Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 80)

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn liền với thực tiễn. Các biện pháp đề xuất phải hợp lý, khách quan, chính xác và tin cậy. Đặc biệt, trong khi thực hiện biện

pháp này có thể phát huy thế mạnh của các biện pháp khác và tạo được sự tương tác tích cực trong việc QL hoạt động dạy học tại Trường ĐHHB.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hoạt động dạy học là một thành tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo của một nhà trường không chỉ áp dụng những biện phápriêng lẻ mà cần có nhiều biện pháp khác nhau đồng thời tác động vào quá trình QL. Các biện pháp cần hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo của trường, cần đảm bảo không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề được QL.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Các biện pháp QL được đề xuất có tính đến hồn cảnh, điều kiện, môi trường khách quan, chủ quan và định hướng phát triển của Trường ĐHHB. Thông qua khảo sát ý kiến của các đối tượng liên quan, các biện pháp chưa có đủ điều kiện thực hiện nhà trường sẽ điều chỉnh thời gian thực hiện cho phù hợp.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các biện pháp QL sẵn có, cần áp dụng khoa học QLGD, vận dụng công nghệ thông tin vào QL dạy học, đồng thời các biện pháp đưa ra phù hợp với định hướng phát triển của Trường ĐHHB. 3.3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản tại Trường Đại học Hịa Bình

3.3.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các môn KHCB cho mọi đối tượng trong nhà trường các môn KHCB cho mọi đối tượng trong nhà trường

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động dạy học các môn KHCB trong Trường ĐHHB chưa được chú trọng tính đặc thù của chúng trong chương trình đào tạo. Do đó việc nâng cao nhận thức về vai trị, đặc điểm của các mơn KHCB là rất cần thiết.

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các môn KHCB cho mọi đối tượng trong nhà trường nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức dẫn đến thống nhất trong hoạt động chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QL, nhiệm vụ dạy, nhiệm vụ học cho đội ngũ CBGV và SV trong Trường. Từ nhận thức đúng đắn của đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên, các Phòng, Khoa và SV trong trường sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc hỗ trợ cho hoạt động dạy học các môn KHCB đạt hiệu quả cao và dần đi vào chiều sâu.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp Đối với đội ngũ cán bộ giảng viên:

- Hiểu rõ được mục tiêu, nội dung QL hoạt động dạy học các môn KHCB của Nhà trường.

- Hiểu rõ nội dung, phương pháp QL điều hành tốt các hoạt động dạy học đáp ứng được mục tiêu giáo dục của một trường đại học và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động hiện đại.

Đối với sinh viên:

- Giáo dục cho SV hiểu rõ được chương trình các mơn KHCB, nắm được mục tiêu của các môn học. Đồng thời giúp SV thấy được tầm quan trọng của các môn KHCB đối với khối kiến thức tổng hợp mà SV cần được trang bị để phù hợp với yêu cầu lao động chất lượng cao của xã hội và quan trọng hơn nữa đó là khối kiến thức, kỹ năng, năng lực nền tảng để SV tiếp tục với các môn cơ sở ngành và chuyên ngành cần phải học trong chương trình đào tạo.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện

Đối với đội ngũ cán bộ giảng viên:

- Tổ chức cho CBGV học tập nghiên cứu các nội quy, quy định về dạy học của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường.

- Sưu tầm, nghiên cứu đầy đủ các văn bản, những quy định hướng dẫn của các cấp quản lý, thường xuyên bổ sung hoàn thiện các biện pháp QL dạy học các môn KHCB.

- Xây dựng kế hoạch học tập, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức vai trị, ý nghĩa, mục đích, u cầu và tính chất của hoạt động dạy học các mơn KHCB cho đội ngũ CBGV.

- Tổ chức bồi dưỡng, đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ GV, tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho việc dạy học các môn KHCB.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức QL và tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy học các môn KHCB cho đội ngũ CBQL.

- Tham gia giao lưu học tập kinh nghiệm QL của các Trường tiên tiến, đúc rút kinh nghiệm để vận dụng hiệu quả vào công tác QL dạy học các môn KHCB tại Trường ĐHHB.

Đối với sinh viên:

- Thông qua tuần sinh hoạt công dân đầu năm học để bồi dưỡng nhận thức đối với việc học tập chương trình các mơn KHCB cho SV.

- Có những phần giới thiệu, phân tích ngắn gọn nội dung và tầm quan trọng của từng môn học KHCB trong cuốn Sổ tay sinh viên phát cho sinh viên mỗi khóa, đặc biệt là tổ chức những buổi nói chuyện chun đề về các mơn KHCB cho SV năm thứ nhất.

- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về mục đích u cầu, vị trí vai trị và tính chất của các mơn KHCB cho SV.

