5. Kết cấu của đề tài
3.5.3. Từ phía nhà nước
Để mối liên kết giữa các doanh nghiệp chè và hộ nông dân trồng chè thực sự bền vững và hiệu quả, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hộ nông dân thì nhà chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng. Nếu các cơ quan này chủ động vào cuộc một cách tích cực để thực hiện các biện pháp như: chính sách hỗ trợ cho sản xuất, quy hoạch, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, là người trung gian liên kết, là trọng tài giải quyết các mâu thuẫn diễn ra trong quá trình liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp,... thì mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè giữa các doanh nghiệp với hộ dân trồng chè mới phát huy được hiệu quả và đem lại lợi ích cho người nông dân, doanh nghiệp cũng như cho xã
hội. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chính quyền địa phương đóng vai trò chưa nhiều trong mối liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp trong thu gom và tiêu thụ chè chưa hấp dẫn, hầu hết các hộ nông dân tự sản xuất, bán tự do còn các doanh nghiệp thu mua thông qua người thu gom nên chất lượng và số lượng chè không ổn định.
Bảng 3.22. Đánh giá các chính sách hỗ trợ của địa phương trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu
Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Chính sách hỗ trợ đất đai 46 25,6 Chính sách hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tín dụng 29 16,1
Chính sách hỗ trợ phương tiện sản xuất 58 32,2
Chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ chè 35 19,4
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp trong thu gom và tiêu thụ chè
12 6,7
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ trồng chè cũng như của các doanh nghiệp chè, nó có vai trò để mua đầu vào khác, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Vốn lưu động có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp như để thanh toán tiền mua phân bón, thuốc BVTV, trả tiền lương cho lao động,... để có một nguồn vốn, đảm bảo và chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình các hộ trồng chè và các doanh nghiệp chè cần vay vốn từ phía ngân hàng, đặc biệt là doanh nghiệp cần số lượng vốn lớn. Trên địa bàn có Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ngân hàng cho vay tín dụng với lãi suất thấp với các hộ sản xuất và các tổ chức, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển cây chè, tuy nhiên khả năng tiếp cận
vốn của hộ sản xuất và HTX, DN rất hạn chế, chí có 16,1%, số món vay của các hộ sản xuất rất nhỏ chỉ tối đa được 50 triệu đồng/2năm. Như vậy, khả năng quay vòng vốn của các hộ còn quá khó khăn, các hộ sản xuất khó mở rộng quy mô, giống chè mới và kỹ thuật canh tác khác để cho sản lượng chè mong muốn. (Theo Quyết định số 306/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn).
Bên cạnh đó UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định 29/2016/QĐ- UBND ngày 30/08/2016 về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo đó, các chính sách hỗ trợ phương tiện sản xuất rất đơn giản như máy hái chè chỉ khoảng 5-6 triệu đồng/chiếc, máy làm cỏ chè chỉ khoảng 5-8 triệu đồng/chiếc, chỉ hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo, theo kết quả điều tra tỷ lệ này chiếm 32,2%. Chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ chè chiếm 19,4%. Như vậy, khả năng thực hiện các chính sách trên địa bàn trong hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ chè còn hạn chế.
3.6. Phân tích SWOT về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Nhằm thấy được những cơ hội và thách thức cụ thể của huyện Tam Đường trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè, tôi sử dụng phương pháp SWOT để hình dung rõ nét nhất về bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai của huyện. Từ đó có được những giải pháp phù hợp nhằm giảm bớt những điểm yếu, những nguy cơ có thể xảy đến đối với ngành chè của huyện.
Bảng 3.23. Phân tích SWOT về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại địa bàn nghiên cứu
Điểm mạnh (S)
- Vị trí địa lý, khí hậu phù hợp với cây chè, có diện tích đất trồng chè lớn nhất của tỉnh;
- Có nhiều tác nhân tham gia vào mối liên
Điểm yếu (W)
- Đối tượng tham gia liên kết chưa được xác định rõ vai trò của “các nhà”.
