1.3. Truyện đồng thoại – mảng sáng tác quan trọng của văn học
1.3.3. Triển vọng tiếp cận truyện đồng thoạ iở Nam Bộ đầu thế kỉ
từ góc nhìn phê bình sinh thái
Từ sau năm 1986, Việt Nam bước vào thời kì Đổi mới, đồng hành với sự phát triển của kinh tế - xã hội, văn học cũng có những chuyển biến to lớn. Theo sự phát triển của thời gian, văn học nói chung và truyện đồng thoại nói riêng ngày càng có những bước tiến vượt bậc cả về nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh đó, truyện đồng thoại cịn giữ vai trị quan trọng trong việc giáo dục trẻ em thông qua những thơng điệp trong tác phẩm, trong đó nổi bật lên chính là thơng điệp bảo vệ mơi trường. Các bài học về tình yêu đối với thiên nhiên, lồi vật ln được lồng ghép trong các câu chuyện. Trước năm 1945, thể loại này đã gây được tiếng vang, tiêu biểu có thể kể đến Dế Mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi. Tuy nhiên, các hoạt động nghiên cứu về thể loại này lại diễn ra
muộn hơn rất nhiều so với thời điểm các tác phẩm đã ra đời. Mãi cho đến những năm 60 của thế kỉ XX, truyện đồng thoại mới được giới nghiên cứu chú ý và bàn luận. Những tài liệu nghiên cứu về truyện đồng thoại lúc này đa phần là tìm hiểu về khái niệm, thể loại, phân tích hay nghiên cứu về thành tựu của đồng thoại trong mảng sáng tác văn học của thiếu nhi.
Nhắc đến truyện đồng thoại, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thế giới mà ở đó con người và mn thú sống gắn bó, hịa hợp với nhau dựa trên cơ sở là tình yêu thương. Truyện viết cho trẻ thơ nên lồng ghép vào truyện là những bài học cho các em về tình yêu với thế giới tự nhiên, với mn lồi, trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ mơi trường. Tất cả những điều ấy như gắn liền với sinh thái. Bằng thể loại truyện đồng thoại, các tác giả đưa các em đến với thế giới của mn lồi, giúp các em hiểu và u thương vạn vật nhiều hơn. Các sáng tác truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI còn phản ánh thực trạng biến đổi cảnh quan, ô nhiễm của vùng đất, đưa ra những cảnh báo về môi trường.
Với hình thức truyện đồng thoại, có tác giả đã viết nên những câu chuyện không chỉ là truyện cho trẻ em mà đó cịn là những câu chuyện đồng thoại dành riêng cho người lớn. Qua đó, các lồi vật quen thuộc với đời sống của người dân Nam Bộ với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao được cất lên tiếng nói của mình về cách nhìn nhận và đánh giá về lồi người, lên án sự tàn nhẫn và thiếu trách nhiệm của con người đối với tự nhiên. Hàng loạt những cái tên như Trần Bảo Định, Trần Đức Tiến, Lê Hữu Nam, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Nhật Ánh,… đã để lại trong lòng người đọc những xúc cảm của thế giới trẻ thơ, thế giới lồi vật. Để rồi sau đó, những câu hỏi đầy day dứt, những chất vấn về lòng tham, sự tàn nhẫn của con người khiến cho chúng ta phải suy ngẫm. Bằng hệ thống nhân vật đa dạng, những nét đặc trưng riêng của thể loại đồng thoại cho phép tác giả dễ dàng lồng ghép và thể hiện những thơng điệp một cách dễ dàng.
Có thể thấy việc nghiên cứu truyện đồng thoại từ góc nhìn phê bình sinh thái là vô cùng phù hợp, để làm rõ các mối quan hệ qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên, những cảnh báo về nguy cơ sinh thái. Vấn đề về sinh thái đã, đang và sẽ ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa khi mà vấn nạn ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Những câu chuyện đồng thoại sẽ ngày càng được tiếp nối, hứa hẹn một mảng nghiên cứu cần thiết cho văn học. Vì thế việc nghiên cứu truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn phê bình sinh thái là vơ cùng triển vọng và cần thiết.
Tiểu kết Chương 1
Khi thiên nhiên lâm nguy, những vấn đề về sinh thái càng trở nên cấp bách. Tinh thần sinh thái được thể hiện ngày càng rõ nét trong các sáng tác văn học, đặc biệt là trong truyện đồng thoại.
Nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, mà cụ thể là nghiên cứu tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại đã mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng. Truyện đồng thoại mang đậm màu sắc hư cấu, tưởng tượng, với nhân vật chính thường là các lồi vật đã góp phần khơng nhỏ trong việc khơi gợi những vấn đề sinh thái, đưa ra những chất vấn của tự nhiên với con người.
Nhằm gợi dẫn, tạo tiền đề khoa học cho các phân tích ở những chương sau. Trong chương 1, người viết đã lần lượt khái quát một số vấn đề lí thuyết về tinh thần sinh thái và truyện đồng thoại Việt Nam đương đại. Từ đó, cho thấy tiềm năng nghiên cứu của đề tài. Mối quan hệ của con người với tự nhiên hay những đặc trưng về nghệ thuật của truyện đồng thoại sẽ được làm rõ trong các chương tiếp theo của luận văn này.
Chương 2
TINH THẦN SINH THÁI TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI Ở NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XXI NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI PHI NHÂN LOẠI
Khi nói đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, các nhà phê bình sinh thái sử dụng thuật ngữ “human” (nhân loại) và “nonhuman” (phi nhân loại/ thế giới phi nhân loại). Trong đó, thế giới phi nhân loại (nonhuman) là thế giới tự nhiên ngoài con người, bao gồm các loài hoa cỏ, cây cối, muôn thú, hướng đến chủ nghĩa phi nhân loại trung tâm thay vì chủ nghĩa nhân loại
trung tâm. Thế giới phi nhân loại trong truyện đồng thoại hiện đại khơng chỉ
là các lồi động vật mà đó cịn là các loại thực vật, những đồ vật trong cuộc sống. Tất cả chúng đều có suy nghĩ, tiếng nói riêng, là một thực thể độc lập.
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã được bàn đến từ rất lâu trong văn chương, triết học, mĩ thuật. Trước khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật xuất hiện, con người và tự nhiên có mối quan hệ thống nhất, khăng khít. Con người tơn trọng, tồn tại và vận động theo quy luật khách quan của tự nhiên. Đó là mối quan hệ hài hòa, cộng sinh giữa con người và thế giới phi nhân loại, sự quan trọng của hệ thống sinh thái, góp phần tác động và làm thay đổi tư tưởng con người là “chúa tể của thiên nhiên”. Nhưng sau khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra thành công, con người với mong muốn chinh phục thiên nhiên, cải tạo tự nhiên mạnh mẽ đã khiến cho mối quan hệ này có nhiều thay đổi. Để rồi khi khủng hoảng môi trường diễn ra, con người mới thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ và tái thiết tự nhiên.
Trong truyện đồng thoại đầu thế kỉ XXI, các tác giả đã đưa ra những vấn đề về môi trường, những chất vấn về sinh thái thông qua mối quan hệ giữa con người và thế giới phi nhân loại ở hai phương diện hòa hợp và thù địch.
Qua việc phân tích mối quan hệ giữa con người và thế giới phi nhân loại, người viết mong muốn tìm ra các thông điệp nghệ thuật từ mối quan hệ này.