Những bài học kinh nghiệm về liên kết trong sản xuất và tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 36)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm về liên kết trong sản xuất và tiêu

Một là, tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo thực hiện theo Đề án quy hoạch phát triển cây chè, không để tình trạng phát triển tự phát làm giảm chất lượng ảnh hưởng đến thương hiệu chè Tam Đường, đa dạng hóa các loại hình liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời phải nghiên cứu kỹ các văn bản của Trung ương, tỉnh, các chính sách đầu tư, từ đó xây dựng Nghị quyết, chương trình, kế hoạch, các văn bản triển khai và tổ chức thực hiện phù hợp, sát với thực tế.

Hai là, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX, doanh nghiệp tư

nhân, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn tham gia vào thu mua các sản phẩm đầu ra cho nông dân nhằm tạo nguồn đầu ra ổn định cho người sản xuất và nguồn đầu vào ổn định cho các doanh nghiệp chế biến. Chấm dứt tình trạng doanh nghiệp sản xuất nông sản mà không có vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, nguyên liệu không có chất lượng và không thiết bị chế biến hiện đại. Vùng quy hoạch nguyên liệu cũng là vùng thành lập HTX, công ty, trang trại sản xuất tập trung một loại nguyên liệu, theo quy trình đạt chất lượng VietGAP hoặc GlobalGAP. Xây dựng các mối liên kết ngang (nông dân với nông dân) để thực hiện hành động tập thể và liên kết dọc (nông dân với doanh nghiệp) để xây dựng kênh phân phối mới của các tác nhân trong chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng, cùng có lợi.

Ba là, nông dân phải tổ chức được "hành động tập thể" theo quy trình

sản xuất chung theo từng vùng sản xuất chè. Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nông dân được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, HTX, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng hóa… Hàng hóa nông sản cần được xác định rõ về số lượng, chất lượng đối với từng thị trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng; xác định rõ chất lượng và số lượng sản phẩm nông sản trong sản xuất. Yêu cầu chất lượng

của thị trường phải làm căn cứ cơ bản để xây dựng quy trình kỹ thuật cho các mô hình liên kết.

Bốn là, tăng cường chỉ đạo tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ, coi trọng việc liên doanh, liên kết và có cơ chế hợp tác thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp, có sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cơ sở; khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là vai trò của nhà doanh nghiệp trong việc liên kết bốn nhà. Tiếp tục nghiên cứu tái cơ cấu ngành hàng chè, trong đó hết sức chú ý đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường liên kết, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; trồng cây che bóng, sử dụng máy hái chè đúng kỹ thuật, sản xuất theo hướng an toàn đảm bảo phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè. Tạo điều kiện liên kết tốt vững chắc giữa 4 nhà. Phân vùng sản xuất chè, quan tâm doanh nghiệp, HTX hiện có tại huyện Tam Đường.

Năm là, áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ sản xuất

nguyên liệu đến công nghệ chế biến để đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Chú trọng đầu tư thâm canh cải tạo và chế biến: vay vốn theo các nguồn vay của ngân hàng chính sách huyện cho hộ nghèo. Vay phân bón trả chậm, tranh thủ nguồn khuyến công đầu tư tại chỗ khuyến khích các hộ vay ưu đãi để xây dựng các xưởng chè chế biến mi ni tại các thôn bản xa nơi trung tâm để nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Huyện cần có chính sách hỗ trợ các tác nhân trong liên kết về chính sách đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, tín dụng…, thay đổi môi trường đầu tư để thu hút nhiều doanh nghiệp nông nghiệp tham gia vào mối liên kết hơn.

Sáu là, trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có sự vào cuộc của cả

trách nhiệm cho Ban chỉ đạo và các đoàn thể xuống cơ sở để nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, sâu sát với người dân ở vùng chè, lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân, đề ra các giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu như thế nào?

- Những thành công, hạn chế và nhân tố nào ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu?

- Giải pháp nào nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu trong tương lai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

* Nguồn thông tin thứ cấp

Là phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu đã được công bố của các cơ quan, các trường đại học, các tạp chí và báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước…Phương pháp này được dùng để thu thập thông tin về lý luận và thực tiễn của vấn đề sản xuất kinh doanh chè, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh chè…Các tài liệu và số liệu được thu thập chủ yếu ở phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Đường và kinh nghiệm của một số huyện liên quan trên cả nước và công ty chè Tam Đường, công ty chè Shan Chúc Thanh, HTX Quyết Tiến, HTX Bản Giang, liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh chè tại huyện.

* Tiến hành thu thập:

- Tác giả sẽ trực tiếp đến các cơ quan nhà nước, công ty, HTX có liên quan để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện

thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của huyện Tam Đường và tỉnh Lai Châu.

- Tác giả thu thập thông tin liên quan đến chi phí cho quá trình tạo ra chè thành phẩm, những khó khăn chủ yếu, tồn tại trong quá trình sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX. Nguyên nhân, biện pháp cần để tăng cường liên kết giữa người nông dân trồng chè, doanh nghiệp, nhà khoa học để khắc phục những tồn tại nhằm đưa vùng chè của huyện ngày càng đạt hiệu quả cao.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Các thông tin và số liệu sơ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua một số phương pháp chủ yếu bao gồm thảo luận nhóm, điều tra phỏng vấn trực tiếp, phương pháp chuyên gia.

- Thảo luận nhóm: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập các thông tin chung về các nội dung liên kết, tình hình thực hiện liên kết, những thuận lợi khó khăn trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân hiện nay. Nhóm thảo luận bao gồm nhóm hộ nông dân, nhóm cán bộ địa phương, các cá nhân và đại diện tổ chức tham gia liên kết tiêu thụ nông sản của hộ.

