Đặc điểm của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 48 - 53)

2.3.2 .Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của liên kết

3.1. Đặc điểm của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Tam Đường nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Lai Châu, với tổng diện tích tự nhiên là: 68.736,97 ha, tọa độ địa lý từ 220 10’ đến 220 30’ độ vĩ bắc, 1030 18’ đến 1030 46’ độ kinh đơng.

- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai; - Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thị xã Lai Châu;

- Phía Đơng giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai;

- Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Than Uyên.

Với lợi thế nằm trên chuỗi đô thị biên giới vùng Tây Bắc (theo quy hoạch của Bộ Xây dựng) là (hạt nhân) phát triển của “Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32; 4D” là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, là cầu nối các tua du lịch Sa Pa - Lai Châu - Sìn Hồ, Sa Pa - Ma Lù Thàng, Sa Pa - Tam Đường - Điện Biên…

Huyện Tam Đường có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon, Thèn Sin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há và thị trấn Tam Đường.

3.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng

Tam đường là huyện có địa hình phức tạp được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ cao từ 600 - 1.200 m so với mực nước biển; Phía Đơng là dãy Hồng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phanxipăng cao 3.143 m, phía Đơng là dãy Pu Sam Cáp kéo dài khoảng 60 km, xen kẽ những dãy núi cao là các thung lũng và sơng suối...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Thung lũng Tam Đường - Bản Giang: 3500 ha, dốc thoải đều từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 900m.

- Thung lũng Tam Đường - Thèn Sin chạy dài theo suối Nậm So: 500 ha. - Thung lũng Bình Lư - Nà Tăm - Bản Bo: 1.800 ha, độ cao 600 - 800 m. Đây là các vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, vùng trọng điểm về cây lương thực, cây cơng nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn * Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 - 9, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 75 - 80% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ 1.800 - 2.000 mm/năm, cao nhất 2.500 mm/năm, xuất hiện mưa đá, trung bình 1,6 lần/năm.

Mùa khơ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khơ hanh, ít mưa, lạnh và thường xuất hiện sương mù, sương muối vào tháng 12, 1 ở vùng cao như: Đèo Sa pa, đèo Giang Ma…

Biên độ dao động nhiệt khá mạnh, trung bình khoảng 8 - 90C, vào mùa Đơng lên tới 9 - 100C, có nơi 11- 120C. Tuy nhiên, ở một số nơI có độ cao trên 1.000 m, trị số biên độ ngày đêm giảm, trung bình khoảng 7 - 80C, vào mùa Đông nhiệt độ khoảng 8 - 90. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 260C, nhiệt độ cao nhất 350 độ C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0 độ C.

- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình năm từ 2.100 - 2.300 giờ/năm. - Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 56% - Hướng gió: hướng gió chính là hướng Đơng Nam, tốc độ gió trung bình từ 1-2m/s, trong cơn giơng có thể đạt từ 30-40m/s.

- Bốc hơi: lượng bốc hơi nước trung bình năm là 889,6mm

- Giông thường xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5 kèm theo gió xốy.

* Thủy văn:

Hệ thống sông suối phân bổ tương đối đều với 2 hệ thống sơng suối chính: - Sơng Nậm Mu: Chảy qua Nà Tăm, Bản Bo được hình thành từ 4 con suối chính: Suối Nậm Giê từ đỉnh SaPa, suối Nà Đa từ Hồ Thầu, suối Nậm

Đích từ Khun Há, suối Nậm Mu từ Bản Hon, đây là các con suối đầu nguồn sông Đà, cung cấp nước chủ yếu cho thủy điện Bản Chát, thủy điện Huội Quảng và thủy điện Sơn La.

- Suối Nậm So từ Tả Lèng qua xã San Thàng (thị xã Lai Châu), xã Thèn Sin hồ vào dịng Nậm Na. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho khu vực đô thị thị xã Lai Châu và cho các xã lân cận. Do địa hình huyện tương đối phức tạp, các con sơng có độ dốc lớn nên có nhiều khả năng xây dựng các trạm thủy điện nhỏ và vừa.

Theo đánh giá, khu vực huyện Tam Đường có tầng đá vôi Điệp Đồng Giao hay gặp các hang động Castơ, nguồn nước ngầm tương đối phong phú, tuy nhiên chưa có kết quả thăm dò trữ lượng cụ thể nên việc khai thác còn hạn chế.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

Huyện Tam Đường có 57.190 nhân khẩu, với 12.062 hộ, trong đó dân số khu đơ thị có 5.115 người, chiếm 8,9% dân số tồn huyện, dân số nơng thơn có 52.075 người, chiếm 91,1% dân số tồn huyện và có quy mô hộ là 4,74 người/hộ, mật độ dân số bình quân 58 người/km2. Nữ giới chiến 51%, nam giới chiếm 49%. Huyện Tam Đường có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm đa số, trên 84%, đời sống của các dân tộc cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao.

