Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu của đề tài

3.7.1. Kết quả đạt được

- Các hộ nông dân khi tham gia liên kết với công ty, HTX đã được hưởng những lợi ích nhất định như giá bán ổn định được ghi trong hợp đồng, đầu ra ổn định, giá bán cao hơn giá các hộ nông dân tự do, được tập huấn kỹ thuật, được cung ứng vật tư đầu vào, vay vốn sản xuất...

- Khi công ty, HTX ký hợp đồng với các hộ nông dân về việc cung ứng chè búp tươi cho công ty, công ty đã có một vùng nguyên liệu tương đối ổn

định, từ đó công ty sẽ có kế hoạch sản xuất dài hạn, đủ nguyên liệu để sản xuất chè thành phẩm cung cấp cho các đối tác làm ăn khác.

- Thực hiện hợp đồng liên kết với hộ nông dân (bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân) sẽ bảo vệ quyền lợi của các hộ nông dân, các hộ nông dân sản xuất ra không lo sản phẩm của mình không bán được, không xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau, công ty, HTX sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất do có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng chè nguyên liệu đảm bảo, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Các mô hình liên kết khá đa dạng, cho thấy người trồng chè có cơ hội tham gia vào các mô hình liên kết; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè đã từng bước giải quyết một số khó khăn, khuyến khích sản xuất phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, giải quyết một phần bức xúc của nông dân, nhất là về tiêu thụ chè đến thị trường mới.

- Trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở chế biến, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ chè nguyên liệu, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá gắn với chế biến và tiêu thụ; tăng cường sự gắn bó và hiểu biết giữa nông dân trong huyện với doanh nghiệp chế biến, và ”các nhà” khác. - Đã sử dụng các hợp đồng văn bản khi tham gia vào mối liên kết giữa các tác nhân; mối liên kết thể hiện theo chiều ngang (giữa các hộ, các cơ sở chế biến, tiêu thụ), theo chiều dọc (người sản xuất, người chế biến, người tiêu thụ, người mua).

- Lãnh đạo huyện, tỉnh và các ngành chuyên môn đã quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè; xác định được vị trí của ngành chè, xây dựng Đề án phát triển ngành chè của huyện giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)