3.4. Tinh thần sinh thái trong tổ chức cốt truyện
3.4.1. Kiểu cốt truyện đối thoại
Cốt truyện đối thoại là trình bày nội dung câu chuyện trên cơ sở các nhân vật đối thoại với nhau. Trong những cuộc gặp gỡ, các nhân vật thi nhau kể về những trải nghiệm, những điều trông thấy. Lời thoại của các nhân vật chính là đường dây gắn kết giúp cho mạch truyện được tiếp nối liên tục, khơng bị đứt đoạn. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp kiểu cốt truyện này trong Đốm và Mun;
Đã về, đã về,…; Bài hát của Thằn Lằn; Cổ tích chuột,… Điểm chung của
những tác phẩm này là khơng có biến cố, xung đột hay mâu thuẫn. Các nhân vật gặp gỡ nhau qua những tình huống đơn giản, đó có thể là thói quen thường sang chơi với cụ giáo Cóc vào mỗi chiều của Dế Lửa (Bài hát của
Thằn Lằn). Hai ông con sẽ chuyện trò, hoặc im lặng ngắm trời chiều. Và khi
cả hai nghe “giọng hát của ai đó cất lên từ một ngơi nhà phía đầu xóm” (Trần Đức Tiến, 2018, tr.20) cũng là lúc câu chuyện bắt đầu với màn đối thoại của cả hai về Thằn Lằn.
Cũng là kiểu cốt truyện đối thoại, nhưng được xây dựng với dung lượng lớn hơn, diễn biến của truyện sẽ được tường thuật qua lời của một nhân vật. Ta có thể dễ dàng bắt gặp kiểu cốt truyện này trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh như Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Tôi là Bêtơ, Con chó nhỏ
mang giỏ hoa hồng,… Chẳng hạn, trong Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng,
những đoạn đối thoại giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người hàng xóm,… về những điều xảy ra trong cuộc sống thường ngày khiến cho câu chuyện được tiếp nối từ ngày này sang ngày khác.
Có thể thấy, kiểu cốt truyện đối thoại mang đến cho người đọc cảm giác đây là những truyện có cốt truyện giản đơn hoặc như khơng có cốt truyện. Kiểu cốt truyện này vốn đã xuất hiện từ rất lâu ở nhiều thể loại khác, mà cụ thể là truyện ngụ ngôn. Việc cốt truyện đối thoại xuất hiện trong truyện đồng thoại hiện đại đã làm cho thể loại này trở nên đa dạng hơn.