Điền tên trang web muốn tạo vào ô: “Đặt tên trang web của bạn”. Khi đó, tên website sẽ có dạng: https://sites.google.com/site/ “ten site”. Tên trang web này hoàn tồn có thể thay đổi được. Có thể chọn giao diện trống (Blank Template) hoặc theo một mẫu cho trước bằng cách lựa chọn các mẫu được liệt kê trên giao diện, hay vào “Duyệt qua thư viện để xem thêm” chọn giao diện mà mình thích. Sau đó, nhập mã
mà trang web hiển thị để hoàn tất.
Cuối cùng, nhấn vào ô “Tạo” để kết thúc việc tạo website. Bước 3:Chỉnh sửa Site.
Khi chọn giao diện, trang web hiện ra là một trang web hoàn chỉnh của một tác giả nào đó đã thực hiện. Người tạo phải tiến hành chỉnh sửa để phù hợp với nội dung mong muốn.
- Chức năng quản lý trang web. Vào nút ở đầu trang, chọn “quản
lý trang web”. Lúc này màn hình hiện lên một cửa sổ của quản lý trang web, gồm nhiều mục:
+ Hoạt động gần đây: Hiển thị tất cả những thay đổi mà người quản trị đã thao tác.
+ Trang: Bao gồm các trang đã tạo hoặc sẵn có và bố cục sắp xếp của nó. Người tạo có thể giữ chuột để di chuyển vị trí của các trang.
+ Tài liệu đính kèm: Bao gồm các tập tin, hình ảnh có trong trang web.
+ Mục đã xóa: Bao gồm những trang đã xóa, có thể khơi phục lại hoặc xóa nó
vĩnh viễn.
+ Chung: Phần này hỗ trợ cho phép thay đổi tên trang web, mô tả sơ lược về trang web, hiện cảnh báo dành cho người lớn hay nếu khơng thích có thể xóa trang web này đi. Người làm cũng có thể chỉnh sửa ngơn ngữ hiển thị của trang web, cho phép đối tượng có thể truy cập vào trang web hay chọn những người quản trị trang web.
+ Chia sẻ quyền: Mục này cho phép chia sẻ trang web với bạn bè trong nhóm
hoặc xuất ra trên Internet, thay đổi người quản trị trang web.
+ Bố cục trang web: Bao gồm đầu trang, thanh bên và chân trang hệ thống. • Đầu trang cho phép thay đổi hình ảnh và kích thước hình ảnh ở phần trên
cùng của trang web.
• Thanh bên. Hiển thị những thanh nằm ở bên trái (phải) của trang web. Chọn “chỉnh sửa” để thay đổi nội dung hiển thị. Chọn “thêm mục
thanh bên” để đưa thêm một thanh hiển thị bên khác.
+ Màu và phông chữ: Cho phép chỉnh sửa màu sắc, kiểu chữ, kích cỡ chữ…
+ Chủ đề: Mục này cho phép thay đổi giao diện, có nhiều giao diện khác nhau
hiển thị, nếu không thêm giao diện, chọn vào “duyệt các chủ đề khác”.
- Tạo trang mới. Chọn biểu tượng ở thanh công cụ, tại đây sẽ cho phép tạo trang mới, đặt tên và chọn vị trí của trang mới, nhấn nút “tạo” sau đó nhấn nút “lưu” để hồn tất.
- Sửa đổi nội dung trên một trang bất kì. Chọn trang cần chỉnh sửa, nhấp vào biểu
tượng ở thanh công cụ, tại đây cho phép nhập nội dung mới, xóa
nội dung cũ…
- Sử dụng thanh menu trong soạn thảo văn bản. Thanh menu gồm 4 mục:
+ Chèn: dùng để chèn hình ảnh, chèn liên kết, dòng ngang, đoạn phim, mục lục, bảng tính…
+ Định dạng: định dạng theo các tiêu đề, chỉ số trên và dưới, canh chỉnh theo lề.
+ Bảng: chèn một bảng và các thao tác với bảng.
+ Bố cục: chọn một trong 9 cách bố cục trang như 1 cột, 2 cột, 3 cột ....
- Sử dụng thanh công cụ khi soạn thảo. Thanh cơng cụ có các nút: Hồn tác, Làm lại, Ô chọn phông chữ, Ô chọn cỡ chữ, Đậm, Nghiêng, Gạch dưới, Màu văn bản, Màu nền văn bản, Thêm hoặc xóa liên kết, Danh sách được đánh số, Danh sách có dấu đầu dịng, Tăng thụt lề, Giảm thụt lề, Canh trái, Canh giữa, Canh phải, Xóa định dạng, Chỉnh sửa nguồn HTML.
