Thực trạng hoạt động dạy các môn khoa học cơ bản của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 51 - 56)

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản tại Trường Đạ

2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy các môn khoa học cơ bản của GV

Hiện tại, Khoa Cơ bản chỉ có một GV cơ hữu kiêm Trưởng Khoa phụ trách giảng môn Đại số, Giải tích và Lý thuyết xác suất thống kế, cịn lại các môn khác Khoa mời GV thỉnh giảng từ các trường đại học khác. Trong từng

học kỳ của năm học, sau khi đã có kế hoạch giảng dạy của Khoa, Khoa tiến hành phân công GV giảng dạy các môn KHCB và mời GV thỉnh giảng phụ trách từng môn theo đúng chuyên ngành của họ.

Gần 7 năm qua, Khoa Cơ bản đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, do điều kiện về nguồn tuyển sinh, SV trong trường hai năm gần đây đã giảm đáng kể nên đội ngũ CBGV trong Khoa không thay đổi về số lượng. Đồng thời cũng có lý do là theo Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ GD&ĐT về việc “Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học cao đẳng” tại Điều 2 đã ghi rõ mỗi ngành đăng ký đào tạo phải có ít nhất 01 GV có trình độ tiến sĩ và 03 GV có trình độ đúng ngành đăng ký. Hiện tại Trường có 12 ngành đã đăng ký đào tạo, nhưng các GV của Khoa cơ bản với Tiến sĩ hoặc thạc sĩ cũng khơng được tính vào 12 Khoa chuyên ngành của Trường. Vì vậy, hiện tại Nhà trường chỉ mới chú trọng xây dựng đội ngũ GV cho các Khoa chuyên ngành.

Để nghiên cứu một cách sát thực trạng giảng dạy của đội ngũ GV giảng dạy các môn KHCB, chúng tôi đã thực hiện thống kê chi tiết về độ tuổi, trình độ, thâm niên công tác của đội ngũ GV giảng dạy các mơn KHCB (tính cả GV cơ hữu và GV thỉnh giảng).

Bảng 2.4. Độ tuổi, trình độ và thâm niên giảng dạy của GV giảng dạy các môn KHCB tại Trường ĐHHB năm học 2013-2014

Năm Tổng số

Độ tuổi

Dưới 30 tuổi 30-40 tuổi 41-50 tuổi Trên 50 tuổi

SL % SL % SL % SL % 2013- 2014 31 5 16 10 32 7 23 9 29 Năm Tổng số Trình độ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Trình độ khác SL % SL % SL % SL % 2012- 2013 31 8 26 14 45 9 29 0 0

Năm Tổng số

Thâm niên giảng dạy Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Từ 11-24

năm Trên 25 năm

SL % SL % SL % SL %

2013-

2014 31 1 3 8 26 14 45 8 26

(Nguồn: Các bảng thanh toán lương Khoa Cơ bản Trường ĐHHB)

Nhận xét: Từ bảng thống kê trên ta thấy: Về độ tuổi: Số GV các độ tuổi phân bố tương đối đồng đều, với 29% GV độ tuổi trên 50, 23% GV độ tuổi từ 41- 50 tuổi, 32% GV độ tuổi từ 30-40 tuổi và chỉ có 16% GV độ tuổi dưới 30.

Về trình độ: Có 26% GV có trình độ tiến sĩ, 14% GV có trình độ thạc sĩ và cịn lại 29% GV có trình độ cử nhân, trong số 09 GV trình độ cử nhân thì có 04 GV dạy mơn Giáo dục thể chất và 04 GV dạy môn Tiếng Anh cơ sở và 01 GV dạy môn Tin học đại cương.

Về thâm niên giảng dạy: Có 26% GV có thâm niên giảng dạy trên 25 năm, đặc biệt là có 45% GV có thâm niên giảng dạy từ 11-24 năm, 26% GV có thâm niên giảng dạy 5-10 năm và chỉ có 01 GV có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm. Để tìm hiểu thực trạng hoạt động giảng dạy các môn KHCB của

GV, chúng tôi tiếp tục khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy với 10 tiêu chí

chi tiết trong bảng sau.

Bảng 2.5. Bảng khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của GV

TT Nội dung hoạt động

Đánh giá mức độ thực hiện % Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ 1 Chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp 93 7 0 2 Cập nhật, mở rộng bài giảng với

những kiến thức mới 86 14 0

3 Sử dụng phương tiện dạy học tích cực 57 43 0 4 Thay đổi phương pháp giảng dạy khi

SV không hứng thú học tập 57 43 0

5 Trao đổi với SV về phương pháp học

TT Nội dung hoạt động

Đánh giá mức độ thực hiện % Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ 6 Yêu cầu và hướng dẫn SV chuẩn bị

bài mới ở nhà 79 21 0

7 Kiểm tra việc tự học bài mới của SV 43 50 7 8

Lấy ý kiến phản hồi của SV sau khi kết thúc môn học để rút kinh nghiệm và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh phương pháp dạy học

43 57 0

9 Chú ý tìm hiểu những khó khăn SV

gặp phải trong quá trình học tập 64 36 0 10 Thực hiện kiểm tra thi nghiêm túc,

đánh giá đúng kết quả học tập của SV 79 21 0 Nhận xét: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của GV trong bảng trên cho chúng ta thấy đối với việc chuẩn bị bài kỹ trước khi lên lớp của GV khá ổn, mức độ thường xuyên đạt tới 92.9%, chỉ còn 7.1% số GV đơi khi cịn chưa chuẩn bị bài kỹ trước khi lên lớp.

