậy ở quê ngoại vào những ngày hè (Nguyễn Nhật Ánh, 2015, tr.186). Đô thị không chỉ khiến con người bị tách khỏi tự nhiên mà nó cịn là khơng gian giam cầm đối với những lồi vật khác. Q trình đơ thị hóa, sự tham lam của con người trước những thứ đến từ tự nhiên chính là một “thế lực bóng tối” nguy hiểm ln đe dọa đến cuộc sống của những lồi vật:

Càng ngày thế lực đó càng phát triển và lan rộng, chúng thao túng rừng xanh, biến tất cả thành màu đen và khơng có sinh vật nào thoát ra khỏi những mảng màu đen ấy, đồng thời trung tâm khu rừng ngày càng ít đi, có những lồi đã biến mất mãi mãi (Lê Hữu Nam, 2015, tr.40).

Hậu quả của việc tàn phá tự nhiên chính là sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Không chỉ thế, việc tách rời thiên nhiên của q trình đơ thị hóa cịn hình thành nên một thế hệ chỉ biết đến máy móc, khơng thể phân biệt được những loài vật quen thuộc, thậm chí thiếu đi những kĩ năng sống cơ bản. Lời chất vấn của Bọ Hung trong Đời Bọ Hung khiến ta giật mình nhận ra hiện

thực đáng lo ngại, khi những loài vật tưởng như gắn bó với con người sẽ chỉ cịn hiện hữu trong hoài niệm: “Trẻ con gần như hồn tồn khơng biết mặt

mày, hình dáng con trâu. Người lớn biết trâu qua hoài niệm” (Trần Bảo Định, 2016, tr.205).

Sự phát triển không ngừng của các khu đơ thị cũng chính là sự đối nghịch với tự nhiên. Tư tưởng “rừng vàng biển bạc” cùng với suy nghĩ tự nhiên sinh ra là để phục vụ con người, khiến con người quên rằng tài nguyên thiên nhiên là có hạn, nó cũng sẽ cạn kiệt. Các tịa nhà càng mọc cao, thành thị càng phát triển thì mơi trường tự nhiên càng bị thu hẹp. Những cánh rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ hàng trăm năm, ngàn năm sẽ chẳng còn tồn tại trước thứ văn minh đáng sợ đó. Từ những góc độ khác nhau, mỗi tác giả sáng tác đồng thoại lại có cách nhìn nhận và tiếp cận đời sống của riêng mình. Nhưng nhìn chung, tất cả đều thể hiện q trình thay đổi của đơ thị ở cả hai phương diện cảnh quan và đời sống vật chất, tinh thần của con người. Người viết đưa ra những cảnh báo về nguy cơ mất cân bằng sinh thái do hành động bức tử tự nhiên, về sự bất ổn trong cách hành xử của con người với thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở nam bộ đầu thế kỉ XXI (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)