Sau khi hoàn tất văn bản, nhấn chọn “lưu” để lưu nội dung hoặc “hủy” để hủy bỏ.
1.6. Nội dung, phương pháp dạy học chương “Nhóm Oxi”
1.6.1. Giới thiệu nội dung chương “Nhóm Oxi”
1.6.1.1. Mục tiêu chung của chương
Kiến thức
HS biết vận dụng những kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng Oxi hóa khử… để hiểu được:
- Tính chất hóa học của đơn chất: O2, O3, S.
- Tính chất hóa học của các hợp chất: H2O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4.
- Những ứng dụng quan trọng của Oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của chúng. Kỹ năng
Tiếp tục củng cố và hình thành các kỹ năng:
- Thực hành, thí nghiệm về tính chất hóa học của các đơn chất O2, S và các hợp chất của chúng.
- Quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (ơ nhiễm khơng khí, đất, nước, sự phá hủy tầng ozon, mưa axit,…)
- Cân bằng các phản ứng Oxi hóa - khử, xác định chất khử, chất Oxi hóa bằng phương pháp cân bằng electron hoặc cân bằng Oxi hóa.
- Giải các bài tập hóa học có liên quan. Tình cảm, thái độ
Ý thức bảo vệ mơi trường, chống gây ơ nhiễm khơng khí, đất, nước,…
1.6.1.2. Cấu trúc chương “Nhóm Oxi”
Chương “Nhóm Oxi”
Cấu tạo phân tử
Ứng dụng Tính chất vật lý Tính chất hóa học Điều chế, sản xuất Phần riêng Lưu huỳnh Axit sunfuric Lưu huỳnh trioxit Bài hợp chất có
Oxi của lưu Bài hydrosunfua
Cấu tạo phân tử Tính chất vật lý Tính chất hóa học
Trạng thái tự nhiên, điều chế Tính chất của muối sunfua Bài Lưu huỳnh
Cấu tạo phân tử Tính chất vật lý,
Ảnh hưởng của nhiệt độ Tính chất hóa học
Ứng dụng
Sản xuất lưu huỳnh
Cấu tạo phân tử
Ứng dụng Tính chất Ozon
Hydro peoxit Bài Ozon và hydro
peOxit
Cấu tạo phân tử Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên Tính chất hóa học Ứng dụng, điều chế Bài Oxi Khái qt về nhóm Vị trí nhóm Oxi trong BHTTT Cấu tạo nguyên tử của
các ngun tố
Tính chất của các ngun tố trong nhóm
1.6.2. Nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy chương “Nhóm Oxi”
Chương 6 “Nhóm Oxi” tập hợp những bài giảng về các nguyên tố và chất hóa học, khi giảng dạy cần bảo đảm các nguyên tắc sư phạm cơ bản sau:
1. Sử dụng các phương tiện trực quan, thí nghiệm hóa học để truyền thụ kiến thức. Quá trình nhận thức của HS được thực hiện theo con đường từ trực quan sinh động đến biểu tượng và hình thành khái niệm. Chỉ từ sự quan sát các chất thực, các mẫu chất, mơ hình, thí nghiệm, hình vẽ sinh động, HS mới có thể biểu tượng hóa đúng đắn và hiểu đầy đủ về tính chất của các chất và q trình biến đổi chúng. Nhờ đó kiến thức được khắc sâu vào trí óc của HS.
2. Khi nghiên cứu một chất, phải đặt chúng trong mối liên hệ với các chất khác theo sự biến đổi qua lại lẫn nhau. Các chất chỉ thể hiện tính chất của mình thơng qua sự biến đổi, tương tác với các chất khác.
3. Vận dụng các lý thuyết chủ đạo để giải thích bản chất các biến đổi, giúp HS hiểu sâu sắc các kiến thức, đồng thời thơng qua đó rèn luyện các thao tác tư duy. Nhiệm vụ chính của GV cần làm rõ các mối quan hệ:
- Giữa thành phần, cấu tạo với tính chất lý, hóa học của chất. - Tính chất của chất, ứng dụng và phương pháp điều chế chất đó.
