Số hộ điều tra trong mỗi hình thức liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 42 - 50)

Các hình thức liên kết Số hộ điều tra Địa điểm điều tra

1. Hình thức liên kết thơng

qua hợp đồng (chính thống)

60 hộ nông dân liên kết với Công ty chè Tam Đường và Công ty chè Shan Trúc Thanh

Xã Bản Bo và xã Bản Giang

2. Hình thức liên kết thơng

qua hợp đồng miệng (phi chính thống)

60 hộ dân liên kết với công ty thông

qua HTX Xã Bản Giang và xã

Sơn Bình

3. Hình thức liên kết tự do

20 hộ dân thuộc vùng thu mua của Công ty chè Tam Đường và HTX Bản Giang, 20 hộ dân thuộc vùng thu mua của Công ty Shan Trúc Thanh và HTX Quyết Tiến, 20 hộ dân thuộc vùng thu mua của HTX Bản Giang và Quyết Tiến

Xã Bản Bo, xã Bản Giang và Sơn Bình

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên gia và các cán bộ lãnh đạo của DN, cán bộ chuyên môn ở địa phương về thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của huyện hiện nay, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trong thời gian tới.

- Địa điểm điều tra: Tác giả điều tra tiến hành chọn ra 3 xã đại diện có trên 85% hộ nông dân tham gia sản xuất chè tại huyện gồm các xã: Bản Bo, Bản Giang và Sơn Bình.

- Cách thức chọn mẫu điều tra: Tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, lựa chọn điều tra 180 phiếu. Số phiếu được phân bổ ở xã Bản Bo 60 phiếu, Bản Giang 60 phiếu, Sơn Bình 60 phiếu, trong mỗi xã chọn 3 bản, mỗi bản 20 phiếu. Bên cạnh đó, tác giả chọn 2 doanh nghiệp và 2 HTX chè, các doanh nghiệp và HTX này chủ yếu chế biến chè, thuộc tác nhân liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện để tiến hành điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Căn cứ lựa chọn: Tác giả lựa chọn 3 xã Bản Bo, Bản Giang và Sơn Bình là 3 xã có vùng chè trọng điểm của huyện chia làm 3 khu vực có điều kiện kinh tế thuận lợi, trung bình và khó khăn. Một doanh nghiệp chè trên địa bàn thị trấn, 01 doanh nghiệp tại vùng thuận lợi và 01 HTX ở địa bàn trung bình và 01 HTX ở vùng khó khăn. Đối với 180 phiếu phỏng vấn tác giả chia đều cho các xã ở 3 vùng để có kết quả tổng quát và khách quan nhất.

- Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

+ Phần 1: Thông tin chung. Phần này mô tả thông tin như họ và tên, tuổi, nhân khẩu, lao động chính, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, khả năng canh tác, sản xuất và tiêu thụ chè,….

+ Phần 2: Nội dung khảo sát. Phần này được thiết kế nhằm thu thập thông tin về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở các xã nghiên cứu.

- Cách thức triển khai điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thơng tin này được kiểm chứng thơng qua tìm hiểu và quan sát trực tiếp tình hình địa phương.

+ Phương pháp quan sát: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thơng qua tri giác về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh chè như các khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bán ra thị trường…Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thơng tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác.

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn: Được sử dụng để lựa chọn thôn điều tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành thu thập thơng tin trực tiếp tại các hộ nông dân ở nơi điều tra.

+ Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân:

Trực tiếp xúc với các hộ nông dân, tiến hành phỏng vấn và sử dụng một số công cụ nhằm thu được các thông tin cụ thể về tình hình sản xuất và kinh doanh chè, nắm bắt được những khó khăn và nhu cầu của người dân.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp

- Luận văn sử dụng phần mềm Eview, Excel làm công cụ tổng hợp. - Các số liệu sau khi xử lý, tổng hợp được trình bày trên bảng thống kê sơ đồ thống kê và biểu đồ thống kê

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thơng tin * Phương pháp phân tổ

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích và tổng hợp

Được dùng để phân tích từng vấn đề của đối tượng nghiên cứu như là về vấn đề sản xuất, chế biến, tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh… Như vậy phương pháp này sẽ giúp ta đi sâu phân tích nhìn nhận và nắm bắt cụ thể từng vấn đề riêng lẻ của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng kết lại những nhận xét, nhận định khái quát nhất của từng vấn đề, là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX tại huyện Tam Đường.