- Thơng qua các hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn nghệ, các hội thi, các buổi điểm danh và sinh hoạt lớp ... để bồi dưỡng nâng cao nhận thức về mục đích yêu cầu, vị trí vai trị và tính chất của các mơn KHCB cho SV.

- Giảng viên bộ mơn nêu rõ mục đích u cầu, vị trí vai trị và tính chất của mơn học cho SV ngay buổi học đầu tiên của mỗi môn học.

- Phối hợp với Đảng bộ, Đoàn thanh niên, câu lạc bộ SV ... để tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về các môn KHCB cho SV.

- Thơng qua Website, Tạp chí của Trường để đăng bài viết chia sẻ những phương pháp học tập hiệu quả và những gương SV học giỏi các môn KHCB trong Trường.

- Thành lập các Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Tiếng Anh HBU, Câu lạc bộ khoa học tự nhiên, Câu lạc bộ khoa học xã hội, Câu lạc bộ kỹ năng mềm ... và định kỳ tổ chức sinh hoạt các Câu lạc bộ để SV. Từng kỳ hoặc từng năm có thể tổ chức các Hội thi như: SV nói Tiếng Anh giỏi, SV thuyết trình giỏi, SV hiểu biết về pháp luật ...

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện

- Ban giám hiệu, lãnh đạo các Phòng, Ban, Khoa và từng CBGV phải nhận thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của các môn KHCB.

- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo các Phòng, Ban, Khoa và bộ phận chức năng kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng nhận thức và thực trạng thực hiện công tác này.

- Căn cứ tình hình thực tế, đối tượng và nhiệm vụ cụ thể để chỉ đạo tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng Tổ chức các hoạt độngnâng cao nhận thức tầm quan trọng của các môn KHCB nhằm nâng cao hiệu quả QL dạy học các môn KHCB từ đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy học các môn KHCB trong Nhà trường.

3.3.2. Tăng cường quản lý công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học trình, kế hoạch dạy học

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Chương trình, kế hoạch dạy học có ảnh hưởng khá lớn đến việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện tiến trình và hiệu quả của hoạt động dạy học. Chương trình, kế hoạch dạy học cũng có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với cơng tác thực hiện mục tiêu dạy học và đáp ứng nhu cầu của xã hội trong tương lai. Do đó, việc thực hiện biện pháp này nhằm QL chặt chẽ và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học các mơn KHCB cho SV một cách hiệu quả, khoa học, phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

Đối với cơng tác xây dựng chương trình và kế hoạch dạy học

Hiệu trưởng chỉ đạo Phòng đào tạo và Khoa Cơ bản nghiên cứu kỹ chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình dạy học cho các Khóa học của từng ngành đào tạo của Trường. Từ đó chỉ đạo Phịng đào tạo và Khoa Cơ bản và các bộ phận chức năng phối hợp các đối tượng liên quan xây dựng chương trình và kế hoạch dạy học một cách phù hợp, chặt chẽ, linh hoạt và hiệu quả.

Đối với cơng tác tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học

Khi chương trình, kế hoạch được xây dựng và phê duyệt, Hiệu trưởng chỉ đạo thông báo, phổ biến và triển khai chương trình, kế hoạch dạy học cho các đối tượng liên quan.

Chỉ đạo các Phòng, Ban, Khoa thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đã được phê duyệt.

Chỉ đạo các bộ phận chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch, đồng thời theo dõi đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học đã được phân công của từng bộ phận.

BGH thường xuyên kiểm tra và chỉ đạo các bộ phận chức năng duy trì thực hiện nghiêm chỉnh theo kế hoạch, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý, cải thiện kịp thời, linh hoạt những nội dung chưa đạt.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

Đối với cơng tác xây dựng chương trình và kế hoạch dạy học

BGH chỉ đạo Phòng đào tạo, các Khoa xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể ngay từ đầu năm học, kỳ học các khóa học lại, học bổ sung, học hè cho các Khóa học, các ngành học ở Trường ĐHHB.

Chương trình, kế hoạch dạy học trước khi ban hành phải được đưa ra hội nghị thảo luận, thống nhất, chỉnh sửa, trình BGH phê duyệt để đảm bảo cho chương trình, kế hoạch đó mang lại hiệu quả cao nhất.

Trong từng Khóa học, kỳ học, năm học, BGH chỉ đạo các Phòng, Ban, Khoa nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và các hoạt động liên quan để làm cơ sở chỉnh sửa, cải thiện đảm bảo cho kế hoạch dạy học được xây dựng và thực hiện mang lại hiệu quả cao.

Yêu cầu kế hoạch phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình một cách khoa học, có tính kế thừa và phát triển, đảm bảo cân đối và đặc biệt là phù hợp với trình độ nhận thức và mọi điều kiện thực hiện.

