Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 36)

1.4.1. Quản lý nội dung, chương trình của mơn học

QL nội dung, chương trình các môn KHCB là hoạt động của hiệu trưởng (HT), được tiến hành dựa trên cơ sở mục tiêu, chương trình khung do Bộ GD&ĐT đã ban hành cho các đối tượng, cho các môn học, các nội dung

đào tạo. Căn cứ vào khung chương trình của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào thực tế đòi hỏi của xã hội đối với SV được đào tạo ra trường, nhà trường tiến hành xây dựng một nội dung chương trình cho phù hợp với các đối tượng và với các yếu tố đảm bảo cho hoạt động dạy học.

HT chỉ đạo Khoa cơ bản tiến hành nghiên cứu nội dung chương trình các mơn KHCB, tổ chức thực hiện dạy học theo chương trình này.

Khoa cơ bản chỉ đạo các bộ môn, các GV trong khoa nghiên cứu nội dung chương trình và tiến hành soạn đề cương chi tiết, bài giảng . Khoa cơ bản nghiên cứu, thống nhất nội dung, đề cương chi tiết, bài giảng cho các môn KHCB để chỉ đạo hoạt động dạy học đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất. Khoa cơ bản không ngừng tiến hành nghiên cứu, rà sốt chương trình để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa những nội dung mới cho phù hợp với thực tiễn.

1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Hoạt động giảng dạy các môn KHCB thực chất là nhiệm vụ chính của GV trong q trình dạy học. GV là người truyền đạt kiến thức, những giá trị về tư tưởng và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho SV. Nội dung QL các hoạt động của giảng dạy của GV như sau:

- QL việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy; - QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp;

- QL việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy;

- QL việc cải tiến nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học; - QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV;

- QL hoạt động khoa học, sinh hoạt Tổ chuyên môn;

- QL việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Đối với việc QL hoạt động giảng dạy, người QL phải dựa trên cơ sở Quy chế hướng dẫn của các cấp QL để chỉ đạo trực tiếp hoạt động giảng dạy của từng GV. Căn cứ vào nhiệm vụ và chuẩn nghề nghiệp GV để chỉ đạo hoạt động với những nội dung sau:

Thống nhất nhiệm vụ cụ thể cho GV dựa trên cơ sở quy định của các cấp QL trong trường. Chỉ đạo việc xác định những mục tiêu cụ thể cần đạt được cho mỗi môn học và chi tiết cho mỗi bài học mà GV đó phụ trách. Những mục tiêu này đã được thiết kế trong Đề cương môn học và được cụ thể hóa trong quy trình kiểm tra - đánh giá đối với môn học/ bài học.

Chỉ đạo việc lựa chọn những phương thức dạy học phù hợp với nội dung và đặc điểm của môn học. Thống nhất, công khai “Đề cương môn học” trước khi môn học bắt đầu với những yêu cầu cụ thể đối với GV như sau:

- GV cần nắm chắc các nội dung chuyên môn và xác được cấp độ cần thiết của từng nội dung đó để lựa chọn phương thức truyền tải cho người học phù hợp với phương thức dạy học đã lựa chọn.

- GV cần xác định chủ đề, mục tiêu, thời gian, nội dung chính cần giảng trong giờ lên lớp lý thuyết từ đó xây dựng kịch bản cho mỗi giờ lên lớp. - GV biết lựa chon các nội dung, phương thức dạy học (thực hành, thực

tập, thảo luận ...) phụ thuộc vào đặc thù của từng môn học.

- GV xác định nội dung và hướng dẫn cho SV cách tự học, tự nghiên cứu để họ hoàn thành được lượng kiến thức theo yêu cầu của môn học.

b. Phân công giảng dạy cho GV dựa trên cơ sở phát huy mặt mạnh từng GV

- Người QL phải nắm vững chất lượng đội ngũ GV, hiểu được ưu thế, hồn cảnh gia đình, sức khỏe của từng GV.

- Người QL cần căn cứ vào quyền lợi học tập của SV.

- Người QL cũng cần chú ý tới khối lượng giảng dạy của từng GV.

c. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV

Việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV là thành tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của giờ giảng, do đó việc QL hoạt động giảng dạy của GV cần tập trung vào những công việc sau:

- Yêu cầu GV cùng tổ, nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung Đề cương môn học được phân công. Sau khi trao đổi thảo luận để thống nhất về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình

thức tổ chức của từng tiết học từ đó định hướng cho việc soạn giáo án và hoạt động trên lớp.

- Quy định cụ thể về việc sử dụng sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo và các thiết bị hiện có.

