3. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của WebQuest và phương pháp webquest trong dạy học hóa học 10 THPT, thể hiện qua:
• Phân tích so sánh kết quả bài kiểm tra khảo sát cuối buổi báo cáo của lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC).
• Tổng kết các phiếu tham khảo ý kiến GV, giáo sinh và HS.
• Mức độ hứng thú học tập bộ môn được nâng lên, HS yêu thích mơn học hơn (đánh giá qua tổng kết các phiếu tham khảo ý kiến của GV và HS).
3.2. Nội dung thực nghiệm
Để thực hiện được mục đích thực nghiệm trên phải triển khai các cơng việc sau: - Thăm dò ý kiến của GV, HS về tính khoa học, độ tin cậy, khả năng ứng dụng của WebQuest thông qua phiếu câu hỏi sau khi sử dụng WebQuestđã thiết kế.
- Tổ chức kiểm tra có đối chứng giữa HS có sử dụng WebQuest và học với phương pháp webquest (thời gian tìm kiếm thơng tin, thái độ học tập…) với HS chưa được tiếp cận, từ đó đánh giá về tính hiệu quả của WebQuest và phương pháp webquest trong dạy học hóa học chương “Nhóm Oxi” (Hóa học lớp 10 nâng cao).
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của HS thông qua bài kiểm tra 15 phút (xem phụ lục). Qua đó đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS khi GV vận dụng phương pháp webquest trong dạy học.
3.3. Đối tượng thực nghiệm
- Đối với GV: Thăm dò ý kiến bằng phiếu câu hỏi với số lượng 25 GV đang giảng dạy Hóa học ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối với giáo sinh: Thăm dò ý kiến bằng phiếu câu hỏi với số lượng khoảng 40 giáo sinh khoa Hóa trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối với HS: Tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Thủ Đức, THPT Bùi Thị Xuân.
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng
STT Lớp thực nghiệm
- đối chứng Số HS thực tế Lớp thực nghiệm sư phạm GV tham gia
1 TN1 42 10A5 Thầy Nguyễn Thanh Vũ
2 ĐC1 41 10A4 Thầy Nguyễn Thanh Vũ
3 TN2 44 10A2 Thầy Trần Đình Hương
4 ĐC2 41 10A10 Thầy Trần Đình Hương
3.4. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học các bước thực hiện như sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.
a. Trung bình cộng 1 1 2 2 1 1 2 ... 1 ... k k k i i i k n x n x n x x n x n n n n = + + + = = + + + ∑ ni: tần số của các giá trị xi n: số HS tham gia thực nghiệm
b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán. 2 2 ( ) 1 i i n x x S n − = − ∑ và 2 ( ) 1 i i n x x S n − = − ∑
c. Hệ số biến thiên V: đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình khác hoặc 2 mẫu có quy mơ rất khác nhau. .100% S V x =
d. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x m± .
S m
n
e. Đại lượng kiểm định Student 2 2 ( TN ĐC) TN ĐC n t x x S S = − −
n: số HS tham gia thực nghiệm
− Chọn xác suất α (từ 0,01 đến 0,05). Tra bảng phân phối Student, tìm giá trị tα,k với độ lệch tự do k = 2n – 2.
− Nếu t ≥ tα,k thì sự khác nhau giữa xTNvà xĐClà có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.
− Nếu t < tα,k thì sự khác nhau giữa xTNvà xĐClà khơng có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.
3.5. Tiến hành thực nghiệm
Để có những số liệu cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả, tính khả thi và những tiêu chí khác khi vận dụng phương pháp webquest trong dạy học, chúng tơi tiến hành thực nghiệm theo quy trình sau:
1. Đối với HS
Bảng 3.2. Quy trình thực nghiệm phương pháp webquest
Lớp TN Lớp ĐC
Bước 1. Điều tra cơ bản
Cả lớp TN và ĐC đều lớp chọn của trường, có trình độ khá - giỏi tương đương nhau.
Bước 2
GV giới thiệu về cách thức thực hiện khi học với phương pháp webquest, chia nhóm, lên kế hoạch cho HS tiếp cận WebQuest phần “Lưu huỳnh đioxit” (lớp TN1), phần “Axit sunfuric” (lớp TN2) và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thời gian cho HS chuẩn bị là 1 tuần.
GV dặn dò HS chuẩn bị bài mới cho phần “Lưu huỳnh đioxit” (lớp ĐC1), phần “Axit sunfuric” (lớp ĐC2).
