2.3.2 .Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của liên kết
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tạ
huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
3.5.1. Từ phía hộ nơng dân
Chất lượng chè từ các hộ sản xuất chè có sự khác nhau, nên các hộ trồng chè thường có xu hướng bán cho người thu gom (người thu gom thường đến từng hộ gia đình) người thu gom nào trả giá cao hơn thì họ bán, hoặc là họ mang ra chợ bán, sản xuất đến đâu họ bán đến đấy (số lượng thường nhỏ <100kg). Chè của các hộ cũng chia thành nhiều lứa (do các bãi khác nhau) nên thời gian thu hoạch khơng giống nhau. Các doanh nghiệp thường có nhu cầu về sản lượng lớn nên thường mua lại của người thu gom. Những vấn đề này thuộc về nhận thức của tầm quan trọng trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu.
Bảng 3.18. Nhận thức của người dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu
Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Rất quan trọng 35 19,4
Quan trọng 47 26,2
Bình thường 86 47,8
Không quan trọng 12 6,6
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Theo kết quả khảo sát, đa số hộ trồng chè chưa nhận thức được vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè, có đến 47,8% cho rằng mối liên kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
này bình thường, và 6,6% cho rằng khơng quan trọng, họ một phần vì lợi ích trước mắt bán cho người thu gom vừa không phải đi lại vừa thu được tiền ngay đối với dân trồng chè kinh tế họ vẫn còn nghèo họ rất cần tiền để lo chi phí cho gia đình cũng như chăm sóc cây chè. Nếu bán cho các doanh nghiệp thường sẽ bị nợ. Bên cạnh đó, tâm lý bán chè “được giá” là nguyên nhân cơ bản của các hộ này. Mặt khác, có 26,2% người dân cho rằng mối liên kết này là quan trọng và 19,4% cho rằng mối liên kết này là rất quan trọng, đó là các hộ đã tham gia vào các nhóm, họ được tun truyền lợi ích khi liên kết với nhau cùng sản xuất và tiêu thụ với tác nhân là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khác. Tuy nhiên, bộ phận này chưa biết bắt đầu từ đâu và làm những cơng việc gì để duy trì va phát triển mối liên kết kinh tế này. Do đó, nhận thức của người dân ảnh hưởng lớn đến liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu.
Bảng 3.19. Tỷ lệ hộ vi phạm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo trình độ văn hóa (%)
Hình thức liên kết Trình độ cấp 1 Trình độ cấp 2 Trình độ cấp 3 Liên kết chính thống 36,4 14,7 6,7 Liên kết khơng chính thống 57,1 36,4 25,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Trình độ văn hóa của chủ hộ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức của hộ về lợi ích của quan hệ liên kết. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 3 vi phạm hợp đồng trong sản xuất và tiêu thụ chè với công ty DN ở mức tương đối thấp (6,7%). Tuy nhiên tỷ lệ này đối với nhóm hộ có trình độ văn hóa thấp hơn, đặc biệt là các chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 1 là khá cao (36,4%). Nhìn chung kết quả điều tra cho thấy chủ hộ có trình độ văn hóa cao hơn thì ít vi phạm các điều khoản của hợp đồng hơn.
Bên cạnh đó điều kiện kinh tế của hộ gia đình có thể ảnh hưởng đến nhu cầu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè, và đến tình hình thực hiện hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của hộ trồng chè.
Bảng 3.20. Tỷ lệ hộ vi phạm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo điều kiện kinh tế (%)
Hình thức liên kết Hộ nghèo, cận nghèo Hộ trung bình Hộ khá Liên kết chính thống 28,6 14,3 16,7 Liên kết khơng chính thống 42,9 36,0 40,1
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Qua bảng khảo sát, ta thấy tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vi phạm các điều khoản hợp đồng chiếm khoảng 28.6%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ trung bình và khá là dưới 17%. Điều đó cho thấy yếu tố ảnh hưởng từ phía hộ dân ảnh hưởng đến các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè là rất lớn.