- Chỉ đạo tốt việc GV cung cấp cho SV khả năng tìm kiếm và vận dụng linh hoạt kiến thức mới, biết vận dụng và tổng hợp các kiến thức đã học vào quá trình học tập và làm việc, rèn luyện kỹ năng, thái độ.

d. Quản lý tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy

Để QL tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy, người QL cần:

- Hiểu rõ nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của chương trình đào tạo trong trường, nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của môn học, nội dung và phạm vi kiến thức từng môn học.

- Phân phối, cân đối các hoạt động trong năm học, sắp xếp thời gian phù hợp, khoa học để các GV thực hiện đầy đủ chương trình năm học. - Tổng hợp được phương pháp dạy học đặc trưng của bộ mơn và các

hình thức dạy học của mơn học đó.

- Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn thống nhất về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, những cải tiến sửa đổi trong chương trình mới. - Giám sát, theo dõi tình hình thực hiện chương trình dạy học thơng qua:

Sổ đầu bài, sổ báo giảng, giáo án, lấy ý kiến SV, dự giảng ...

e. Quản lý việc lên lớp của GV

Để QL tốt việc lên lớp cùng với việc tuân thủ theo đề cương môn học và cấu trúc giáo án đã được thông qua, người QL cần chú ý các việc sau:

- Tổ chức việc dự giờ trên lớp, thơng qua đó đánh giá kết quả việc chuẩn bị và triển khai bài trên lớp của GV và việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, công nghệ dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. - Thống nhất đánh giá giờ lên lớp và công khai phiếu dự giờ cho mọi đối

- Thông qua phỏng vấn SV, lấy ý kiến SV, hịm thư góp ý, đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp, qua các phiếu dự giờ và kết quả học tập của SV, tổng hợp thành thơng tin tồn diện về giờ lên lớp của GV để có các biện pháp QL phù hợp.

g. Quản lý hồ sơ của GV

Để QL tốt hồ sơ của GV, người QL cần: Quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ, đồng thời có kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ.

1.4.3. Quản lý hoạt động học của sinh viên

Hoạt động chủ đạo của SV là hoạt động học tập. Đó là q trình nhận thức nhằm chiếm lĩnh những tri thức trong kho tàng trí tuệ của nhân loại. Đồng thời, hoạt động nhận thức này mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc lập sáng tạo phát triển ở mức độ cao để chuẩn bị cho một ngành nghề nhất định có chun mơn năng lực cao. SV ngoài giờ lên lớp theo chương trình chính khóa, họ cịn phải tích cực nghiên cứu thêm tài liệu để phát triển kiến thức, giúp họ vững vàng trong cơng việc, nghề nghiệp của mình.

QL hoạt động học tập các môn KHCB của SV không chỉ giới hạn trong phạm vi giáo dục SV trên lớp, mà còn gồm các hoạt động khác nhau như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hành, thực tập, tham quan, giao lưu ...

QL hoạt động học tập của SV là một trong nhưng nội dung của QLGD của nhà trường, tiến hành theo quy chế của Bộ GD&ĐT. QL hoạt động học của SV bao gồm QL thời gian, chất lượng học tập, thái độ và phương pháp học tập. QL từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện học tập đến quy chế học tập.

1.4.4. Quản lý CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học

QL CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học các môn KHCB đảm bảo các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học các môn KHCB.

- Tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng, thiết kế các nội quy, hướng dẫn sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật.

- QL CSVC, thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học (Trường, lớp, bàn ghế, bảng phấn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống âm thanh, hệ thống thơng tin, phịng máy, phịng chức năng, thư viện ...). 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học ở đại học

Với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Từ nền tảng đó, cũng với những biến đổi lớn lao về chính trị xã hội vào các thập kỷ qua, xu thế tồn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới. Ở Việt Nam, sau một phần tư thế kỷ thực hiện đường lối “đổi mới”, chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được nhiều thành quả khả quan. Nước ta khơng chỉ có sự đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, mà cịn có hướng hội nhập, tồn cầu hóa. Thời kỳ mới này cũng làm cho nền giáo dục đại học của nước ta chuyển sang giai đoạn mới, mang những đặc trưng mới về sứ mạng, cơ cấu, chức năng ...

Do vậy, đối với quản lý hoạt động dạy học ở đại học cũng có những yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ.

1.5.1. Yếu tố khách quan

Các yếu tố về thể chế xã hội như: Pháp luật, Nghị quyết của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục, các điều lệ, quy chế của Bộ GD&ĐT. Những yếu tố khách quan này đã giúp Hiệu trưởng Nhà trường và CBGV có cơ sở xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.

