Quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 26 - 29)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học

1.2.4.1. Hoạt động dạy học

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, bằng cách tác động

vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân

và nhóm xã hội. Cũng như tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã viết: “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người” [20, tr.115]. Hoạt động

có tính đối tượng, tính chủ thể, tính mục đích, tính xã hội và tính gián tiếp.

Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội.

Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách của mình, là tiền đề cho sự phát triển và thành đạt của mỗi cá nhân và thúc đẩy xã hội phát triển.

Dạy học là một quá trình bao gồm một hệ thống các thao tác có tổ chức, có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được, từ đó người học khả năng giải quyết được các tình huống thực tế trong toàn bộ cuộc sống.

Hoạt động học: Học dùng để chỉ việc học diễn ra theo cách đơn giản

hàng ngày, nghĩa là con người có thể học tập qua lao động thực tiễn, hoạt động vui chơi, chính những hoạt động này đã đem lại cho chúng ta những tri thức tiền khoa học, hình thành những năng lực thực tiễn. Còn hoạt động học là chỉ hoạt động học diễn ra theo phương thức nhà trường, đây là một phương thức học đặc biệt của loài người mà có tổ chức, điều khiển, nội dung, hệ thống... giúp người học lĩnh hội được tri thức khoa học và năng lực mới.

Cũng như tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã viết: “Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định nhằm phát triển nhân cách của chính mình” [21, tr.71].

Hoạt động học là hoạt động có đối tượng và có ý thức, kết quả của hoạt động học là làm thay đổi chính bản thân và giúp người học không chỉ tiếp thu những kiến thức, tri thức lý luận, kỹ năng, kỹ xảo mà còn tiếp thu tri thức về phương pháp, cách tìm hiểu, khám phá sự vật hiện tượng.

Hoạt động dạy: Dạy về bản chất là sự tổ chức nhận thức cho người học

và giúp họ học tập hiệu quả. Mục tiêu dạy là phải tạo ra cho người học có tri thức, kỹ năng, thái độ, từ đó hình thành phẩm chất, năng lực cụ thể. Dạy có chức năng kép là truyền đạt thông tin - dạy và điều khiển hoạt động học.

Cũng như tác giả Đặng Xuân Hải đã khẳng định: “Dạy học là hai mặt của một q trình ln tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hồn thiện nhân cách” [13, tr.11].

Hoạt động học và hoạt động dạy có mối quan hệ thống nhất biện chứng tạo thành một quá trình hoạt động. Dạy điều khiển học, học tuân thủ dạy.

Hoạt động dạy học: Nói đến hoạt động dạy học là nói đến hoạt động

đặc trưng của nhà trường bởi hoạt động này được tiến hành có kế hoạch có tơn chỉ mục đích, có nội dung mang tính hệ thống và tính khoa học, đồng thời được truyền đạt bởi đội ngũ nhà giáo chuyên nghiệp. Hoạt động dạy học là hoạt động chuyên biệt của người dạy (người được đào tạo nghề dạy học), là quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động học của người học nhằm giúp họ lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành và hồn thiện nhân cách.

Hoạt động dạy học là hoạt động mà trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người dạy làm cho người học tự giác, tích cực chủ động, tự tổ

chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học đã đặt ra.

1.2.4.2. Quản lý hoạt động dạy học

QL hoạt động dạy học chính là các biện pháp tác động của chủ thể QL đến tập thể giáo viên, học sinh, …khác nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường theo yêu cầu trong năm học.

QL hoạt động dạy học chính là sự tác động lên đội ngũ giáo viên, học sinh qua việc thực thi các chức năng QL kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh nhằm thực hiện mục tốt nhất mục tiêu giáo dục. Trong đó người thầy đóng vai trị hướng dẫn, dẫn dắt học sinh đi tìm chân lý. Người học chủ động tiếp cận chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu. Đặc biệt vai trò người học trên cơ sở hướng dẫn của người giáo viên biết tự xây dựng kế hoạch, tự kiểm tra đánh giá để đạt chuẩn với yêu cầu trong giáo dục.

1.2.4.3. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo và nội dung, chương trình giảng dạy theo đúng tiến độ, thời gian quy định.

- