1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trường học nơi tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục, tế bào của bất cứ hệ thống giáo dục nào (từ cơ sở đến trung ương). Chất lượng của giáo dục đạt được do thành tích đích thực của nhà trường (cùng với hệ thống QLGD).
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường” [30, tr.21].
Tác giả Phạm Minh Hạc viết: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”. “Việc quản lý nhà trường (có thể mở rộng ra là việc quản lý nói chung) là việc quản lý dạy - học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này tới trạng thái khác để dần tới mục tiêu giáo dục” [12, tr.71].
Mục tiêu QL của nhà trường được cụ thể hoá trong kế hoạch nhiệm vụ năm học, tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Để thực hiện mục tiêu này, người HT phải tiến hành các hoạt động QL.Xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng CSVC nhà trường và các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tạo lập, duy trì tốt mối
quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội, thực hiện dân chủ hoá trong QLNT và các hoạt động khác.
Từ những định nghĩa trên cho thấy: QLNT là q trình tác động có ý thức, hợp quy luật của bộ máy QLNT lên đối tượng QL nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu đã đề ra.