Nhận xét của HS về WebQuest và phương pháp webquest

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 nâng cao) (Trang 78 - 82)

STT Tiêu chí đánh giá Rất Mức độ đánh giá (%) tốt Tốt Được Bình thường Chưa đạt

Đánh giá về nội dung

1 Nội dung phong phú, mới mẻ. 43 57 0 0 0

2 Nội dung gây hứng thú, hấp dẫn 43 48 9 0 0

3 Nhiệm vụ vừa sức với khả năng HS. 19 52 24 5 0

4 Các tiêu chí đánh giá chặt chẽ, hợp

lý. 24 71 5 0 0

5

Định hướng tài liệu tham khảo rõ ràng, hỗ trợ tốt việc giải quyết

nhiệm vụ trong WebQuest. 45 55 0 0 0

6 Các nhiệm vụ đã rõ ràng, dễ hiểu. 26 50 24 0 0

7 Thời gian thực hiện nhiệm vụ hợp

lý. 7 69 24 0 0

8 Hệ thống bài tập vừa tầm, giúp HS

rèn luyện kỹ năng giải bài tập. 34 52 14 0 0

Đánh giá về hình thức WebQuest

1 Giao diện đẹp, màu sắc hài hòa. 88 22 0 0 0

2 Thuận tiện khi sử dụng. 55 31 14 0 0

1 Gây hứng thú khi học mơn hóa học. 41 52 7 0 0 2 Giảm áp lực trong việc học mơn

Hóa học. 31 62 7 0 0

3 Tăng khả năng tiếp thu bài. 10 52 26 12 0

4 Phát huy những thế mạnh của từng

HS. 43 50 7 0 0

5 Tăng tính chủ động, tích cực tiếp

cận kiến thức của HS. 31 45 24 0 0

6

Các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng giải bài tập, kỹ năng thực hành thí nghiệm được phát triển và củng cố.

17 45 38 0 0

Phân tích bảng số liệu trên và một số tiêu chí khác trong phiếu khảo sát, chúng tôi rút ra được một số nhận định sau:

- 100% HS chưa từng nghe đến WebQuest và phương pháp webquest trước đó, chứng tỏ phương pháp này hãy cịn rất mới mẻ với HS phổ thơng.

- 100% HS được khảo sát trả lời thỉnh thoảng được học phương pháp seminar. Hầu hết các HS đều có cho rằng, phương pháp này giúp giờ học vui hơn, tăng cường gắn kết bạn bè nhưng khó khăn trong việc tìm tài liệu, làm tốn rất nhiều thời gian và các HS chỉ nắm được phần của nhóm mình thuyết trình. Điều này chứng tỏ những hạn chế của HS trong việc tìm kiếm thơng tin và học với phương pháp seminar mà chúng tôi đề cập ngay từ đầu là hồn tồn chính xác. - 69% HS khảo sát thường xuyên truy cập Internet, 7% HS rất thường xuyên và

chỉ có 24% thỉnh thoảng truy cập. Từ đó cho thấy, ngày nay việc HS có thể truy cập mạng Internet khơng cịn q khó khăn. Đặc biệt, có đến 81% HS truy cập mạng để phục vụ cho việc giải trí, 67% HS phục vụ cho việc học và chỉ có 5% để tham khảo thêm kiến thức bên ngồi. Như vậy, việc sử dụng Internet của HS chưa thực sự hiệu quả.

- Đánh giá về nội dung

Có thể nhận ra mức độ tin cậy của các em HS là cao khi đồng loạt có các điểm số tương đồng hoặc cao hơn so với GV. Học sinh là người trực tiếp sử dụng WebQuest “Hóa học trong tầm tay” và học với phương pháp webquest để lĩnh hội kiến thức mới, hệ thống hóa bài học, hồn thành nhiệm vụ và giải những bài tập. Vì thế, các em sẽ

cảm nhận chính xác hơn về sự hứng thú, sự thấu hiểu kiến thức của bản thân qua bài học cũng như độ khó của hệ thống câu hỏi và bài tập. Nên điểm số đánh giá về hệ thống bài tập vừa tầm, rèn luyện được kỹ năng giải bài tập của HS được đánh giá cao (86% HS đánh giá tốt và rất tốt so với GV là 68%); chỉ tiêu về nội dung phong phú mới mẻ, gây được sự hứng thú cũng được HS phản hồi tích cực (100% đánh giá nội dung phong phú, mới mẻ ở mức tốt và rất tốt, trên 90% HS cho rằng nội dung đã gây được sự hứng thú, hấp dẫn tốt và rất tốt).

Các chỉ tiêu về nhiệm vụ vừa sức với HS vẫn còn 24% đánh giá được và 5% đánh giá bình thường, nguyên nhân do đây là lần đầu tiên HS làm việc với phương pháp webquest, tiếp xúc với kiểu nhiệm vụ mới mẻ này nên còn nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, về thời gian thực hiện nhiệm vụ và tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu của nhiệm vụ đã được 76% HS ghi nhận tốt và rất tốt, còn lại 24% đánh giá được.