4. Chú trọng việc xử lý chất thải trong phịng thí nghiệm và sản xuất góp phần làm tăng ý thức và kinh nghiệm bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
Chương 6 “Nhóm Oxi” là chương cuối cùng nghiên cứu về các chất cụ thể trong chương trình Hóa học 10 và cũng là chương đặc biệt có các kiến thức kế thừa từ những năm học trước như O2, H2SO4. Do đó trong q trình giảng dạy, u cầu GV
phải nắm được các kiến thức mà HS đã được học để tiếp tục phát triển cao hơn tránh trùng lặp. Đồng thời, GV cần triệt để khai thác các lý thuyết chủ đạo, vận dụng các kiến thức về nguyên tử, liên kết hóa học,… hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung trong chương. Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp dùng lời được xem là kinh điển khi giảng dạy các bài về chất. Sự phối hợp thường xuyên các phương pháp này theo hình thức minh họa hoặc nghiên cứu là để góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức và tăng hứng thú học tập cho HS. Từ kinh nghiệm của nhiều thầy cô, việc phối hợp các phương pháp sau sẽ phù hợp để giảng dạy các kiến thức trong chương:
Tái hiện kiến thức cũ bằng phương pháp vấn đáp, đàm thoại.
GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học. Sử dụng biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng giờ học qua hệ thống các câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bài học, hấp dẫn và sát đối tượng. Đặc biệt trong chương này, nếu kết hợp tốt với khâu chuẩn bị bài ở nhà của HS và hệ thống câu hỏi đàm thoại trên lớp, GV sẽ dễ dàng nâng mức độ từ vấn đáp tái hiện thành vấn đáp giải thích, thậm chí là vấn đáp tìm tịi. Điều này giúp cho giờ học sẽ sinh động, bài học hấp dẫn, lôi cuốn HS hơn.
Tiếp thu kiến thức bằng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với thao tác tư duy diễn dịch, so sánh và liên tưởng.
HS sẽ tự chiếm lĩnh kiến thức mới khi thấy có điểm giống kiến thức đã học. Ngược lại, nếu thấy mâu thuẫn với quy luật đã học thì HS đã tự đưa mình vào tình huống có vấn đề. Tiếp theo, HS tự giải quyết vấn đề bằng cách xem xét mối liên hệ cấu tạo - tính chất - ứng dụng - điều chế, và sẽ có ngay câu trả lới, đó chính là kiến thức mới.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu tính chất hóa học của các nguyên tố trong nhóm Oxi, HS có thể dựa vào tính chất hóa học chung của nhóm VIA và suy luận tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh là tính oxi hóa do cấu hình electron đều có 6 electron ngồi cùng. Tuy nhiên, bên cạnh tính oxi hóa, lưu huỳnh cịn có thể hiện thêm tính khử. Để giải quyết vấn đề trên, HS buộc phải nghiên cứu sự khác biệt về sự phân bố các electron vào các obitan của lưu huỳnh và oxi.
Đẩy mạnh việc tự học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập ở nhà.
Lượng kiến thức có trong chương này rất lớn. Các nguyên tử có nhiều trạng thái oxi hóa dẫn đến sự biến đổi khả năng oxi hóa - khử. Ngồi ra, một số hợp chất cịn thể hiện tính chất axit - bazơ. Đây là một trong những chương trọng tâm của hóa học vơ cơ. Hầu hết các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học cao đẳng hiện nay đều đề cập đến nội dung chương này. Vì thế, nhu cầu tự học ở chương này là rất lớn. Đẩy mạnh việc tự học bằng cách giải bài tập thì cả thầy và trị đều sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa một lượng kiến thức lớn với thời gian học hạn chế tại lớp. Hệ thống bài tập tốt sẽ giúp HS củng cố kiến thức, tăng năng lực suy luận và làm tăng niềm say mê học tập bộ môn. Chuẩn bị bài và giải bài tập ở nhà là một trong những biện pháp thực thi cá thể hóa việc học đến mức cao nhất.
Với những nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy chương “Nhóm Oxi” trên và qua tham khảo [1], chúng tôi đề xuất phương pháp giảng dạy chương này theo sơ đồ sau:
Khi giảng dạy, cần gắn những kiến thức về ứng dụng và điều chế chất với những tính chất vật lý và hóa học của chất.
Vận dụng lý thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn, phản ứng hóa học.
