Quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 53 - 58)

2.3.2 .Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của liên kết

3.2. Quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện

Tam Đường tỉnh Lai Châu

3.2.1. Thực hiện Đề án phát triển cây chè giai đoạn 2015-2020

Những năm qua, công tác quy hoạch trồng, sản xuất, tiêu thụ và phát triển chè được Đảng bộ, chính quyền huyện Tam Đường quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tổng diện tích chè tồn huyện đến năm 2019 đạt 1.493,9 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 1.123 ha. Đẩy mạnh thâm canh các vùng chè tập trung đã đưa năng suất từ 51,4 tạ/ha năm 2015 lên 63,9 tạ/ha năm 2019, sản lượng năm 2019 đạt 7.175 tấn, tăng 3.239 tấn so với năm 2015. Thu nhập của nhiều hộ trồng chè đạt trên 80 triệu đồng/năm. Giai đoạn 2015-2020, tiếp tục xác định chè là cây trồng chủ lực giúp nông dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Đảng bộ, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết về phát triển và thâm canh cây chè chất lượng cao.

Tam Đường, vùng đất nổi tiếng với nhiều loại chè ngon như: Ô Long xanh, Kim Tuyên, Sencha… Những năm qua, huyện đã chỉ đạo tiến hành rà soát, căn cứ vào nhu cầu của nhân dân, định hướng phát triển sản xuất theo hướng tập trung; bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch vùng chè. Đầu tư phát triển vùng chè chất lượng cao đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thay đổi tập quán canh tác của người dân, tạo việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Giờ đây, cây chè đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình để giảm nghèo và làm giàu.

Đưa nghị quyết vào cuộc sống, huyện đã trồng mới 300ha chè tập trung, trong đó, xã Bản Bo: 200ha, Nà Tăm: 50ha, Sơn Bình: 50ha (Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 02/11/2015 của BCH Đảng bộ huyện về phát triển và thâm canh cây chè chất lượng cao, giai đoạn 2015-2020). Đồng thời khuyến khích người dân đầu tư thâm canh diện tích chè kinh doanh bằng các biện pháp như: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè và hiệu quả kinh tế. Cải tạo diện tích chè già cỗi cịn đảm bảo mật độ bằng các biện pháp như: Đốn tạo tán, đốn đau, đốn trẻ lại, làm sạch cỏ dại, cày sâu, đầu tư phân bón để tái tạo năng suất. Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp chế biến chè thông qua hợp đồng hợp tác giữa các nhà máy chế biến với nông dân trong vùng nguyên liệu.

Cùng với đó, xây dựng 34 km đường phục vụ sản xuất trên diện tích chè trồng mới, diện tích chè thâm canh nhưng chưa có đường. Tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B. Xây dựng mơ hình cơng nghệ thâm canh cao, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, kết hợp với hệ thống tưới, tạo sản phẩm chè hái vụ đông xuân; được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Để đạt được những thành tích trên là do trong thời gian qua huyện đã quan tâm một số nội dung như: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động Nhân dân về chủ trương phát triến chè của huyện; trồng và chăm sóc chè theo đúng quy trình kỹ thuật và thâm canh chè theo hướng chè sạch; tiếp tục mở rộng diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; tham gia ký hợp đồng với doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi trong vùng nguyên liệu. Chủ động sản xuất giống chè chất lượng cao tại địa phương. Đổi mới công nghệ chế biến, đặc biệt là công nghệ chế biến chè xanh cao cấp, chè Ô long, chè Sencha... Đồng thời, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Tổ chức các lớp tập huấn, tăng cường công tác khuyến nông và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, hướng dẫn cho nơng dân đầu tư, thâm canh, trồng chăm sóc, thu hái và sản xuất chè theo hướng an toàn, sạch.Với những giải pháp cụ thể, tin rằng chè Tam Đường sẽ có hướng đi đúng, ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và thế giới.

3.2.2. Quản lý hỗ trợ vốn, tín dụng cho phát triển cây chè

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển cây chè của các địa phương ngày càng được các cơ quan nhà nước và các tổ chức tín dụng chú trọng. Trong những năm gần đây, rất nhiều ngân hàng trong đó có ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng NN&PTNT…đã phối hợp với Hiệp hội chè Việt Nam ký các thỏa thuận cung cấp tín dụng với lãi suất hợp lý nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chè nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khắc phục khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra những chính sách hỗ trợ vốn vay nhằm giúp doanh nghiệp và hộ nơng dân ngành chè nói chung và huyện Tam Đường nói riêng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, trong đó nổi bật là hỗ trợ nhằm giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch thông qua Thông tư số 22/2012/TT- NHNN ngày 22/6/2012

(P.V 2012)… Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định nội dung chi, mức chi hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Quyết định số 189/2014/QĐ- UBND ngày 04/3/2014 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành cơ chế quản lý đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Nghị quyết số 84/2015/NQ-HĐND ngày 18/12/2015 của Hội đồng nhân dân huyện về việc thông qua Đề án: ‘‘Phát triển và thâm canh cây chè chất lượng cao giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn huyện Tam Đường’’. Các chính sách hỗ trợ vốn vay thơng qua nhiều kênh, đa dạng dưới nhiều hình thức, đã giúp cho các doanh nghiệp và hộ nông dân trong huyện và của xã có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát khi trồng, sản xuất chế biến và tiêu thụ chè

Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với trồng, sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè được nhà nước chú trọng quan tâm đúng mức, thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát về giống cây trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chè biến và đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Cơ cấu giống: Trong giai đoạn 2016-2019 đã sử dụng 100% giống

chè giâm cành chất lượng cao như chè Kim Tuyên, Shan trên diện tích chè trồng mới và tái canh.