Bước 3 Tiến hành cho HS báo cáo trong
thời gian 1 tiết học.
Tiến hành giảng dạy theo phương pháp thông thường trong thời gian 1 tiết học.
Bước 4
Tiến hành kiểm tra 15 phút cho từng lớp theo hình thức trắc nghiệm khách quan với 10 câu hỏi, đề chung. Bảo đảm tính bảo mật của đề kiểm tra. Đồng thời khảo sát bằng phiếu câu hỏi lớp TN đánh giá về WebQuest và phương pháp webquest.
Bước 5 Chấm bài kiểm tra, xử lý phiếu khảo sát và phân tích kết quả.
2. Đối với GV
Giới thiệu với các GV về phương pháp webquest và trang WebQuest, sau đó điều tra bằng phiếu hỏi với số lượng 25 GV tại các trường: THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT Tam Phú.
3. Đối với giáo sinh
Giới thiệu với các giáo sinh (các sinh viên năm 3, 4) khoa Hóa, trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về phương pháp webquest và trang WebQuest, sau đó điều tra bằng phiếu câu hỏi với số lượng 40 giáo sinh.
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Một số sản phẩm của HS
Khi tiến hành thực nghiệm với phần Lưu huỳnh đioxit, chúng tôi thu được4 sản phẩm HS gồm 2 tiết mục kịch và 2 brochures. Dưới đây là hình ảnh của 1 sản phẩm:
Với phần Axit sunfuric, chúng tôi cũng thu được 4 sản phẩm gồm: 3 đoạn phim quay lại 3 thí nghiệm ứng với 3 tổ thực hiện (kèm theo 3 PowerPoint giải thích) và 1 PowerPoint thực hiện “trị chơi ơ chữ”. Dưới đây là hình ảnh một số sản phẩm:
Hình 2.2. Đoạn phim HS làm thí nghiệm "thổi bong bóng"
Hình 2.3. Giao diện trị chơi ơ chữ
3.6.2. Kết quả nhận xét của GV, giáo sinh và HS về WebQuest và phương pháp webquest phương pháp webquest
3.6.2.1. Nhận xét của GV
Chúng tôi đã tiến hành giới thiệu về phương pháp webquest, trang WebQuest và phiếu nhận xét đến 25 GV đang công tác tại các trường THPT thuộc địa bàn TP. HCM, trong đó có GV sử dụng WebQuest và phương pháp webquest trực tiếp vào giảng dạy: THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT Tam Phú.
Bảng 3.3. Thống kê số lượng GV tham gia nhận xét
STT Trường THPT Số GV tham gia
1 Nguyễn Hữu Huân 10
2 Thủ Đức 6
3 Tam Phú 9
Tổng số GV: 25
Số liệu thống kê từ các phiếu đã thu thập được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 3.4. Nhận xét của GV về WebQuest STT Tiêu chí đánh giá STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) Rất tốt Tốt Được Bình thường Chưa đạt
Đánh giá về nội dung
1 Nội dung phong phú, mới mẻ. 12 80 8 0 0
2 Nội dung gây hứng thú, hấp dẫn 16 72 12 0 0
3 Nhiệm vụ vừa sức với khả năng HS. 12 84 4 0 0
4 Các tiêu chí đánh giá chặt chẽ, hợp
lý. 0 80 20 0 0
5
Định hướng tài liệu tham khảo rõ ràng, hỗ trợ tốt việc giải quyết nhiệm vụ trong WebQuest.
24 76 0 0 0
6 Các nhiệm vụ đã rõ ràng, dễ hiểu. 8 80 12 0 0
7 Thời gian thực hiện nhiệm vụ hợp lý. 0 76 20 4 0
8 Hệ thống bài tập vừa tầm, giúp HS
rèn luyện kỹ năng giải bài tập. 0 68 20 12 0
Đánh giá về hình thức WebQuest
1 Giao diện đẹp, màu sắc hài hòa. 76 24 0 0 0
Phân tích bảng số liệu trên và một số tiêu chí khác trong phiếu khảo sát, chúng tôi rút ra được một số nhận định sau:
- 100% GV chưa từng nghe đến WebQuest và phương pháp webquest, chứng tỏ phương pháp này hãy còn rất mới mẻ với GV phổ thông.
