Giới thiệu một số công cụ tạo website trực tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 nâng cao) (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Giới thiệu một số công cụ tạo website trực tuyến

Có hai cách phổ biến để tạo một website. Cách thứ nhất, người dùng mua và đăng kí một Web Host, sau đó tự làm các trang web dựa vào ý thích. Muốn lập được web theo cách này, người sử dụng phải biết tương đối kiến thức về ngơn ngữ lập trình web. Cách thứ hai, người dùng sử dụng các trang (công cụ) cung cấp sẵn để đăng ký một website, hoặc có thể chọn cho mình các mẫu web có sẵn mà một số trang cung cấp. Đối với những người chưa học qua về ngơn ngữ lập trình web thì cách thứ hai đơn giản và tiện lợi hơn nhiều. Trong khóa luận này, chúng tơi xin trình bày một số cơng cụ tạo web trực tuyến miễn phí, phù hợp với đối tượng khơng chun.

1.4.1. Google Sites (https://sites.google.com/)

Hình 1.3. Biểu tượng của Google Sites

Google Sites là một ứng dụng của Google dùng để tạo một trang web miễn phí, xuất hiện lần đầu vào ngày 28 tháng 02, năm 2008. Nó được thay thế cho Google Page Creator - một dịch vụ cho phép tạo các trang đơn giản trước đây của Google. Người sử dụng có thể tạo một trang web cho cá nhân (giáo viên, nhà văn, nhà thơ, sinh viên...), một tập thể như lớp học hay một câu lạc bộ, thậm chí cho một cơ quan. Trang web lập trên Google Sites có ưu điểm là rất dễ lập và chạy rất nhanh, tồn tại mãi với tài khoản Gmail của người tạo. Một tài khoản của Google có thể tạo được rất nhiều trang web, mỗi trang web Google Sites cung cấp 100MB dung lượng. Hơn nữa, việc tạo một trang web dễ dàng như chỉnh sửa tài liệu, cho phép chèn hình ảnh, đoạn phim và các tiện ích vào web giúp sinh động hơn, chẳng hạn: Google Calendar, Google NewsShow, Clock & Date, Weather, Google Clock, Fish,…. và nhiều hơn nữa là giúp chèn các đoạn Flash động vào web thơng qua tiện ích Include gadget (Iframe). Ngoài ra, dịch vụ cịn cung cấp tính năng HTML để người dùng có thể chỉnh sửa trang web theo ý muốn nhưng tính năng này vẫn cịn giới hạn, tức là khơng cho phép nhúng vào các đối tượng: frame, embed, styles, scrip. Một kinh nghiệm giúp tăng dung lượng lưu trữ là đăng ký nhiều tài khoản tại đây rồi tạo ra một mẫu web cho các tài khoản ấy và liên

kết chúng với nhau. Tác giả ln có thể kiểm sốt truy cập áp dụng cho chính bản thân, nhóm của mình, hoặc tồn bộ tổ chức. Trang web tạo ra có thể xuất trên thế giới, mọi người sẽ truy cập được từ bất kì máy tính nào có kết nối Internet và bất kì lúc nào. Ngồi ra, quản trị viên có thể quản lý quyền chia sẻ, truy cập trang web trong cùng nhóm cũng như thu hồi quyền truy cập web ở bất kỳ thời điểm nào.

Tuy nhiên, Google Sites vẫn có một số hạn chế nhất định. Các giao diện được cung cấp sẵn và rất phong phú nhưng không thể chỉnh sửa, tác động hoặc thay đổi. Người tạo chỉ có thể thay đổi những thứ đơn giản như kiểu chữ, màu sắc… nhưng kiểu chữ và cỡ chữ cũng khá hạn chế. Các giao diện phong phú nhưng giao diện đẹp và ấn tượng thì lại khơng nhiều.

1.4.2. Wix.com ( http://wix.com )

Wix thật sự là một công cụ tạo web flash cực tốt cho cả các đối tượng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Các thao tác sử dụng (hỗ trợ kéo - thả) vô cùng đơn giản, load flash cực nhanh, có thể tạo nhiều trang tùy ý và cho phép chèn vô số các đối tượng đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, văn bản, google maps…

1.4.3. DevHub ( http://www.devhub.com/ )

Hình 1.5. Biểu tượng của DevHub

DevHub là công cụ đa năng cho phép người dùng tạo website một cách đơn giản nhất có thể khơng cần nhiều kiến thức về lập trình HTLM vẫn có thể làm được. Điểm đặc sắc của DevHub so với các dịch vụ khác là người quản trị có thể kiếm tiền từ trang web của mình. Bên cạnh đó là chức năng nhập thơng tin, bài viết có một không hai từ tài khoản của người sử dụng ở các dịch vụ blog nổi tiếng như: wordpress, Blogger, Typepad hay Tumblr về trang web của chính người dùng ở DevHub.

1.4.4. SnapPages (http://www.snappages.com/learnmore )

Đây là dịch vụ được giới chuyên môn đánh giá là dịch vụ tạo website trực tuyến có thao tác dễ dàng nhất.

Hình 1.6. Giao diện của SnapPeges

Chỉ cần kéo và thả các đối tượng vào một trang có sẵn sao cho vừa ý, sau đó xuất ra website thành phẩm. Tuy nhiên, SnapPages không hỗ trợ tiếng Việt và chỉ tạo được tối đa 5 trang nhỏ trong một trang web chính.

1.4.5. Webnode (http://www.webnode.com/ )

Hình 1.7. Giao diện của Webnode

Tương tự các dịch vụ trên, Webnode cung cấp một ứng dụng xây dựng website trực tuyến trực quan, sinh động với 3 tùy chọn tạo trang chỉ trong khoảng 5 phút là: Personal website (web cá nhân), Business website (web doanh nghiệp) và E- Commerce (web bán hàng - thương mại điện tử). Với mỗi nhóm chức năng tạo trang riêng biệt được xây dựng với độ hồn thiện cao nhất, Webnode khơng hề thua kém bất kỳ các dịch vụ nào kể trên. Tính đến nay đã có hơn 2000000 cá nhân, doanh nghiệp đủ mọi ngành nghề tham gia xây dựng web trên Webnode cũng đủ để thầy tiềm năng phát triển của dịch vụ này.

Webnode có một giao diện mà có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với Microsoft Word và nó cực kỳ dễ sử dụng. Nếu quen với sử dụng Word, có thể dễ dàng làm quen với Webnode trong vài phút. Webnode là chương trình trực quan có nội dung quản lý hệ thống mạnh mẽ và hấp dẫn người sử dụng với một giao diện thân thiện.

1.4.6. WordPress (www.wordpress.com)

WordPress là một mã nguồn mở miễn phí. Tác giả của WordPress có một câu slogan nổi tiếng là “Viết code như làm thơ”. Câu nói đó phần nào phản ảnh cách thức hoạt động của WordPress và tác động của nó đối với người sử dụng. Trên thế giới hiện có hơn 200 triệu blog, website sử dụng mã nguồn này.

Tuy nhiên, WordPress thích hợp nhất vào việc xuất bản nội dung kiểu nhóm nhỏ (viết Blog). Với mã nguồn nhỏ gọn, tinh giản tối đa khiến nó gặp khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu mở rộng như sự tương tác giữa các thành viên, quản lý thành viên, diễn đàn,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 nâng cao) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)