Môi trường tự nhiên và xã hội cũng tác động đến việc QL hoạt động dạy học, như những vấn đề: Kinh tế thế giới; Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế; Sự phát triển của khoa học cơng nghệ; Văn hóa xã hội...

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Chiến lược đào tạo: mục tiêu, mơ hình đào tạo của trường, nội dung, chương trình, giáo trình của trường.

Yếu tố về người dạy: Năng lực của đội ngũ GV giảng dạy ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

Yếu tố về người học: Chất lượng đầu vào của SV mỗi trường, xuất thân của SV từ các vùng miền và đặc biệt là nhận thức tầm quan trọng của các môn học trong chương trình đào tạo.

Yếu tố về năng lực QL hoạt động dạy học của đội ngũ CBQL trong mỗi trường đại học, muốn QL tốt thì trước hết CBQL trong nhà trường cần phải nhận thức tốt về tầm quan trọng của công tác này và hiểu được đặc thù, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của từng mơn học trong chương trình đào tạo các ngành nghề.

Yếu tố về tài chính, CSVC, thiết bị dạy học đầu tư cho hoạt động dạy học. CSVC và thiết bị dạy học chính là những phương tiện quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển chung của các thành tố trong quá trình dạy học.

Cơ chế QLGD cũng có ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của các trường đại học, cho phép các trường hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả.

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1, tác giả đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến QL, QLGD, QLNT và QL dạy học. Các khái niệm cơ bản trên là cơ sở lý luận giúp tác giả tiến hành khảo sát thực trạng QL hoạt động dạy học các môn KHCB tại Trường ĐHHB, từ đó đề xuất ra các biện pháp QL dạy học. Phần khảo sát thực trạng, tác giả sẽ tiếp tục trình bày tại Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN

KHOA HỌC CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỊA BÌNH 2.1. Khái quát về Trường Đại học Hịa Bình và Khoa cơ bản của Trường

2.1.1. Trường Đại học Hịa Bình 2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Cách đây hơn 9 năm, một nhóm các nhà tâm huyết đồng ý tưởng đầu tư xây dựng một trường đại học chất lượng quốc tế ở Việt Nam đã gặp nhau dưới sự bảo trợ của Hội Hóa học Việt Nam và địa điểm đầu tiên được giới thiệu lập trường là thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tên địa danh, nội dung đào tạo chính về cơng nghệ và xu thế thành lập trường có tổ chức bảo trợ đã tạo nên dự án xây dựng Trường đại học dân lập Công nghệ Vĩnh Phúc, gọi tắt là Trường VPUT. Dự án VPUT đã được giới thiệu với một số trường quốc tế và được trình các cấp theo quy định.

Để phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học ngồi cơng lập trên cả nước, được sự định hướng của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và đặc biệt được sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo Đảng và Chính quyền tỉnh Hịa Bình, tháng 4 năm 2006, Hội đồng sáng lập trường và Hội hóa học Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT cho phép chuyển địa điểm mở trường đại học từ Vĩnh Phúc sang tỉnh Hịa Bình, chuyển hình thức trường dân lập sang trường tư thục và đổi tên Dự án thành Dự án Trường Đại học tư thục Hịa Bình, gọi tắt là Dự án trường HBU. Hội đồng sáng lập VPUT chuyển thành Hội đồng sáng lập HBU.

Cuối năm 2006 Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho thành lập Trường ĐHHB.

Ngày 28/02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Trường ĐHHB được thành lập theo Quyết định số 224/QĐ-TTg.

Chức năng, nhiệm vụ của trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các lĩnh vực theo yêu cầu xã hội trong các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, tài chính ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, dịch vụ cộng đồng … nhằm phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, nâng cao mặt bằng dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Trường hoạt động theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường Đại học và Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học tư thục. Trường khơng đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu và mục tiêu trên hết là chất lượng giảng dạy, học tập, vì sự tiến bộ của người học và nhu cầu xã hội, giảm tối đa sự đóng góp của người học, đặc biệt là ưu tiên con em các gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số.

Theo đặc trưng của mơ hình quan liêu, trong Trường, cán bộ, GV, nhân viên chịu trách nhiệm trước trưởng khoa hoặc trưởng phòng và trưởng khoa hoặc trưởng phòng lại chịu trách nhiệm trước HT.

Thực tế, trong Trường ĐHHB ln duy trì và phát triển tốt mối quan hệ thân thiện giữa GV và SV, nhà trường và gia đình SV.

Trường ĐHHB đề xướng sự phân công lao động giữa các thành viên bằng cách chun mơn hóa theo những nhiệm vụ cụ thể dựa vào năng lực và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)