Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 74 - 79)

khoa học cơ bản của Trường Đại học Hịa Bình

2.4.1. Thành tựu về QL hoạt động dạy học các mơnKHCB của Trường 2.4.1.1. Quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy các mơn KHCB 2.4.1.1. Quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy các môn KHCB

QL và thực hiện nghiêm túc các nội dung chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT, nhà trường quy định.

Đưa ra một số biện pháp QL hiệu quả để thực hiện tốt các nội dung chương trình đào tạo và đề cương từng mơn học nhằm đạt chuẩn đầu ra các ngành đào tạo, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao của xã hội.

Xây dựng linh hoạt chương trình đào tạo liên thông để các đối tượng SV cao đẳng có thể hồn thiện chương trình đào tạo đại học để có bằng đại học của nhà trường.

Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch dạy học từng năm học, từng kỳ học cho các ngành trong Trường.

Chủ động phối hợp với mọi đối tượng liên quan QL và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch dạy học cho các đối tượng học tập trong Nhà trường.

2.4.1.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Hơn sáu năm qua, mặc dù đội ngũ CBGV cịn ít, nhưng với sự nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của nhiệm vụ dạy học các môn KHCB tại Trường ĐHHB. Khoa Cơ bản đã làm tốt công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, đoàn kết, chấp hành mọi nội quy, quy định của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường.

Nhà trường đã có kế hoạch cử CBGV đi học, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

Đội ngũ CBGV nhiệt tình trong công tác giảng dạy và QL hoạt động dạy học.

BGH và lãnh đạo Khoa bố trí dự giờ và đánh giá, tổng kết phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học.

Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế ra đề thi, coi thi, chấm thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá và rút kinh nghiệm kịp thời với công tác ra đề thi, coi thi, chấm thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

2.4.1.3. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên

Phần lớn SV nhận thức đúng thông tin, mục tiêu, yêu cầu của chương trình mơn học.

SV của trường đồn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc học tập và đạt kết quả học tập tương đối cao rèn luyện cũng như học tập.

SV thực hiện đúng nội quy, quy định của Trường, có ý thức trong việc giữ gìn trật tự, nề nếp học tập và bảo quản tốt CSVC của Trường.

Tích cực tham gia hoạt động Đảng (trong 6 năm đầu đã có 16 SV trong trường được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng), Đoàn thanh niên và các hoạt động chung, các phong trào thi đua,các cuộc thi ngoại khóa của Trường.

2.4.1.4. Quản lý CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học

Hơn 6 năm qua, bằng nguồn vốn tự tích lũy và huy động của nhà đầu tư, việc nâng cấp sửa chữa CSVC và đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, tư liệu phục vụ dạy học được cải thiện hàng năm.

QL khá tốt cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học các môn KHCB tại Trường ĐHHB.

Có kế hoạch kiểm tra thống kê trang thiết bị, CSVC để bổ sung, bảo quản và nâng cấp đảm bảo cho hoạt động giảng dạy có hiệu quả.

Xây dựng các phần mềm QL và sử dụng hiệu quả các công nghệ, phương tiện trong dạy học.

2.4.2. Hạn chế về QL hoạt động dạy học các môn KHCB của Trường 2.4.2.1. Quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy các mơn KHCB 2.4.2.1. Quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy các môn KHCB

Công tác QL chương trình, kế hoạch giảng dạy mơn học cịn chưa tốt. Đơi khi cịn lúng túng trong việc thực hiện các kế hoạch dạy học đột xuất.

Sự phối hợp giữa Khoa, Phòng chưa chặt chẽ, trong việc thực hiện nội dung chương trình dạy cịn thiếu chủ động và hiệu quả chưa cao, đặc biệt là đối với những lớp liên thơng đại học.

Ngun nhân:

Chưa có sự phối hợp một cách chủ động và hiệu quả trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo các ngành trong Trường. Đặc biệt đối với các lớp ghép, do số lượng SV trong một số ngành cịn q ít.