- 52% GV được khảo sát trả lời thường xuyên sử dụng phương pháp seminar ở bộ mơn hóa THPT, 24% GV còn lại chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng và 24% không (chưa) sử dụng phương pháp này. Điều này chứng tỏ, các GV phổ thông đã áp dụng phương pháp seminar nhưng vẫn còn nhiều GV e ngại. Hầu hết đều có chung nhận định rằng phương pháp này giúp giờ học sơi động hơn nhưng GV cũng khó quản lý lớp và các HS chỉ nắm được phần của nhóm mình thuyết trình cũng như thơng tin mà các HS tìm ra có chỗ chưa chính xác.
- Đánh giá về nội dung:
Được đánh giá với mức rất tốt và tốt cao (trên 90%) cho thấy WebQuest đã đạt yêu cầu về nội dung phong phú mới mẻ cũng như gây được sự hứng thú, hấp dẫn. 96% GV đánh giá nhiệm vụ vừa sức với HS; 88% GV cho rằng nhiệm vụ đã rõ ràng, dễ hiểu ở mức rất tốt và tốt chứng tỏ những nhiệm vụ đề ra đã phù hợp với yêu cầu chung của HS. Tuy nhiên, thời gian để HS thực hiện nhiệm vụ cịn 4% GV đánh giá bình thường và khơng có GV đánh giá mức rất tốt. Các GV cho rằng thời gian dành cho HS thực hiện nhiệm vụ vẫn còn chưa phù hợp, cần điều chỉnh thêm.
Phần định hướng tài liệu tham khảo được đánh giá cao (100% GV đánh giá rất tốt và tốt), cho thấy WebQuest thiết kế đã cung cấp nguồn tư liệu tốt, đầy đủ để hỗ trợ HS hoàn thành được nhiệm vụ.
Hệ thống câu hỏi và bài tập trong phần tự đánh giá của HS vẫn còn chưa tốt (12% GV đánh giá mức bình thường, khơng có GV đánh giá rất tốt), cần phải điều chỉnh thêm. Tuy nhiên, khi thiết kế, chúng tôi chỉ dựa trên nền tảng yêu cầu chung của kiến thức mà HS cần có chứ chưa thể căn cứ vào từng đối tượng HS cụ thể. Và hệ thống bài tập này hồn tồn có thể thay đổi được. Nhìn chung các tiêu chí đánh giá đã bước đầu được sự phản hồi tích cực của GV (80% GV đánh giá tốt và 20% GV cho rằng tiêu chí này được), cho thấy tiêu chí đánh giá đã tương đối chặt chẽ và hợp lý.
- Đánh giá về hình thức:
Giao diện của trang chủ và các trang nội dung đều được chúng tôi thiết kế rất tỉ mỉ, lựa chọn hình ảnh cẩn thận sao cho tạo điểm nhấn khác biệt và mang dấu ấn riêng của WebQuest “Hóa học trong tầm tay” nên 100% GV đều đồng ý đánh giá hình thức WebQuest ở mức tốt và rất tốt. Con số này đã chứng minh được sự thành công của tác giả trong việc mạnh dạn thay đổi phong cách trình bày. Mặt khác, việc trình bày và bố cục của WebQuest thuận tiện khi sử dụng, chỉ cần có máy tính kết nối Internet là có thể xem được trang web, đặc biệt trong thời buổi hiện nay, việc có máy vi tính và được kết nối mạng đã trở nên dần phổ biến ở từng gia đình. Tuy nhiên, tiêu chí này chưa được đánh giá cao (60% đánh giá tốt và rất tốt, 24% đánh giá được, 16% đánh giá bình thường) do các GV chưa hiểu rõ về cách thức để GV có thể quản trị trang web, nhận phiếu đánh giá của HS hay đưa kết quả báo cáo lên trang web. Nhìn chung, với những kết quả tương đối khả quan trên thì đây là thành cơng bước đầu của WebQuest “Hóa học trong tầm tay”.
3.6.2.2. Nhận xét của giáo sinh
Chúng tôi cũng đã giới thiệu ngắn gọn phương pháp webquest và WebQuest “Hóa học trong tầm tay” cùng phiếu hỏi đến 40 giáo sinh khoa Hóa, trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì nội dung phiếu khảo sát này tương đối giống với nội dung của phiếu dành cho GV và giáo sinh cũng là đối tượng từng có kinh nghiệm giảng dạy (tuy chưa nhiều) cho nên kết quả thu thập được từ các phiếu khá tương đồng với đánh giá của GV. Ở đây, chúng tơi đi vào phân tích một số ý kiến đóng góp của giáo sinh.