Bảng 3.1. Thống kê dân số huyện Tam Đường giai đoạn 2016-2019

Năm Dân số trung bình (người) Số người trong độ tuổi lao động (người) Chia theo giới tính Chia theo thành thị, nơng thơn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2016 54.951 32.800 27.304 27.647 4.500 28.300 2017 55.949 34.190 27.907 28.045 5.010 29.180 2018 56.998 35.560 28.418 28.580 5.100 30.460 2019 57.190 36.875 28.566 28.624 5.195 28.300

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Đường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng, dân cư huyện Tam Đường vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn. Tuy nhiên, chúng ta thấy huyện Tam Đường có mức độ đơ thị hóa khá nhanh, mặc dù vậy Tam Đường vẫn là một huyện có dân số ở khu vực nơng thơn lớn và sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu chủ yếu của các hộ dân tại khu vực nông thôn.

Nguồn lao động của huyện Tam Đường khá dồi dào, chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2019 đạt 64,4% tương đương 36.875 người trong tổng dân số của huyện, đây là cơ hội để huyện tận dụng lực lượng lao động và dân cư này cho quá trình phát triển, đặc biệt trong giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như q trình phát triển nơng nghiệp của huyện Tam Đường. Trong giai đoạn 2015-2020, cơ cấu lực lượng lao động trong các thành phần kinh tế có sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, xây dựng thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch chưa mạnh mẽ, chưa tạo được sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động trong các lĩnh vực kinh tế của huyện trong cả giai đoạn.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Giao thơng, kết cầu hạ tầng: Huyện Tam Đường có gần 30 km đường

Quốc lộ 2 chạy qua địa phận huyện, tạo điều kiện cho thông thương và giao lưu hàng hoá với các vùng miền. Các xã, thị trấn đều có đường ơtơ về đến trung tâm và trên 90 % thơn có đường ơ tơ đến trung tâm.

- Thuỷ lợi: Có gần 30 đập, trên 600 km kênh mương các loại trong đó kênh xây 450 km. Diện tích lúa được tưới vụ đông xuân 1700ha, vụ mùa 3600ha.

- Điện: các xã trên địa bàn huyện đã được hòa điện lưới quốc gia, 90%

số hộ trong huyện đã dùng điện lưới. Ngành điện đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Tam Đường. 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, số hộ có điện chiếm trên 80%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ tỉnh, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân các dân tộc trong huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt: Thể hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hàng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu/người/năm; bình quân lương thực đầu người đạt 753kg; 9/14 xã đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi; có thêm 15 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2019). Hình thành một số vùng sản xuất kinh doanh tập trung như: lúa ở Bình Lư, Bản Bo, Thèn Sin; chè ở Bản Giang, Bản Hon, Bản Bo, Thèn Sin, Tả Lèng, Sơn Bình, Nà Tăm; dong riềng ở Bình Lư; ni trồng thủy sản ở Thị trấn, Bình Lư, Bản Giang, Sơn Bình; chăn ni đại gia súc ở các xã vùng cao... Hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển khá đồng bộ, đến năm 2019 đã có 14/14 xã có đường ơ tơ đến trung tâm; hạ tầng giao thông thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. 100% các xã ở trung tâm đã có trường học kiên cố, ở các điểm bản khơng cịn phịng học tạm; tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới đạt 90%; tỷ lệ số hộ được cấp nước sinh hoạt đạt 95%... bộ mặt nông thôn từng bước được đổi thay và phát triển.

Bên cạnh thuận lợi cơ bản là những thành tựu trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế mang lại, Đảng và Nhà nước tiếp tục có các chủ trương, chính sách đúng đắn tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế xã hội chủ yếu trong giai đoạn 2015-2020 đã đạt được những kết quả quan trọng.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất huyện Tam Đường giai đoạn 2016-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 I Tổng GTSX Tỷ đồng 306,89 345,06 384,32 524,29 1 Nông nghiệp 160,15 187,06 192,22 210,67

2 Công nghiệp - xây dựng 66,69 75,34 80,11 88,17

3 Thương mại - dịch vụ 80,05 82,66 111,99 225,45

II

1 Nông nghiệp

%

52,2 54,2 50,0 40,2

2 Công nghiệp - xây dựng 21,7 21,8 20,8 16,8

3 Thương mại - dịch vụ 26,1 24,0 29,2 43,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giai đoạn 2016-2019 thể hiện sự chuyển dịch mạnh về tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện. Năm 2016, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 52,2%, công nghiệp 21,7% và dịch vụ 26,1%; đến năm 2019 nông nghiệp giảm 12%, thương mại dịch vụ tăng 16,9%. Mặc dù có sự chuyển dịch mạnh giữa ngành nông nghiệp và ngành thương mại dịch vụ của huyện trong giai đoạn 2016- 2019, tuy nhiên giá trị của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2019 đạt mức tăng trưởng khá cao, tăng bình quân hơn 5%/ năm.

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển mạnh đúng với yêu cầu trong phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của huyện tuy nhiên số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 75,6%), yêu cầu trong tạo việc làm và giải quyết nhu cầu việc làm là rất lớn, đây là một yếu tố tác động đến quá trình phát triển và phát triển bền vững của nơng nghiệp nói chung và phát triển cây chè huyện Tam Đường nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)