Chi phí sản xuất và giá bán chè đen của DN qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 83)

Tính giá trị TB các DN

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

I. Tổng chi phí 1000đ 11.158.480 15.792.163 19.143.349 21.365.803 1. Chi phí biến đổi 1000đ 10.297.447 14.956.169 18.097.535 20.154.346

2. Chi phí cố định 1000đ 861.033 835.994 1.045.814 1.211.457

I. Khối lượng sản xuất kg 615.000 750.000 890.000 1.000.000

III. Giá thành sản xuất đ/kg 28.950 30.170 31.609 33.487

IV. Giá bán đ/kg 31.800 33.500 36.600 38.800

V. Chênh lệch đ/kg 2.900 3.300. 4.991 5.313

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Ngành sản xuất chè đen của DN cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng sản xuất chè đen trung bình của DN tăng từ 615 tấn năm 2016 lên 1.000 tấn năm 2019. Khối lượng chè thành phẩm tăng cao là do trong những năm gần đây khối lượng chè búp tươi DN thu mua được ngày càng tăng, nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, chế biến các chè thành phẩm ngày càng tăng. Ngành sản xuất chè đen của DN đã có sự phát triển khá nhanh nhưng không phải là ngành đem lại lợi nhuận cao. Qua nghiên cứu, chênh lệch giá bán và giá thành sản xuất chè đen của các DN chỉ khoảng 2.900

đồng/kg năm 2016, tăng lên 5.313 đồng/kg năm 2019 và tăng lên khoảng 2.413 đồng/kg năm 2019. Tuy sự chênh lệch giữa giá bán và giá thành sản xuất chè đen không cao như chè xanh nhưng mức chênh lệch ngày càng cao, thể hiện rằng chất lượng chè đen thành phẩm của các DN ngày càng cao, càng có giá trên thị trường.

3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

3.5.1. Từ phía hộ nơng dân

Chất lượng chè từ các hộ sản xuất chè có sự khác nhau, nên các hộ trồng chè thường có xu hướng bán cho người thu gom (người thu gom thường đến từng hộ gia đình) người thu gom nào trả giá cao hơn thì họ bán, hoặc là họ mang ra chợ bán, sản xuất đến đâu họ bán đến đấy (số lượng thường nhỏ <100kg). Chè của các hộ cũng chia thành nhiều lứa (do các bãi khác nhau) nên thời gian thu hoạch khơng giống nhau. Các doanh nghiệp thường có nhu cầu về sản lượng lớn nên thường mua lại của người thu gom. Những vấn đề này thuộc về nhận thức của tầm quan trọng trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.18. Nhận thức của người dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Rất quan trọng 35 19,4

Quan trọng 47 26,2

Bình thường 86 47,8

Không quan trọng 12 6,6

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Theo kết quả khảo sát, đa số hộ trồng chè chưa nhận thức được vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè, có đến 47,8% cho rằng mối liên kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

này bình thường, và 6,6% cho rằng khơng quan trọng, họ một phần vì lợi ích trước mắt bán cho người thu gom vừa không phải đi lại vừa thu được tiền ngay đối với dân trồng chè kinh tế họ vẫn còn nghèo họ rất cần tiền để lo chi phí cho gia đình cũng như chăm sóc cây chè. Nếu bán cho các doanh nghiệp thường sẽ bị nợ. Bên cạnh đó, tâm lý bán chè “được giá” là nguyên nhân cơ bản của các hộ này. Mặt khác, có 26,2% người dân cho rằng mối liên kết này là quan trọng và 19,4% cho rằng mối liên kết này là rất quan trọng, đó là các hộ đã tham gia vào các nhóm, họ được tun truyền lợi ích khi liên kết với nhau cùng sản xuất và tiêu thụ với tác nhân là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khác. Tuy nhiên, bộ phận này chưa biết bắt đầu từ đâu và làm những cơng việc gì để duy trì va phát triển mối liên kết kinh tế này. Do đó, nhận thức của người dân ảnh hưởng lớn đến liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.19. Tỷ lệ hộ vi phạm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo trình độ văn hóa (%)

Hình thức liên kết Trình độ cấp 1 Trình độ cấp 2 Trình độ cấp 3 Liên kết chính thống 36,4 14,7 6,7 Liên kết khơng chính thống 57,1 36,4 25,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Trình độ văn hóa của chủ hộ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức của hộ về lợi ích của quan hệ liên kết. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 3 vi phạm hợp đồng trong sản xuất và tiêu thụ chè với công ty DN ở mức tương đối thấp (6,7%). Tuy nhiên tỷ lệ này đối với nhóm hộ có trình độ văn hóa thấp hơn, đặc biệt là các chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 1 là khá cao (36,4%). Nhìn chung kết quả điều tra cho thấy chủ hộ có trình độ văn hóa cao hơn thì ít vi phạm các điều khoản của hợp đồng hơn.

Bên cạnh đó điều kiện kinh tế của hộ gia đình có thể ảnh hưởng đến nhu cầu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè, và đến tình hình thực hiện hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của hộ trồng chè.

