3.2. Tinh thần sinh thái trong khắc họa không gian nghệ thuật
3.2.1. Không gian thôn dã
Khơng gian thơn dã trong các tác phẩm phê bình sinh thái có thể hiểu là mơi trường sống của con người được biết đến với hình ảnh làng cảnh đồng quê. Trong bài viết Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ điểm
nhìn phê bình sinh thái, Đặng Thái Hà cũng đã chỉ ra:
Không gian thơn dã là hình dung về mơi trường sống hiện hữu trong những diễn ngôn văn hóa về làng cảnh đồng quê, được gọi chung dưới cái tên là “Pastoral”. Theo từ nguyên học, thuật ngữ Pastoral bắt nguồn từ tiếng Latin: “pastor” (mục đồng), “shepherd” (người chăn chiên) – với hàm ý ban đầu nhấn mạnh đến niềm vui giản dị của cuộc sống chan hịa giữa thiên nhiên thanh bình (Đặng Thái Hà, 2015).
Đặng Chương Ngạn đã tái hiện lại không gian thơn dã qua hồi ức của Vàm (Chiếc vịng cổ màu xanh) về mùa đốt đồng. Không gian ấy chứa đựng những hồi ức tốt đẹp của Vàm ngày còn ở làng Trèm, khi mà nạn cẩu tặc chưa xuất hiện, lũ chó vẫn cịn có thể tự do chạy chơi cùng bọn trẻ. Hình ảnh những cánh đồng lúa chín đang độ thu hoạch, những đàn vịt thả đồng như gợi nhớ trong kí ức của người đọc đã trưởng thành về không gian của làng quê yên bình, mở ra trong tưởng tượng của những trẻ em sống nơi thành thị một khung cảnh đẹp mà chúng chưa từng được thấy.
Vào mùa, đứng trên đồi cao nhìn xuống cánh đồng làng Trèm khơng khác gì một ơ màu: Màu vàng của những đám ruộng lúa chín chưa gặt, màu nâu là màu đất giàu phù sa của những đám ruộng đã được cày lên
phơi ải, màu đen của những đám ruộng người nông dân đã đốt đồng, phủ lớp than đen của rơm rạ, cây cỏ. Những thửa ruộng có màu vàng nhạt là những thửa ruộng đã gặt xong, chỉ còn trơ gốc rạ, hay phủ một lớp rạ rơm khô để chuẩn bị cho việc đốt đồng. Giữa cánh đồng vào mùa gặt, xuất hiện những cây rơm vàng, nhiều cây được xây cao, nhìn từ xa vẫn thấy, khơng khác gì những lâu đài vàng trên cánh đồng rộng mênh mơng và đầy gió. Đơi khi, Vàm gặp những đàn vịt thả đồng cả ngàn con, tràn qua các thửa ruộng vừa gặt như cả một binh đoàn quân, tiếng kêu kẹp kẹp của chúng đã đủ kích thích những con chó hiền lành lười biếng lao ra đồng… (Đặng Chương Ngạn, 2019, tr.158).
Trong tác phẩm Xóm Bờ Giậu, Trần Đức Tiến mở ra cho người đọc một thế giới đồng quê gần gũi với những hình ảnh và các lồi vật quen thuộc. Khơng gian thơn dã cịn xuất hiện trong các câu chuyện, các nỗi nhớ về một miền quê trong quá khứ của các nhân vật. Đằng sau vẻ yên bình của cái gọi là làng quê ấy, ta thấy được sự suy tàn của không gian thôn dã, mọi thứ dường như chỉ cịn là hồi niệm:
Quê xưa người cũ. Góc vườn hoang cỏ dại mọc đầy, Nhà hàng Gốc Sung đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ. Này là bụi phèn đen hồi nhỏ, bạn bè chờ nhau đi học. Này là chỗ cô Cúc Áo ra lứa hoa đầu tiên, những bông hoa vàng rực rỡ có mùi thơm ngọt sắc của mật ong phơi nắng (Trần Đức Tiến, 2018, tr.16).
Không gian nghệ thuật này thể hiện sự bất ổn trong mối hệ giữa con người với tự nhiên. Đó là hình ảnh thực tế phũ phàng, khi những loài vật gắn liền với đời sống làng quê dường như đã biến mất. Hình ảnh khơng gian sơng
nước, làng quê Nam Bộ trong những sáng tác của Trần Bảo Định hiện ra với nhiều sự nuối tiếc về sự trù phú của thiên nhiên những ngày xưa cũ.
Những cây so đũa nở bơng trắng xóa trong vườn, những dây đậu rồng, đậu trái xanh mượt đang cố leo qua tường đất bỏ hoang. Mùa gió chướng nhắc nhở mùa hội cá bống kèo. […] Cái hạnh phúc đơn sơ chơn chất đó đã mất tiệt, khi bom đạn ồ ạt kéo về làng Long Hựu (Trần Bảo Định, 2016, tr.99).
Hầu hết các không gian thôn dã trong truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI đều là những hình ảnh làng quê yên bình, tươi đẹp trong quá khứ, được hồi tưởng lại qua lời kể, suy nghĩ của các nhân vật.