- Về kỹ thuật làm đất, trồng chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh: Đã tăng

cường cán bộ kỹ thuật các phịng chun mơn của huyện xuống phối hợp với công ty, UBND các xã vùng Đề án tổ chức tập huấn hướng dẫn nhân dân làm đất, trồng, chăm sóc, đốn tỉa, phịng trừ sâu bệnh, thu hái theo quy trình kỹ thuật cho cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng cao. Nhưng hiện nay khâu sản xuất, chế biến chè của huyện đang gặp nhiều khó khăn do việc thu hái nguyên liệu không đảm bảo kỹ thuật: công tác bảo quản, chế biến chè hiệu quả chưa cao, người dân cịn bảo quản theo thói quen sản xuất cũ, chè bị dập nát và còn lẫn nhiều vật tạp. Do địa hình, giao thơng của các xã cịn nhiều khó khăn, việc vận chuyển chè từ nơi thu hái đến nơi sản xuất mất rất nhiều công sức, thời gian cũng như sản phẩm chè búp tươi bị đóng bao nén

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chặt khi vận chuyển làm chất lượng giảm sút; sản phẩm chè sau khi chế biến vị chè không được ngon, mùi không thơm và nước không được xanh như tiềm năng vốn có của sản phẩm chè.

Về việc kiểm tra, giám sát đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn và phịng Nông nghiệp trên địa bàn huyện chỉ đạo trực tiếp, quan tâm nhất là vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ trồng chè trên địa bàn các xã, tuyên truyền cho người dân về thông tin và các loại thuốc và cách sử dụng. Hiện tại thị trường thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Tam Đường rất đa dạng, thuốc bảo vệ thực vật dùng cho nhiều loại cây trồng, trong đó có chè. Kết quả điều tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các nông hộ trồng chè như sau:

Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ tại các xã, thị trấn của huyện Tam Đường

Đơn vị tính: % STT Xã, thị trấn Tỷ lệ hộ dùng thuốc BVTV không theo khuyến cáo Tỷ lệ hộ dùng thuốc BVTV an toàn theo khuyến cáo Tỷ lệ hộ dùng thuốc BVTV khơng an tồn Tỷ lệ hộ hiểu biết về các loại thuốc BVTV an toàn trong danh mục 1 Thị trấn Tam Đường 12,4 87,6 5,2 85,7 2 Xã Sùng Phài 13,3 86,7 5,7 87,6 3 Xã Nùng Nàng 21,0 79,0 15,2 60,0 4 Xã Bản Giang 15,7 84,3 5,2 88,1 5 Xã Bản Hon 10,0 90,0 8,6 82,4 6 Xã Thèn Sin 19,5 80,5 9,0 80,5 7 Xã Tả Lèng 24,8 75,2 19,5 55,7 8 Xã Hồ Thầu 20,4 79,6 10,6 89,4 9 Xã Giang Ma 18,5 81,5 23,5 76,5 10 Xã Bình Lư 15,5 84,5 17,6 82,4 11 Xã Sơn Bình 12,4 87,6 9,3 90,7 12 Xã Nà Tăm 11,7 88,3 8,8 91,2 13 Xã Bản Bo 16,8 83,2 4,0 96 14 Xã Khun Há 19,5 80,5 9,7 90,3

Một số hộ trồng chè hiện nay vẫn cịn thói quen chỉ sử dụng một vài loại thuốc tự ý kết hợp (sử dụng thuốc có giá cả phải chăng, trừ nhiều loại sâu hiệu quả nhưng hoạt chất của thuốc khó phân giải ngay ở nhiệt độ cao khi qua chế biến) đồng thời tăng liều lượng khi sử dụng, không tuân thủ thời gian cách ly, không chú ý dùng các loại thuốc được khuyến cáo dùng cho cây chè do đó hiệu quả sử dụng chưa cao đồng thời đã để lại dư lượng thuốc quá mức cho phép trên sản phẩm chè.

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng phân bón cho chè tại các vùng chè huyện Tam Đường

STT Loại phân bón Đơn vị tính TT Tam Đường Bản Hon Bản Bo Sơn Bình Tăm Bản Giang Sùng Phài I Số lần bón trong 01 năm 1 Đạm Ure (46%) Lần 3-6 3-6 2-4 4-6 3-6 3-6 2-4 2 N-P-K (5-10-3) 2-3 2-3 1-2 2-4 2-3 2-3 1-2 3 Phân hữu cơ 2-3 2-3 1-2 2-3 2-3 2-3 1-2

4 Kali 1-2 1-2 0 1-2 1-2 1-2 0

II Lượng bón cho 1 sào bắc bộ (360m2) trong 01 năm (kg)

1 Đạm Ure (46%) Kg

8-10 8-10 6-8 10-12 8-10 8-10 5-8 2 N-P-K (5-10-3) 15-20 15-20 10-15 15-25 15-20 15-20 10-15 3 Phân hữu cơ 150-200 200-250 70-80 200-250 200-250 200-250 70-80

4 Kali 3-4 3-4 0 5-6 3-4 3-4 0

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tam Đường)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)