Dự đốn tính chất hóa học của đơn chất O2, O3, S và những hợp chất của chúng Xác minh những điều dự đốn về tính chất bằng các thí nghiệm, thực hành hóa học
2. CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “NHÓM OXI” (HÓA HỌC 10 NÂNG CAO) 2.1. Cấu trúc chung của WebQuest
Trong WebQuest mỗi bài đều gồm có sáu mục nhỏ: Giới thiệu, nhiệm vụ, tiến trình, nguồn tư liệu, đánh giá, kết luận.
Giới thiệu:Giới thiệu sơ lược về nội dung chất cần nghiên cứu, tạo sự hiếu kì cho HS.
Nhiệm vụ: Phần này chúng tôi phân lớp thành bốn nhóm, đưa nhiệm vụ cụ thể
của từng nhóm, thời gian trình bày báo cáo, cách thức báo cáo.
Tiến trình: Nêu lên các bước chung mà các nhóm cần làm, trong đó có đưa hệ
thống câu hỏi định hướng cho HS, những chú ý mà HS cần chú trọng tìm hiểu sâu hơn để giải quyết đúng trọng tâm vấn đề.
Trang chủ
Trang giáo viên
Cách đọc tài liệu tiếng anh
Tác giả Hướng dẫn giải bt Kết quả báo cáo
Bài Oxi
Bài ozon và hydro peOxit
Bài lưu huỳnh
Bài hợp chất có Oxi của lưu huỳnh
Lưu huỳnh Axit sunfuric
Nguồn tư liệu: Tùy từng nhiệm vụ mà ở phần nguồn tài liệu chúng tơi phân rõ
của từng nhóm hay phân theo mục nội dung bài học, các nhóm cần hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm mình để chọn đúng nguồn tư liệu cần thiết. Ở đây, vì WebQuest “Hóa học trong tầm tay” là một trang web được xuất lên mạng, nên chúng tôi chọn tất cả tư liệu là các trang web trên mạng.
Đánh giá: Chúng tôi thiết kế hệ thống đánh giá gồm ba hình thức: đánh giá chung, HS tự đánh giá theo nhóm và đánh giá cá nhân. Trong đó, phần đánh giá chung và đánh giá cá nhân được chúng tôi sử dụng công cụ Google Docs thiết kế phiếu đánh giá trực tuyến.
- Đánh giá chung: Là hình thức các nhóm đánh giá cho nhóm báo cáo dựa trên các tiêu chí đánh giá do GV soạn sẵn. Các nhóm sau khi hồn tất buổi báo cáo sẽ vào đường dẫn liên kết sẵn có trên WebQuest, trong mục đánh giá để đánh giá cho các nhóm bạn. Các tiêu chí này HS đã được tiếp cận trước buổi báo cáo diễn ra. Ngoài ra, GV cũng căn cứ trên các tiêu chí này để đánh giá cho các nhóm thuyết trình.
- Tự đánh giá theo nhóm: HS hồn thành phiếu tự đánh giá các thành viên trong
nhóm và gửi cho GV vào cuối buổi thuyết trình. Phiếu đánh giá này là một văn bản dạng word, được thiết kế chung cho tất cả các bài.
- Đánh giá cá nhân: Là 2 bài trắc ngiệm ngắn, mỗi bài gồm 5 câu, bao gồm những nội dung đã báo cáo của tất cả các nhóm. Một bài được làm ngay cuối buổi báo cáo nhằm mục đích để các HS phải chú ý theo dõi bài báo cáo của nhóm bạn. Một bài HS hoàn thành ở nhà sau buổi báo cáo, từng HS vào đường dẫn liên kết trên WebQuest để hoàn tất phần bài tập này.
Theo đó, điểm tổng cộng của từng HS bao gồm: một cột điểm đánh giá của GV chiếm 45%, một cột điểm trung bình của các nhóm nhận xét cho nhóm báo cáo chiếm 20%, điểm trung bình của phiếu tự đánh giá của các thành viên trong nhóm chiếm 10% , điểm của phần đánh giá cá nhân chiếm 10% và điểm của bài kiểm tra trên lớp ngay cuối buổi báo cáo chiếm 15%.
Bảng 2.1. Bảng đánh giá các thành viên trong nhóm
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHĨM Nhóm :…………………………….
Họ và tên (người đánh giá) :………………………………………………
STT Cơng việc của nhóm Thời gian của nhóm Tên Thời gian hoàn thành Đánh giá – nhận xét 1
2.2. Giới thiệu hệ thống WebQuest đã thiết kế
Có thể tham khảo trang WebQuest tại đường dẫn sau:
https://sites.google.com/site/webquestOxi/