Về mặt đánh giá, các giáo sinh bày tỏ thắc mắc là làm thế nào để GV có thể nhận được đáp án trả lời của HS, cách thức để tổng kết điểm số của bài tập phần tự đánh giá cũng như làm sao để đưa kết quả báo cáo, bài báo cáo của HS lên trang WebQuest trong khi khơng có quyền quản trị. Đây hồn tồn khơng phải là những hạn chế của WebQuest chúng tôi xây dựng mà do các giáo sinh chưa hiểu rõ cách thức hoạt động và còn khá xa lạ với hình thức đánh giá trực tuyến bằng Google Docs.
Về mặt nội dung, có ý kiến cho rằng phần “kết luận” trong WebQuest nên đưa những sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức cho HS. Điều này khơng giống với hình thức WebQuest chung khởi nguồn bởi Bernie Dodge hay các WebQuest mà chúng tôi tham khảo trên thế giới nhưng lại là một ý tưởng hay. Nếu có điều kiện để phát triển
hơn nữa phương pháp webquest và trang WebQuest, chúng tơi sẽ hồn chỉnh phần kết luận này theo ý tưởng trên để WebQuest đạt được hiệu quả tốt hơn nữa.
Về hình thức của WebQuest, các nội dung chưa được canh đều do Google Sites khơng có hỗ trợ chức năng canh lề đều (chỉ có canh lề trái, phải và giữa) làm cho hình thức WebQuest chưa hồn thiện lắm. Nhưng chúng tơi đã khắc phục được bằng cách chèn thêm một đoạn ngôn ngữ HTLM vào trong chức năng HTLM của Google Sites.
Như vậy, những đóng góp của giáo sinh đã được chúng tơi ghi nhận và đã có sự chỉnh sửa làm hồn thiện hơn nữa WebQuest “Hóa học trong tầm tay”.
3.6.2.3. Nhận xét của HS
Với lớp thực nghiệm tại trường THPT Thủ Đức, THPT Bùi Thị Xuân, chúng tôi cũng đồng thời tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi. Số lượng thống kê từ các phiếu đã thu thập được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 3.5. Nhận xét của HS về WebQuest và phương pháp webquest
STT Tiêu chí đánh giá Rất Mức độ đánh giá (%) tốt Tốt Được Bình thường Chưa đạt
Đánh giá về nội dung
1 Nội dung phong phú, mới mẻ. 43 57 0 0 0
2 Nội dung gây hứng thú, hấp dẫn 43 48 9 0 0
3 Nhiệm vụ vừa sức với khả năng HS. 19 52 24 5 0
4 Các tiêu chí đánh giá chặt chẽ, hợp
lý. 24 71 5 0 0
5
Định hướng tài liệu tham khảo rõ ràng, hỗ trợ tốt việc giải quyết
nhiệm vụ trong WebQuest. 45 55 0 0 0
6 Các nhiệm vụ đã rõ ràng, dễ hiểu. 26 50 24 0 0
7 Thời gian thực hiện nhiệm vụ hợp
lý. 7 69 24 0 0
8 Hệ thống bài tập vừa tầm, giúp HS
rèn luyện kỹ năng giải bài tập. 34 52 14 0 0
Đánh giá về hình thức WebQuest
1 Giao diện đẹp, màu sắc hài hòa. 88 22 0 0 0
2 Thuận tiện khi sử dụng. 55 31 14 0 0
1 Gây hứng thú khi học mơn hóa học. 41 52 7 0 0 2 Giảm áp lực trong việc học mơn
Hóa học. 31 62 7 0 0
3 Tăng khả năng tiếp thu bài. 10 52 26 12 0
4 Phát huy những thế mạnh của từng
HS. 43 50 7 0 0
5 Tăng tính chủ động, tích cực tiếp
cận kiến thức của HS. 31 45 24 0 0
6
Các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng giải bài tập, kỹ năng thực hành thí nghiệm được phát triển và củng cố.
17 45 38 0 0
Phân tích bảng số liệu trên và một số tiêu chí khác trong phiếu khảo sát, chúng tôi rút ra được một số nhận định sau:
- 100% HS chưa từng nghe đến WebQuest và phương pháp webquest trước đó, chứng tỏ phương pháp này hãy cịn rất mới mẻ với HS phổ thơng.
- 100% HS được khảo sát trả lời thỉnh thoảng được học phương pháp seminar. Hầu hết các HS đều có cho rằng, phương pháp này giúp giờ học vui hơn, tăng cường gắn kết bạn bè nhưng khó khăn trong việc tìm tài liệu, làm tốn rất nhiều