Bên cạnh đó, định hướng tài liệu tham khảo là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của WebQuest và phương pháp webquest. Phần này được sự đánh giá cao của cả HS và GV (100% đánh giá tốt và rất tốt). Chứng tỏ, các nguồn tài liệu đã đầy đủ và chuẩn xác, hỗ trợ tốt cho HS hồn thành nhiệm vụ.

- Đánh giá về hình thức WebQuest

Về giao diện đẹp, màu sắc hài hòa nhận được sự đánh giá tương đối ít chênh lệch so với GV. 100% HS và GV đều thống nhất rằng giao diện đẹp, hài hòa ở mức tốt và rất tốt, trong đó có đến 88% HS đánh giá rất tốt (so với GV là 76%), điều này chứng tỏ trong q trình thiết kế, chúng tơi đã chú trọng yếu tố tâm lý lứa tuổi.

Về mặt thuận tiện khi sử dụng thì sự đánh giá lại cao hơn so với GV (86% mức tốt và rất tốt so với 60%). Điểm số trên cho thấy có sự chênh lệch, nguyên nhân có thể do HS chỉ sử dụng WebQuest để giải quyết nhiệm vụ và đánh giá, còn GV phải sử dụng WebQuest để quản trị HS. Tuy nhiên, khi các GV đã hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và quản trị trang web trên Google Sites thì chắc chắn “Hóa học trong tầm tay” sẽ được các GV nhiệt liệt đón nhận.

- Đánh giá về phương pháp webquest

Đây là phần khác biệt trong phiếu khảo sát giữa GV và HS. Vì HS là đối tượng trực tiếp học tập với phương pháp webquest này, cho nên, những nhận xét của HS sẽ là rất hữu ích và chính xác. Về tiêu chí gây hứng thú, giảm áp lực trong việc học cũng như phát huy được thế mạnh của từng HS được đánh giá cao (93% HS đồng ý cho

rằng các tiêu chí này tốt và rất tốt). Qua đây cho thấy, phương pháp này bước đầu đã có ảnh hưởng tốt đến việc học của HS.

Xét đến tiêu chí làm tăng tính chủ động tiếp cận kiến thức của HS khi học với phương pháp này có 86% đồng ý tốt và rất tốt, còn lại 24% đánh giá ở mức được. Điều này khẳng định phương pháp đã tác động đến tính tích cực của HS khá tốt, nếu được áp dụng lâu dài, thường xuyên và đúc kết kinh nghiệm thì tin rằng phương pháp này sẽ còn phát huy hơn nữa.

Các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng giải bài tập, kỹ năng thực hành thí nghiệm được phát triển và củng cố được 62% HS nhận xét tốt và rất tốt, 38% HS cho rằng tiêu chí này được. Như vậy, tiêu chí này chưa được xây dựng tốt, cần phải hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt là kỹ năng giải bài tập.

Phần quan trọng của bất kì phương pháp nào là làm sao HS hiểu được bài tốt nhất. Tuy nhiên, chỉ có 62% HS hiểu bài tốt và rất tốt, 26% được và 12% HS tiếp thu bài một cách bình thường. Con số trên khơng phải là quá thấp nhưng vẫn chưa tốt, nguyên nhân có lẽ do phương pháp này hãy cịn mới mẻ, HS chưa có thời gian để hiểu hết cách thức làm việc và điều tiết để phù hợp với cách học mới. Cho nên, khi được hỏi HS có muốn tiếp tục học với phương pháp này khơng thì có đến 88% HS đồng ý tiếp tục.

Hầu hết các em đều thích phương pháp này ở chỗ nguồn tài liệu được cung cấp sẵn và đầy đủ, HS khơng phải vất vả và tốn thời gian tìm kiếm. Cũng có nhiều ý kiến của các em đóng góp, cho rằng phương pháp này đòi hỏi các em phải biết về kỹ năng thí nghiệm mà trước đó các em chưa được trang bị, kỹ năng sử dụng máy tính (sử dụng phần mềm Microsoft Publisher, cách gửi thơng tin phản hồi trao đổi với nhóm hoặc GV…) nên mới tiếp xúc với phương pháp này khiến các em thấy xa lạ. Đặc biệt, khá nhiều HS cảm thấy khó khăn khi làm việc theo nhóm. Nhưng cũng có HS lại thích thú, nhờ phương pháp này mà các em biết thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng ngoài sách vở. Tất cả những thông tin trên cho thấy, phương pháp này đã nhận được sự phản hồi tích cực từ HS và cần được vận dụng thường xuyên hơn trong dạy học.

3.6.3. Kết quả bài kiểm tra của HS

Sau thời gian tiến hành với phương pháp webquest, chúng tôi đã cho tiến hành kiểm tra 15 phút bài trắc nghiệm 10 câu vào buổi hôm sau với HS. Nội dung bài kiểm

tra và bảng điểm cụ thể của HS ở lớp TN và ĐC được chúng tôi đặt ở phần phụ lục. Kết quả được thống kê ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 nâng cao) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)