Lý do hộ không muốn tham gia liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 81 - 83)

ĐVT: %

Lý do Tỷ lệ

1. Lý do không tham gia liên kết

- Nhận thức về liên kết trong sản xuất 5,6

- Điều kiện không cho phép 11,7

- Không muốn ràng buộc khi liên kết: trách nhiệm, sản phẩm, giá 58,8

- Khơng muốn tham gia liên kết vì khơng thấy lợi ích 23,9

2. Lý do hộ không muốn tham gia liên kết nữa

- Sự ràng buộc trong hợp đồng về giá, khối lượng giao khoán 60,5

- Giá ký hợp đồng không điều chỉnh nhanh theo giá thị trường 40,2

- Thanh toán chậm trễ 90,5

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua số liệu điều tra, ta thấy hộ không tham gia liên kết với công ty, HTX chủ yếu là không muốn ràng buộc với công ty về giá bán, khối lượng

sản phẩm phải cung cấp cho công ty, HTX và có trách nhiệm với sản phẩm chè của mình. Các hộ đã liên kết với cơng ty, HTX thì khơng muốn liên kết với cơng ty, HTX nữa là do việc thanh toán chậm trễ của DN, sự ràng buộc, giao khoán khối lượng sản phẩm của công ty, giá cả điều chỉnh theo giá thị trường khi giá thị trường có biến động. Trong đó có trên 90% hộ trả lời, không muốn liên kết với cơng ty nữa là do việc thanh tốn trậm chễ tiền hàng cho hộ nông dân.

3.4.4.2. Đối với cơng ty, HTX thu mua chè

Thực hiện các hình thức liên kết trong việc thu mua chè như hiện nay của DN đã phần nào góp phần cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, chế biến chè của DN. Việc mua chè từ các nguồn khác nhau, góp phần cung cấp nguyên liệu cho DN, khi không thể tiến hành mua từ đối tượng này thì vẫn cịn có đối tượng khác cung cấp nguyên liệu cho DN. Tỷ lệ thu mua chè từ các nguồn của công ty, HTX chè được thể hiện qua sơ đồ sau:

Tính % trung bình

45,6% 20,1% 28,6 5,7%

Sơ đồ 3.5. Tỷ lệ thu mua chè qua các hình thức liên kết của DN

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua sơ đồ, ta thấy nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho DN là từ các hộ trồng chè ký hợp đồng chính thống với DN (chiếm khoảng 45% tổng khối lượng nguyên liệu thu mua của DN); nguồn cung cấp nguyên liệu lớn

Hộ ký HĐ chính thống Hộ ký HĐ phi chính thống Hộ thu gom Hộ tự do DN

Công ty chè Tam Đường, Shan Trúc Thanh và HTX Quyết Tiến, Bản Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thứ 2 cho DN là từ các hộ thu gom (khoảng 28%); sau đó đến hộ nơng dân ký hợp đồng phi chính thống (khoảng 20%), thấp nhất là nguồn mua tự do từ các hộ nông dân (chiếm khoảng 5%). Đây là tỷ lệ khá lý tưởng, nó góp phần ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho DN. Trong thời gian tới, nếu DN tăng được tỷ lệ thu mua chè thông qua hợp đồng chính thống sẽ góp phần xây dựng được một vùng nguyên liệu ổn định, bền vững và lâu dài cho DN, từ đó DN có thể xây dựng kế hoạch sản xuất một cách ổn định và giảm thiểu được tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)