SWOT
kết;
- Các mô hình liên kết khá đa dạng, cho thấy người trồng chè có cơ hội tham gia vào các mô hình liên kết;
- Cơ sở chế biến đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ chè nguyên liệu;
- Đã sử dụng các hợp đồng văn bản khi tham gia vào mối liên kết giữa các tác nhân; mối liên kết thể hiện theo chiều ngang (giữa các hộ, tổ hợp tác, các cơ sở chế biến, tiêu thụ), theo chiều dọc (người sản xuất, người chế biến, người tiêu thụ, người mua);
- Người dân có kinh nghiệm sản xuất, chế biến chè.
- Các hộ ký hợp đồng ở quy mô nhỏ, chủ yếu qua hợp đồng thỏa thuận miệng;
- Các hình thức, biện pháp liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu chế tài hữu hiệu đảm bảo tính thực thi nghiêm túc của liên kết qua hợp đồng;
- Tình trạng vi phạm hợp đồng mua, bán sản phẩm xảy ra nhiều - Liên kết giữa nhà máy chế biến và hộ trồng chè chưa chặt chẽ.
Cơ hội (O)
-Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chè có xu hướng tăng;
-Huyện đã thực hiện tốt các quy định, kế hoạch phát triển của huyện, của tỉnh và của ngành chè;
-Huyện đã tổ chức các hội thi, hội chợ và đã tham gia các hội thi hội chợ của huyện và của tỉnh để quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè;
-Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè đã chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội tốt cho ngànhchè của huyện mở rộng thị xuất khẩu.
S-O
-Đẩy mạnh mối liên kết ngang và dọc hơn, nên chú trọng vào liên kết dọc vì người trồng chè được hưởng lợi nhiều hơn từ liên kết “4 nhà”;
-Phát triển thêm các dạng sản phẩm chè, nâng cao chất lượng đáp ứng thị trường và phát triển theo chuỗi giá trị ngành hàng chè;
-Mở rộng thị trường xuất khẩu chè thành phẩm;
-Cần phát triển sản phẩm chè theo chuỗi giá trị, nâng cao lợi ích và vai trò liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm chè;
-Huyện cần đưa ra các chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia vào liên kết sản xuất
W-O
-Tăng cường sử dụng các loại hợp đồng trong liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là hợp đồng văn bản;
-Huyện cần tổ chức và triển khai thường xuyên các doanh nghiệp và các hộ chế biến và sản xuất về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm;
-Cải thiện môi trường đầu tư nông nghiệp của huyện: hạ tầng, nguồn vốn, nhân lực,… -Xây dựng các vùng chè trọng điểm có ứng dụng KHCN trong sản xuất và chế biến.
và tiêu thụ sản phẩm chè: chính sách tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đất đai,…
Thách thức (T)
-Thị trường tiêu thụ yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm chè;
-Đa số các vùng chè của huyện chưa có thương hiệu. -Diễn biến thị trường khó khăn do nhu cầu cạnh tranh giữa các quốc gia hoặc các sản phẩm trong nước;
-Giá cả thị trường không ổn định;
-Diễn biến thời tiết phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
S-T
- Quy hoạch thêm các vùng chè đặc sản, vùng chè chuyên canh, vùng chè sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP;
- Xây dựng nhãn hiệu tập thể hoặc thương hiệu chè riêng cho huyện;
- Phân nhóm chất lượng và giá cả sản phẩm chè theo vùng chè riêng;
-Tăng cường công tác xúc tiến thị trường nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm;
-Tăng tính chặt chẽ của các mô hình liên kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia.
W-T
-Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sản phẩm chè sang thị trường mới;
-Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong mối liên kết “4 nhà”;
-Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ trong sản xuất và chế biến nhằm đưa ra sản phẩm chất lượng, an toàn cho thị trường;
-Tăng tính chặt chẽ của các mô hình liên kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)