Các hoạt động của liên kết thông qua hộ thu gom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 67 - 70)

Các bước hình thành liên kết: Từ phía cơng ty:

Bước 1: Cơng ty tìm và liên hệ với các hộ thu gom chè nguyên liệu hoặc hộ thu gom chủ động tìm đến cơng ty.

Bước 2: Nhập hàng của hộ thu gom về thử từ 1 – 3 lần.

Bước 3: Sau khi thấy hộ đảm bảo được chất lượng và số lượng nguồn hàng thì cơng ty sẽ lấy hàng của hộ thu gom thường xuyên bằng hợp đồng miệng. Các hộ thu gom thường là người dân tại địa bàn nên quen thuộc với các hộ trồng chè, các hộ này có mối quan hệ người cùng làng, người cùng một dòng họ, cùng dân tộc nên thường liên kết với nhau thông qua hợp đồng miệng. Để nâng cao số lượng chè thu mua được hộ thường cân tại đồi chè, với những hộ không quen đểtạo được mối hàng sau một thời gian quen biết thì lại ký hợp đồng miệng với hộ trồng chè đó.

* Tác nhân tham gia mối liên kết này

Cơng ty có quy định đối tượng là các hộ thu gom phải đạt được những tiêu chuẩn:

Các hộ thu gom phải đạt được sản lượng thu mua 500 kg chè búp tươi trở lên. Có kinh nghiệm nhiều năm trong thu mua chè nguyên liệu, được hộ nông dân tin tưởng.

Hộ thu gom phải là những hộ có uy tín trong vùng có khả năng thu mua được số lượng chè nguyên liệu lớn đảm bảo được chất lượng nguồn hàng và cung cấp được thường xuyên chè nguyên liệu cho công ty.

Hộ thu gom không phân biệt các hộ sản xuất bán chè nguyên liệu cho mình. Các hộ bán chè búp tươi cho hộ thu gom có thể là các hộ khơng liên kết với ai hoặc các hộ đã có liên kết với cơng ty nhằm đem bán sản phẩm ra ngồi để khỏi bị cơng ty trừ nợ.

* Phương thức thu mua, giá thu mua và phương thức thanh tốn

Cơng ty cho xe xuống hộ thu gom để mua và chở chè búp tươi về công ty. Nếu một xã có từ hai hộ thu gom trở lên thì các hộ này tập trung chè búp tươi tại một nơi giao thông thuận tiện, hoặc địa điểm thu mua của công ty đểthuận tiện cho việc vận chuyển chè búp tươi. Đối với những lần thu mua đầu tiên công ty sẽ cân và kiểm tra chất lượng chè búp tươi tại chỗ, khi đã có mối quen biết lâu dài thì cơng ty sẽ khơng có khâu này. Giá thu mua chè nguyên liệu của công ty với hộ nông dân bằng với giá thu mua công ty thu mua của hộ nông dân ký hợp đồng với công ty. Khi cân của hộ thu gom 10 lần thì cơng ty sẽ thanh tốn 1 lần bằng tiền mặt.

Các hộ nông dân sẽ mang chè búp tươi đến tận hộ thu gom bán hoặc các hộ có đã quen biết và có nguồn hàng lớn thì hộ thu gom sẽ thu mua tại đồi chè. Giá thu mua của các hộ thu gom với hộ nông dân thường bằng hoặc thấp hơn giá của công ty thu mua.

* Quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia liên kết

Với cơng ty, HTX có trách nhiệm thu mua đúng số lượng chè búp tươi đã thơng báo với hộ thu gom, thanh tốn tiền đúng thời hạn cho các hộ thu gom. Về phía hộ thu gom: có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật từng loại chè bán cho cơng ty, thanh tốn tiền ngay cho hộ nông dân sau khi bán chè búp tươi cho hộ thu gom.

Về phía hộ nơng dân khi tham gia liên kết bằng hợp đồng miệng phải đảm bảo được quy trình chăm sóc, thu hái chè búp tươi và được thanh toán ngay sau khi bán chè cho hộ thu gom.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nếu trong quá trình liên kết bằng hợp đồng miệng công ty muốn thu mua chè nguyên liệu đảm bảo chất lượng có thể cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè cho hộ thu gom để hộ chuyển cho hộ nông dân trồng chè, và phổ biến kỹ thuật đến hộ nông dân hoặc công ty tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc thu hái chè cho nông dân tại nhà hộ thu gom, hội trường UBND xã, nhà văn hóa thơn, hoặc một số địa điểm do hộ thu gom tổ chức và thông báo để các hộ nông dân khác đến học.

3.4.3. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Đường, tỉnh Lai Châu

3.4.3.1. Phương thức liên kết

a) Đối với liên kết ngang

* Mơ hình liên kết giữa các hộ trồng chè với nhau:

Liên kết giữa các nhóm hộ với nhóm hộ; liên kết giữa nhóm hộ với HTX tạo quy mô lớn hơn trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật, giá bán đồng nhất, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất,... Hình thức này tương đối đa dạng trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện.

Trao đổi KHKT, kinh nghiệm....

Hỗ trợ vật tư, thống nhất thời gian

hái, giá bán, nơi bán, hình thức bán...

- Thành lập nhóm trưởng - Hỗ trợ vật tư

- Trao đổi kinh nghiệm, khoa học

HT kỹ thuật, chăm sóc chè - Thống nhất giá bán, cung cấp Nhóm 25 hộ tại bản Đơng Phong, xã Bản Bo Nhóm 20 hộ bản Cị Nọt Thái xã Sơn Bình Nhóm 12 hộ Sin Chải xã Bản Giang Nhóm 10 hộ bản Nà Cơ xã Bản Giang

cho DN, HTX, địa điểm, hình thức... - Hỗ trợ vốn trong sản xuất...

- Thống nhất thời gian thu hái.

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)