Bảng 3.20. Tỷ lệ hộ vi phạm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo điều kiện kinh tế (%)

Hình thức liên kết Hộ nghèo, cận nghèo Hộ trung bình Hộ khá Liên kết chính thống 28,6 14,3 16,7 Liên kết khơng chính thống 42,9 36,0 40,1

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua bảng khảo sát, ta thấy tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vi phạm các điều khoản hợp đồng chiếm khoảng 28.6%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ trung bình và khá là dưới 17%. Điều đó cho thấy yếu tố ảnh hưởng từ phía hộ dân ảnh hưởng đến các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè là rất lớn.

3.5.2.Từ phía doanh nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp trong nước còn khá nhỏ bé, để tránh tình trạng bị lép vế, bị thua thiệt trong cạnh tranh tồn cầu thì chỉ cịn một con đường duy nhất là liên kết, các doanh nghiệp liên kết với nhau để cùng nhau phát triển. Liên kết trong làm ăn giúp nhà kinh doanh tăng lợi thế cạnh tranh ở chỗ: giảm chi phí và tối đa hố lợi nhuận, đảm bảo tăng trưởng bền vững, không bị đe dọa, tăng vị thế cạnh tranh và nâng cao năng lực quản lý tổ chức con người. Nói cách khác, liên kết trong kinh doanh là quá trình làm tăng giá trị doanh nghiệp, trên cơ sở cùng chia sẻ cơ hội và rủi ro giữa các bên. Ngoài ra, các doanh nghiệp có cùng hoạt động sản xuất kinh doanh có thể liên kết với nhau để có thể mua bán, trao đổi sản phẩm, nguyên liệu sản xuất khi thiếu. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè có thể tạo ra sức mạnh chung cho ngành chè, tạo dựng thương hiệu chè Việt Nam nói chung và thương hiệu chè cho từng doanh nghiệp nói riêng. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có một số doanh nghiệp chè tạo dựng được thương hiệu như công ty chè Tam Đường, công ty cổ phần chè Lai Châu. Các công ty này đều tổ chức thu gom, chế biến chè theo hình thức thu mua từ cơ sở thương lái trên địa bàn, đặt hàng theo mùa vụ.

Bảng 3.21. Các ưu tiên mà doanh nghiệp lựa chọn đối tác nông dân liên kết trên địa bàn nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tiêu chí Xếp hạng ưu tiên

Chọn Hợp tác xã 1

Nông dân gắn với HTX 2

Nơng dân sản xuất lâu năm có kinh nghiệm 3

Nơng dân giàu, quy mô lớn 4

Nông dân cá thể 5

Nông dân nghèo, quy mô nhỏ 6

Nơng dân mới SX chưa có kinh nghiệm 7

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Theo kết quả điều tra, cơng ty có nguyện vọng liên kết với HTX, bởi lẽ HTX có bộ máy, con dấu và tư cách pháp nhân nên chịu trách nhiệm với doanh nghiệp trước hợp đồng ký kết bằng văn bản, hơn nữa số lượng, chất lượng sản phẩm luôn ổn định ngay cả khi sản phẩm chịu rủi ro bởi thời tiết, khí hậu. Đối với các hộ nông dân cá thể, nông dân nghèo, quy mô sản xuất và tiêu thụ nhỏ, mới sản xuất chưa có kinh nghiệm thì cơng ty khó thực hiện các hoạt động liên kết do khả năng đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm thấp. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần thực hiện các hoạt động nhằm đẩy mạnh khả năng hợp tác, hay liên kết ngang giữa các hộ sản xuất, thành lập nhiều hơn nữa các Hợp tác xã trên địa bàn huyện Tam Đường.

3.5.3. Từ phía nhà nước

Để mối liên kết giữa các doanh nghiệp chè và hộ nông dân trồng chè thực sự bền vững và hiệu quả, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hộ nơng dân thì nhà chính quyền địa phương có vai trị hết sức quan trọng. Nếu các cơ quan này chủ động vào cuộc một cách tích cực để thực hiện các biện pháp như: chính sách hỗ trợ cho sản xuất, quy hoạch, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, là người trung gian liên kết, là trọng tài giải quyết các mâu thuẫn diễn ra trong quá trình liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp,... thì mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè giữa các doanh nghiệp với hộ dân trồng chè mới phát huy được hiệu quả và đem lại lợi ích cho người nơng dân, doanh nghiệp cũng như cho xã

hội. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chính quyền địa phương đóng vai trò chưa nhiều trong mối liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nơng nghiệp trong thu gom và tiêu thụ chè chưa hấp dẫn, hầu hết các hộ nông dân tự sản xuất, bán tự do còn các doanh nghiệp thu mua thông qua người thu gom nên chất lượng và số lượng chè khơng ổn định.