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân: Khoảng 60-90 hộ nông dân trong mỗi hình thức liên kết được lựa chọn để điều tra phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập các số liệu về tình hình cơ bản của hộ, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè được nghiên cứu, tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của hộ, ý kiến đánh giá của hộ về các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của hộ, ý kiến đề xuất của hộ nhằm tăng cường các giải pháp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè.

Bảng 2.1. Số hộ điều tra trong mỗi hình thức liên kết

Các hình thức liên kết Số hộ điều tra Địa điểm điều tra

1. Hình thức liên kết thông qua hợp đồng (chính thống)

60 hộ nông dân liên kết với Công ty chè Tam Đường và Công ty chè Shan Trúc Thanh

Xã Bản Bo và xã Bản Giang

2. Hình thức liên kết thông qua hợp đồng miệng (phi chính thống)

60 hộ dân liên kết với công ty thông

qua HTX Xã Bản Giang và xã

Sơn Bình

3. Hình thức liên kết tự do

20 hộ dân thuộc vùng thu mua của Công ty chè Tam Đường và HTX Bản Giang, 20 hộ dân thuộc vùng thu mua của Công ty Shan Trúc Thanh và HTX Quyết Tiến, 20 hộ dân thuộc vùng thu mua của HTX Bản Giang và Quyết Tiến

Xã Bản Bo, xã Bản Giang và Sơn Bình

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên gia và các cán bộ lãnh đạo của DN, cán bộ chuyên môn ở địa phương về thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của huyện hiện nay, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trong thời gian tới.

- Địa điểm điều tra: Tác giả điều tra tiến hành chọn ra 3 xã đại diện có trên 85% hộ nông dân tham gia sản xuất chè tại huyện gồm các xã: Bản Bo, Bản Giang và Sơn Bình.

- Cách thức chọn mẫu điều tra: Tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, lựa chọn điều tra 180 phiếu. Số phiếu được phân bổ ở xã Bản Bo 60 phiếu, Bản Giang 60 phiếu, Sơn Bình 60 phiếu, trong mỗi xã chọn 3 bản, mỗi bản 20 phiếu. Bên cạnh đó, tác giả chọn 2 doanh nghiệp và 2 HTX chè, các doanh nghiệp và HTX này chủ yếu chế biến chè, thuộc tác nhân liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện để tiến hành điều tra.

Căn cứ lựa chọn: Tác giả lựa chọn 3 xã Bản Bo, Bản Giang và Sơn Bình là 3 xã có vùng chè trọng điểm của huyện chia làm 3 khu vực có điều kiện kinh tế thuận lợi, trung bình và khó khăn. Một doanh nghiệp chè trên địa bàn thị trấn, 01 doanh nghiệp tại vùng thuận lợi và 01 HTX ở địa bàn trung bình và 01 HTX ở vùng khó khăn. Đối với 180 phiếu phỏng vấn tác giả chia đều cho các xã ở 3 vùng để có kết quả tổng quát và khách quan nhất.

- Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

+ Phần 1: Thông tin chung. Phần này mô tả thông tin như họ và tên, tuổi, nhân khẩu, lao động chính, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, khả năng canh tác, sản xuất và tiêu thụ chè,….

+ Phần 2: Nội dung khảo sát. Phần này được thiết kế nhằm thu thập thông tin về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở các xã nghiên cứu.

- Cách thức triển khai điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này được kiểm chứng thông qua tìm hiểu và quan sát trực tiếp tình hình địa phương.

+ Phương pháp quan sát: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh chè như các khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bán ra thị trường…Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác.

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn: Được sử dụng để lựa chọn thôn điều tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại các hộ nông dân ở nơi điều tra.

+ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân:

Trực tiếp xúc với các hộ nông dân, tiến hành phỏng vấn và sử dụng một số công cụ nhằm thu được các thông tin cụ thể về tình hình sản xuất và kinh doanh chè, nắm bắt được những khó khăn và nhu cầu của người dân.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp

- Luận văn sử dụng phần mềm Eview, Excel làm công cụ tổng hợp. - Các số liệu sau khi xử lý, tổng hợp được trình bày trên bảng thống kê sơ đồ thống kê và biểu đồ thống kê

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin * Phương pháp phân tổ

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích và tổng hợp

Được dùng để phân tích từng vấn đề của đối tượng nghiên cứu như là về vấn đề sản xuất, chế biến, tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh… Như vậy phương pháp này sẽ giúp ta đi sâu phân tích nhìn nhận và nắm bắt cụ thể từng vấn đề riêng lẻ của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng kết lại những nhận xét, nhận định khái quát nhất của từng vấn đề, là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX tại huyện Tam Đường.

* Phương pháp so sánh

Tiến hành so sánh các chỉ tiêu phân tích theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo các vùng miền, quốc gia… để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu đó, phản ánh chân thực hiện trạng các vấn đề được nghiên cứu,

giúp cho việc phân tích, tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu chính xác. Từ đó giúp phản ánh đúng và khách quan các nội dung tình hình sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân.

* Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT là việc phân tích các điểm mạnh (Strenghts), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) trong các mối liên kết với hộ nông dân. Tôi sử dụng SWOT để đánh giá liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu về ưu điểm, nhược điểm và đánh giá những cơ hội và thách thức, và từ đó làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại địa bàn nghiên cứu.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mối liên kết

- Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp chế biến - Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với HTX

- Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với người thu gom - Khối lượng vật tư được hỗ trợ thông qua liên kết - Khối lượng nông sản tiêu thụ thông qua liên kết - Giá bán sản phẩm thông qua liên kết

- Tỷ lệ hộ vi phạm nội dung liên kết

- Tỷ lệ hộ đánh giá về các nội dung liên kết theo các mức độ khác nhau

2.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của liên kết

- Tổng giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất.

n

GO = ∑Gi x PI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)