Với xu thế hội nhập quốc tế, thời đại thơng tin thì việc cập nhật thơng tin, cập nhật, mở rộng bài giảng với những kiến thức mới là khá quan trọng nhưng qua khảo sát cho chúng ta thấy vẫn cịn 14.3% các GV cịn chưa làm tốt cơng việc này.

Đặc biệt là cịn có đến 42.9% các GV chưa sử dụng phương tiện dạy học tích cực và linh hoạt thay đổi phương pháp dạy học khi SV không hứng thú, không chú ý vào bài giảng.

Chúng ta quan tâm nhiều vào 3 tiêu chí 5,6,7 với hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ như hiện nay thì việc trao đổi với SV về phương pháp học tập giao bài, hướng dẫn và kiểm tra việc tự học bài mới của SV là ba khâu khá quan trọng trong hoạt động giảng dạy. Có đến 50% GV đã không thường xuyên trao đổi với SV về phương pháp học tập và kiểm tra việc tự học bài

mới của SV, thậm chí có 7.1% GV khơng bao giờ kiểm tra việc tự học bài mới của SV. Trong khi đó có đến 78.6% GV thường xuyên yêu cầu và hướng dẫn SV chuẩn bị bài mới ở nhà.

Có đến 57.1% GV chưa thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của SV sau khi kết thúc môn học để rút kinh nghiệm và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh phương pháp dạy học.

Đối với những mơn học khó, GV cần phải chú ý tìm hiểu những khó khăn SV gặp phải trong quá trình học tập để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời nhằm cải thiện tình hình, qua khảo sát chúng ta thấy đã có 64.3% GV làm tốt, vẫn cịn 35.7% GV vẫn chưa thường xuyên làm công tác này.

Thực hiện kiểm tra thi nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học tập của SV là một khâu rất quan trọng trong hoạt động dạy học, từ đó GV đánh giá được kết quả học tập, giúp cho GV biết rõ khả năng học tập của SV để có những biện pháp cải thiện. Từ đó GV có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của bản thân. Đối với tiêu chí này có đến 78.6% GV thường xuyên thực hiện và chỉ còn 21.4% GV chưa thường xuyên thực hiện.

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và phương tiện dạy học của GV các môn KHCB

TT Nội dung hoạt động

Đánh giá mức độ thực hiện % Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ Các phương pháp day học 1 Thuyết trình, vấn đáp 50 50 0 2 Làm việc cặp 36 57 7 3 Thảo luận nhóm 43 50 7

4 Đóng vai theo tình huống 43 36 21

5 Báo cáo chủ đề thảo luận nhóm 29 57 14

Các phương tiện dạy học

1 Máy chiếu + Bài giảng điện tử 71 29 0

2 Phương tiện trực quan: ảnh, hình vẽ 64 36 0

Nhận xét: Thực tế giảng dạy các môn KHCB, đối với các môn về lý thuyết chủ yếu là lớp ghép với số lượng SV rất đơng khoảng hơn 100 SV/lớp. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng gặp khơng ít khó khăn. Chúng tơi đã tiến hành khảo sát để hiểu rõ thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và phương tiện dạy học của GV các môn KHCB. Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp dạy học thuyết trình, vấn đáp là phương pháp GV thường xuyên sử dụng nhiều nhất chiếm 50%, còn các phương pháp khác GV cũng sử dụng một cách tương đối chiếm từ 30% đến 40%. 21% GV không sử dụng phương pháp đóng vai theo tình huống và 14% GV không sử dụng phương pháp báo cáo chủ đề thảo luận.

Về các phương tiện dạy học, có đến 71% GV đã thường xuyên sử dụng máy chiếu + Bài giảng điện tử, chỉ còn 29% GV không thường xuyên sử dụng. Ví dụ: các mơn Đại số, Giải tích hoặc Vật lý thì các thầy đa số sử dụng bảng phấn, không thường xuyên sử dụng máy chiếu + Bài giảng điện tử. Một số môn đặc thù rất khô khan và dễ gây nhàm chán cho SV nhưng các GV cũng đã cố gắng sử dụng thêm các phương tiện trực quan: ảnh, hình vẽ hoặc mơ hình vật thật giúp cho bài giảng thêm sinh động và kích thích tinh thần

học tập của SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 51 - 56)