Qua từng Khóa học, kỳ học, năm học, BGH thường xuyên chỉ đạo các Phòng, Ban, Khoa tiến hành đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học.

Đối với cơng tác tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học

BGH chỉ đạo các Phòng, Ban, Khoa tiến hành xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp với kế hoạch học tập của GV.

Trong quá trình thực hiện, BGH thường xuyên kiểm tra, giám sát, xem xét tính khả thi để có những điều chỉnh, uốn nắn phù hợp, kịp thời.

Các Phòng, Ban, Khoa và các bộ phận liên quan trong Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để tổ chức thực hiện kế hoạch và có báo cáo, đánh giá định kỳ việc tổ chức đó. Đặc biệt là từng cá nhân CBGV cần tuân thủ chặt chẽ việc thực hiện các kế hoạch, tạo sự đồng thuận trong công việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Từ đó có những tổng kết, rút kinh nghiệm và có chế độ khen thưởng hay xử phạt đối với việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch dạy học trong Nhà trường.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

Các Phòng, Ban, Khoa và các bộ phận liên quan trong Nhà trường cần nhận thức rõ vai trị của cơng tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch dạy học trong Nhà trường.

Nhà trường phải đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị dạy học, tài chính, chế độ đãi ngộ để đảm bảo cho việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch dạy học trong Nhà trường.

BGH phải thường xuyên trực tiếp kiểm tra, đánh giá và có những điều chỉnh, uốn nắn phù hợp, kịp thời đối với những nội dung thực hiện qua thời gian dài vẫn chưa hoạt động có hiệu quả.

3.3.3. Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo của người học tạo của người học

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo của người học là nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ CBGV, giúp người học tự tin, vững vàng và chủ động khơng những chiếm lĩnh được tồn bộ kiến thức môn học mà còn trau dồi được kỹ năng, thái độ trong quá trình học tập và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bản thân.

Từ đó cơng tác tăng cường QL, xây dựng nề nếp, tăng cường hiệu quả hoạt động học tập cho người học cũng được phát huy, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học các môn KHCB ở Trường ĐHHB.

Mặt khác, tăng cường hoạt động tự học các môn KHCB giúp SV tự tin, độc lập nắm vững kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, hình thành thái độ, từ đó SV sẽ chủ động biến tri thức môn học thành tri thức riêng của bản thân, hình thành niềm tin khoa học, tăng cường rèn ý chí phấn đấu, tính sáng tạo, say mê nghiên cứu học hỏi cái mới và đặc biệt là có thói quen tự học suốt đời, phát huy tối đa khả năng của bản thân và tránh xa các tệ nạn xã hội.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp

Toàn bộ SV trong trường đều học các môn KHCB trước khi học các mơn cơ sở ngành và chun ngành, vì vậy BHG cần chỉ đạo các Phòng, Khoa chức năng xây dựng nội quy, quy định, chế độ học tập phù hợp với các đặc điểm, điều kiện của Trường, Khoa, SV.

Các Phòng, Ban, Khoa chức năng thường xuyên thông báo, phổ biến nội quy, quy định, chế độ học tập cho SV vào Tuần giáo dục công dân đầu năm học và trong suốt quá trình học tập. Kết quả học tập của SV ảnh hưởng

khá nhiều vào mức độ chuẩn bị tâm lý và xác định động cơ học tập của chính bản thân mỗi SV.

Đồng thời, BHG cần chỉ đạo các Phòng, Khoa chức năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho

SV chủ động phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành. 3.3.3.3. Cách thức thực hiện

Toàn thể CBGV trong Trường luôn khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ xác định đúng đắn động cơ học tập các môn KHCB cho SV.

BGH chỉ đạo các Phòng, Khoa phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, buổi gặp gỡ Tân SV, những buổi đầu tiên một môn học mới và trong các hoạt động liên quan khác tuyên truyền phổ biến các nội quy, quy định, chế độ học tập, rèn luyện ... giúp SV xác định được động cơ học tập các môn KHCB.

Đặc biệt là để SV được tham gia xây dựng, thiết kế những chương trình và là thành viên ban tổ chức điều hành các hoạt động đó, từ đó SV có cơ hội sáng tạo tối đa, tích cực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.

Lãnh đạo Khoa, Phòng và các bộ phận liên quan chỉ đạo CBGV giúp SV hiểu rõ vị trí, vai trị, mục tiêu của các mơn học KHCB, ý nghĩa của các mơn học đó đối với việc học tập tiếp các môn học tiếp theo và cơ hội lĩnh hội, trau dồi khối kiến thức tồn diện giúp ích cho SV có đủ bản lĩnh, hành trang sau khi tốt nghiệp ra trường.

Đồng thời đội ngũ CBGV cũng luôn tổ chức tuyên truyền, truyền bá,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 80)