Bảng 3.22. Đánh giá các chính sách hỗ trợ của địa phương trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Chính sách hỗ trợ đất đai 46 25,6 Chính sách hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tín dụng 29 16,1

Chính sách hỗ trợ phương tiện sản xuất 58 32,2

Chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ chè 35 19,4

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nơng nghiệp trong thu gom và tiêu thụ chè

12 6,7

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ trồng chè cũng như của các doanh nghiệp chè, nó có vai trị để mua đầu vào khác, đầu tư mở rộng quy mơ sản xuất. Vốn lưu động có vai trị rất lớn trong q trình sản xuất của doanh nghiệp như để thanh tốn tiền mua phân bón, thuốc BVTV, trả tiền lương cho lao động,... để có một nguồn vốn, đảm bảo và chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình các hộ trồng chè và các doanh nghiệp chè cần vay vốn từ phía ngân hàng, đặc biệt là doanh nghiệp cần số lượng vốn lớn. Trên địa bàn có Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ngân hàng cho vay tín dụng với lãi suất thấp với các hộ sản xuất và các tổ chức, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển cây chè, tuy nhiên khả năng tiếp cận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

vốn của hộ sản xuất và HTX, DN rất hạn chế, chí có 16,1%, số món vay của các hộ sản xuất rất nhỏ chỉ tối đa được 50 triệu đồng/2năm. Như vậy, khả năng quay vòng vốn của các hộ cịn q khó khăn, các hộ sản xuất khó mở rộng quy mô, giống chè mới và kỹ thuật canh tác khác để cho sản lượng chè mong muốn. (Theo Quyết định số 306/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn).

Bên cạnh đó UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định 29/2016/QĐ- UBND ngày 30/08/2016 về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo đó, các chính sách hỗ trợ phương tiện sản xuất rất đơn giản như máy hái chè chỉ khoảng 5-6 triệu đồng/chiếc, máy làm cỏ chè chỉ khoảng 5-8 triệu đồng/chiếc, chỉ hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo, theo kết quả điều tra tỷ lệ này chiếm 32,2%. Chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ chè chiếm 19,4%. Như vậy, khả năng thực hiện các chính sách trên địa bàn trong hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ chè cịn hạn chế.

3.6. Phân tích SWOT về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Nhằm thấy được những cơ hội và thách thức cụ thể của huyện Tam Đường trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè, tôi sử dụng phương pháp SWOT để hình dung rõ nét nhất về bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai của huyện. Từ đó có được những giải pháp phù hợp nhằm giảm bớt những điểm yếu, những nguy cơ có thể xảy đến đối với ngành chè của huyện.

Bảng 3.23. Phân tích SWOT về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại địa bàn nghiên cứu

Điểm mạnh (S)

- Vị trí địa lý, khí hậu phù hợp với cây chè, có diện tích đất trồng chè lớn nhất của tỉnh;

- Có nhiều tác nhân tham gia vào mối liên

Điểm yếu (W)

- Đối tượng tham gia liên kết chưa được xác định rõ vai trò của “các nhà”.

SWOT

kết;

- Các mơ hình liên kết khá đa dạng, cho thấy người trồng chè có cơ hội tham gia vào các mơ hình liên kết;

- Cơ sở chế biến đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ chè nguyên liệu;

- Đã sử dụng các hợp đồng văn bản khi tham gia vào mối liên kết giữa các tác nhân; mối liên kết thể hiện theo chiều ngang (giữa các hộ, tổ hợp tác, các cơ sở chế biến, tiêu thụ), theo chiều dọc (người sản xuất, người chế biến, người tiêu thụ, người mua);

- Người dân có kinh nghiệm sản xuất, chế biến chè.

- Các hộ ký hợp đồng ở quy mô nhỏ, chủ yếu qua hợp đồng thỏa thuận miệng;

- Các hình thức, biện pháp liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến và hộ nơng dân sản xuất cịn lỏng lẻo, thiếu chế tài hữu hiệu đảm bảo tính thực thi nghiêm túc của liên kết qua hợp đồng;

- Tình trạng vi phạm hợp đồng mua, bán sản phẩm xảy ra nhiều - Liên kết giữa nhà máy chế biến và hộ trồng chè chưa chặt chẽ.

Cơ hội (O)

-Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chè có xu hướng tăng;

-Huyện đã thực hiện tốt các quy định, kế hoạch phát triển của huyện, của tỉnh và của ngành chè;

-Huyện đã tổ chức các hội thi, hội chợ và đã tham gia các hội thi hội chợ của huyện và của tỉnh để quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè;

-Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè đã chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội tốt cho ngànhchè của huyện mở rộng thị xuất khẩu.

S-O

-Đẩy mạnh mối liên kết ngang và dọc hơn, nên chú trọng vào liên kết dọc vì người trồng chè được hưởng lợi nhiều hơn từ liên kết “4 nhà”;

-Phát triển thêm các dạng sản phẩm chè, nâng cao chất lượng đáp ứng thị trường và phát triển theo chuỗi giá trị ngành hàng chè;

-Mở rộng thị trường xuất khẩu chè thành phẩm;

-Cần phát triển sản phẩm chè theo chuỗi giá trị, nâng cao lợi ích và vai trò liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm chè;

-Huyện cần đưa ra các chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia vào liên kết sản xuất

W-O

-Tăng cường sử dụng các loại hợp đồng trong liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)