CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Sử dụng Google Sites để thiết kế WebQuest
Có khá nhiều cơng cụ tạo web miễn phí nhưng chúng tơi chọn Google Sites để tạo WebQuest vì nó có những ưu điểm nổi bật sau:
• Trang web tồn tại mãi cùng với tài khoản Gmail của người quản trị.
• Thao tác lập web và chỉnh sửa khá đơn giản.
• Tác giả có thể chia sẻ quyền quản trị với một nhóm đối tượng.
• Giao diện Google Sites có thể hiển thị tiếng Việt hoặc tiếng Anh phụ thuộc vào Gmail của tác giả là ở ngơn ngữ nào.
• So với các cơng cụ khác, Google Sites có mức độ phổ biến cao hơn. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, chỉnh sửa càng đầy đủ và chi tiết bao nhiêu thì việc sử dụng và phát triển web càng dễ dàng bấy nhiêu. Khi cần tra cứu, yếu tố này sẽ giúp tiết kiệm nhiều công sức, thời gian.
• Google Sites có hỗ trợ chức năng “Navigation”, cho phép tạo những thanh bên liên kết các nội dung lại với nhau.
Để tạo một website bằng Gogole Sites, cần thực hiện ba bước cơ bản sau:
Bước 1: Tạo tài khoảng Google (dành cho người chưa có gmail). Để tạo trang web
trên Google Sites cần phải đăng kí tài khoảng trên Google. Điều này có thể thực hiện thơng qua việc tạo một tài khoản theo địa chỉ: www.mail.google.com
Bước 2:Tạo trang web.
- Trước hết, truy cập vào link này để tạo một website:
Tiếp tục chọn vào “Get Started” để bắt đầu đăng kí. Khi màn hình hiện ra một cửa sổ mới, nhập tài khoảng gmail, sau đó chọn “đăng nhập”. Sau khi chọn “đăng
nhập”, một cửa sổ sẽ hiện ra với danh sách tất cả các website mà người dùng đã từng tạo (hoặc trống nếu chưa tạo website trước đó). Nhấn nút “Tạo” để tạo một website mới.
- Đặt tên và chọn giao diện. Sau khi chọn vào “Tạo”, cửa sổ sau sẽ hiện ra.
Hình 1.9. Giao diện của cơng cụ Google Sites
Điền tên trang web muốn tạo vào ô: “Đặt tên trang web của bạn”. Khi đó, tên website sẽ có dạng: https://sites.google.com/site/ “ten site”. Tên trang web này hoàn tồn có thể thay đổi được. Có thể chọn giao diện trống (Blank Template) hoặc theo một mẫu cho trước bằng cách lựa chọn các mẫu được liệt kê trên giao diện, hay vào “Duyệt qua thư viện để xem thêm” chọn giao diện mà mình thích. Sau đó, nhập mã
mà trang web hiển thị để hoàn tất.
Cuối cùng, nhấn vào ô “Tạo” để kết thúc việc tạo website. Bước 3:Chỉnh sửa Site.
Khi chọn giao diện, trang web hiện ra là một trang web hoàn chỉnh của một tác giả nào đó đã thực hiện. Người tạo phải tiến hành chỉnh sửa để phù hợp với nội dung mong muốn.
- Chức năng quản lý trang web. Vào nút ở đầu trang, chọn “quản
lý trang web”. Lúc này màn hình hiện lên một cửa sổ của quản lý trang web, gồm nhiều mục:
+ Hoạt động gần đây: Hiển thị tất cả những thay đổi mà người quản trị đã thao tác.
+ Trang: Bao gồm các trang đã tạo hoặc sẵn có và bố cục sắp xếp của nó. Người tạo có thể giữ chuột để di chuyển vị trí của các trang.
+ Tài liệu đính kèm: Bao gồm các tập tin, hình ảnh có trong trang web.
+ Mục đã xóa: Bao gồm những trang đã xóa, có thể khơi phục lại hoặc xóa nó
vĩnh viễn.
+ Chung: Phần này hỗ trợ cho phép thay đổi tên trang web, mô tả sơ lược về trang web, hiện cảnh báo dành cho người lớn hay nếu khơng thích có thể xóa trang web này đi. Người làm cũng có thể chỉnh sửa ngơn ngữ hiển thị của trang web, cho phép đối tượng có thể truy cập vào trang web hay chọn những người quản trị trang web.
+ Chia sẻ quyền: Mục này cho phép chia sẻ trang web với bạn bè trong nhóm
hoặc xuất ra trên Internet, thay đổi người quản trị trang web.
+ Bố cục trang web: Bao gồm đầu trang, thanh bên và chân trang hệ thống. • Đầu trang cho phép thay đổi hình ảnh và kích thước hình ảnh ở phần trên
cùng của trang web.
• Thanh bên. Hiển thị những thanh nằm ở bên trái (phải) của trang web. Chọn “chỉnh sửa” để thay đổi nội dung hiển thị. Chọn “thêm mục
thanh bên” để đưa thêm một thanh hiển thị bên khác.
+ Màu và phông chữ: Cho phép chỉnh sửa màu sắc, kiểu chữ, kích cỡ chữ…
+ Chủ đề: Mục này cho phép thay đổi giao diện, có nhiều giao diện khác nhau
hiển thị, nếu không thêm giao diện, chọn vào “duyệt các chủ đề khác”.
- Tạo trang mới. Chọn biểu tượng ở thanh công cụ, tại đây sẽ cho phép tạo trang mới, đặt tên và chọn vị trí của trang mới, nhấn nút “tạo” sau đó nhấn nút “lưu” để hồn tất.
- Sửa đổi nội dung trên một trang bất kì. Chọn trang cần chỉnh sửa, nhấp vào biểu
tượng ở thanh công cụ, tại đây cho phép nhập nội dung mới, xóa
nội dung cũ…
- Sử dụng thanh menu trong soạn thảo văn bản. Thanh menu gồm 4 mục:
+ Chèn: dùng để chèn hình ảnh, chèn liên kết, dòng ngang, đoạn phim, mục lục, bảng tính…
+ Định dạng: định dạng theo các tiêu đề, chỉ số trên và dưới, canh chỉnh theo lề.
+ Bảng: chèn một bảng và các thao tác với bảng.
+ Bố cục: chọn một trong 9 cách bố cục trang như 1 cột, 2 cột, 3 cột ....
- Sử dụng thanh công cụ khi soạn thảo. Thanh cơng cụ có các nút: Hồn tác, Làm lại, Ô chọn phông chữ, Ô chọn cỡ chữ, Đậm, Nghiêng, Gạch dưới, Màu văn bản, Màu nền văn bản, Thêm hoặc xóa liên kết, Danh sách được đánh số, Danh sách có dấu đầu dịng, Tăng thụt lề, Giảm thụt lề, Canh trái, Canh giữa, Canh phải, Xóa định dạng, Chỉnh sửa nguồn HTML.
Sau khi hoàn tất văn bản, nhấn chọn “lưu” để lưu nội dung hoặc “hủy” để hủy bỏ.