* Phương pháp so sánh

Tiến hành so sánh các chỉ tiêu phân tích theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo các vùng miền, quốc gia… để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu đó, phản ánh chân thực hiện trạng các vấn đề được nghiên cứu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

giúp cho việc phân tích, tổng hợp và tính tốn các chỉ tiêu chính xác. Từ đó giúp phản ánh đúng và khách quan các nội dung tình hình sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân.

* Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT là việc phân tích các điểm mạnh (Strenghts), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) trong các mối liên kết với hộ nông dân. Tôi sử dụng SWOT để đánh giá liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu về ưu điểm, nhược điểm và đánh giá những cơ hội và thách thức, và từ đó làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại địa bàn nghiên cứu.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mối liên kết

- Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp chế biến - Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với HTX

- Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với người thu gom - Khối lượng vật tư được hỗ trợ thông qua liên kết - Khối lượng nông sản tiêu thụ thông qua liên kết - Giá bán sản phẩm thông qua liên kết

- Tỷ lệ hộ vi phạm nội dung liên kết

- Tỷ lệ hộ đánh giá về các nội dung liên kết theo các mức độ khác nhau

2.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của liên kết

- Tổng giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của tồn bộ giá trị sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất.

n

GO = ∑Gi x PI i = 0

- Chi phí trung gian (IC): là tồn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng cho quá trình sản xuất (trừ khấu hao tài sản cố định).

n

IC = ∑ Ci x Pi i = 0

Ci: là vốn đầu tư vào cây thứ I; Pi: là giá đầu tư thứ i

- Giá trị gia tăng (VA): là một bộ phận của giá trị sản xuất sau khi đã khấu trừ đi chi phí trung gian. VA = GO - IC.

- Tổng chi phí vật chất (TCv): là tồn bộ các khoản chi phí bằng tiền của chi phí trung gian cộng thêm vào khoản chi phí khấu hao tài sản cố định và khoản tiền thuế.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): đây chính là thu nhập thuần tuý của người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất. MI = GO - TCv.

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (GO/IC) Giá trị GO

Tỷ lệ GO/IC =

Giá trị IC

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh khi chi phí trung gian IC tăng thêm 1 đơn vị thì giá trị GO tăng thêm bao nhiêu lần so với IC, tỷ số này lớn hơn 1 phản ánh giá trị GO cao và ngược lại.

- Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian (VA/IC) Giá trị VA

Tỷ lệ GO/IC =

Giá trị IC

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh khi chi phí trung gian IC tăng thêm 1 đơn vị thì giá trị VA tăng thêm bao nhiêu lần so với IC

- Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian (MI/IC) Giá trị MI

Tỷ lệ MI/IC =

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh trong chu kỳ sản xuất, sau khi khi chi phí trung gian IC tăng thêm 1 đơn vị thì giá trị MI tăng thêm bao nhiêu lần so với IC, tỷ số này lớn hơn 1 phản ánh thu nhập thuần túy sản xuất của người nông dân cao và ngược lại.

Chương 3

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU

3.1. Đặc điểm của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Tam Đường nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Lai Châu, với tổng diện tích tự nhiên là: 68.736,97 ha, tọa độ địa lý từ 220 10’ đến 220 30’ độ vĩ bắc, 1030 18’ đến 1030 46’ độ kinh đơng.

- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai; - Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thị xã Lai Châu;

- Phía Đơng giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai;

- Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Than Uyên.

Với lợi thế nằm trên chuỗi đô thị biên giới vùng Tây Bắc (theo quy hoạch của Bộ Xây dựng) là (hạt nhân) phát triển của “Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32; 4D” là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, là cầu nối các tua du lịch Sa Pa - Lai Châu - Sìn Hồ, Sa Pa - Ma Lù Thàng, Sa Pa - Tam Đường - Điện Biên…

Huyện Tam Đường có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon, Thèn Sin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há và thị trấn Tam Đường.