Giữa các Khoa và Nhà trường chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo các ngành trong trường, đặc biệt là kế hoạch cho đối tượng liên thông.

2.4.2.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Hạn chế:

QL kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng, sổ đầu bài, việc thực hiện nghiêm túc giờ ra vào lớp còn chưa thật sự tốt.

Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ CBGV chưa cao, nhất là đội ngũ GV cao tuổi, vì vậy không phát huy được việc sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại.

Việc chỉ đạo đổi mới về phương pháp dạy học chưa có hiệu quả.

Việc dự giờ và rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao.

Việc đánh giá bài thi, đánh giá kết quả học tập của SV chưa kịp thời và hiệu quả.

Nguyên nhân:

Đội ngũ CBGV giảng dạy và QL dạy học các mơn KHCB của Trường cịn quá ít, do cơ chế của Trường ưu tiên tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng các GV chuyên ngành đào tạo. Đối với đội ngũ GV giảng dạy các môn KHCB chủ yếu là GV thỉnh giảng từ các Trường đại học khác hoặc là GV đã về hưu.

Công tác chỉ đạo tổ chức việc dự giờ và vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

2.4.2.3. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên

Hạn chế:

Đa số SV nhập học vào Trường ĐHHB là những SV có kết quả thi đại học thấp.

Một số SV còn hiếu động, ham chơi, chưa quen với môi trường học tập ở một trường đại học nên vẫn vi phạm kỷ luật học đường.

Một số SV vẫn chưa có thái độ tốt trong học tập và rèn luyện. Do vậy vẫn cịn khoảng từ 3% đến 8% SV có kết qủa học tập các mơn KHCB kém.

Nguyên nhân:

Chưa kịp thời tổ chức buổi gặp gỡ, tuần sinh hoạt công dân đối với SV năm thứ nhất để giáo dục động cơ học tập, đồng thời thông báo cho SV mọi nội quy, quy định trong Nhà trường.

Đội ngũ CBQL lớp chưa thường xuyên tổ chức sinh hoạt lớp.

Đội ngũ cố vấn học tập chưa thực sự phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình.

Nhiều SV coi các mơn KHCB là bắt buộc phải học, chưa yêu thích và hiểu rõ vị trí, vai trị quan trọng của các mơn học này.

2.4.2.4. Quản lý CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học

Hạn chế:

Công tác kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản CSVC và thiết bị dạy học cịn thiếu tính kế hoạch, chưa chủ động.

Công tác bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng các loại thiết bị dạy học còn chưa đúng mức và chưa kịp thời.

Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm và làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật đối với việc bảo quản, giữ gìn, sử dụng thiết bị phương tiện dạy học chưa kịp thời và chưa có kế hoạch thường xuyên, định kỳ.

Chưa có quy định cụ thể trong việc báo cáo, kiểm tra công tác bảo quản, bảo dưỡng, thay thế cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học.

Sự phối hợp giữa các đối tượng sử dụng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học với CBQL chưa chặt chẽ và linh hoạt.

Kết luận chương 2

Thực trạng hoạt động dạy học cũng như QL hoạt động dạy học các môn KHCB ở Trường ĐHHB trong những năm cho thấy Nhà trường đã phát huy vai trị của đội ngũ CBGV trong cơng tác giảng dạy cũng như QL. Mặc dù đội ngũ CBGV cịn ít nhưng ln có ý thức đồn kết, nhiệt tình cũng phối hợp với các đối tượng liên quan thực hiện khá tốt công tác QL hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên hiệu quả công tác QL ở một số nội dung cịn chưa có hiệu quả cao, do vậy cần phải tiếp tục điều chỉnh, đổi mới. Từ những nhược điểm nhà QL đề ra các biện pháp QL thiết thực, phù hợp và có tính khả thi nhằm tổ chức thực hiện hoạt động dạy học của Nhà trường nói chung và của các mơn KHCB nói riêng trong tương lai có được những thành tựu cao hơn.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỊA BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 74 - 79)