3.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng

Tam đường là huyện có địa hình phức tạp được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ cao từ 600 - 1.200 m so với mực nước biển; Phía Đơng là dãy Hồng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phanxipăng cao 3.143 m, phía Đơng là dãy Pu Sam Cáp kéo dài khoảng 60 km, xen kẽ những dãy núi cao là các thung lũng và sơng suối...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Thung lũng Tam Đường - Bản Giang: 3500 ha, dốc thoải đều từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 900m.

- Thung lũng Tam Đường - Thèn Sin chạy dài theo suối Nậm So: 500 ha. - Thung lũng Bình Lư - Nà Tăm - Bản Bo: 1.800 ha, độ cao 600 - 800 m. Đây là các vùng có tiềm năng phát triển nơng nghiệp, vùng trọng điểm về cây lương thực, cây công nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn * Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 - 9, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 75 - 80% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ 1.800 - 2.000 mm/năm, cao nhất 2.500 mm/năm, xuất hiện mưa đá, trung bình 1,6 lần/năm.

Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khơ hanh, ít mưa, lạnh và thường xuất hiện sương mù, sương muối vào tháng 12, 1 ở vùng cao như: Đèo Sa pa, đèo Giang Ma…

Biên độ dao động nhiệt khá mạnh, trung bình khoảng 8 - 90C, vào mùa Đông lên tới 9 - 100C, có nơi 11- 120C. Tuy nhiên, ở một số nơI có độ cao trên 1.000 m, trị số biên độ ngày đêm giảm, trung bình khoảng 7 - 80C, vào mùa Đông nhiệt độ khoảng 8 - 90. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 260C, nhiệt độ cao nhất 350 độ C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0 độ C.

- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình năm từ 2.100 - 2.300 giờ/năm. - Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 56% - Hướng gió: hướng gió chính là hướng Đơng Nam, tốc độ gió trung bình từ 1-2m/s, trong cơn giơng có thể đạt từ 30-40m/s.

- Bốc hơi: lượng bốc hơi nước trung bình năm là 889,6mm

- Giơng thường xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5 kèm theo gió xốy.

* Thủy văn:

Hệ thống sông suối phân bổ tương đối đều với 2 hệ thống sơng suối chính: - Sơng Nậm Mu: Chảy qua Nà Tăm, Bản Bo được hình thành từ 4 con suối chính: Suối Nậm Giê từ đỉnh SaPa, suối Nà Đa từ Hồ Thầu, suối Nậm

Đích từ Khun Há, suối Nậm Mu từ Bản Hon, đây là các con suối đầu nguồn sông Đà, cung cấp nước chủ yếu cho thủy điện Bản Chát, thủy điện Huội Quảng và thủy điện Sơn La.

- Suối Nậm So từ Tả Lèng qua xã San Thàng (thị xã Lai Châu), xã Thèn Sin hồ vào dịng Nậm Na. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho khu vực đô thị thị xã Lai Châu và cho các xã lân cận. Do địa hình huyện tương đối phức tạp, các con sơng có độ dốc lớn nên có nhiều khả năng xây dựng các trạm thủy điện nhỏ và vừa.

Theo đánh giá, khu vực huyện Tam Đường có tầng đá vơi Điệp Đồng Giao hay gặp các hang động Castơ, nguồn nước ngầm tương đối phong phú, tuy nhiên chưa có kết quả thăm dị trữ lượng cụ thể nên việc khai thác còn hạn chế.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

Huyện Tam Đường có 57.190 nhân khẩu, với 12.062 hộ, trong đó dân số khu đơ thị có 5.115 người, chiếm 8,9% dân số tồn huyện, dân số nơng thơn có 52.075 người, chiếm 91,1% dân số tồn huyện và có quy mơ hộ là 4,74 người/hộ, mật độ dân số bình quân 58 người/km2. Nữ giới chiến 51%, nam giới chiếm 49%. Huyện Tam Đường có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm đa số, trên 84%, đời sống của các dân tộc cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)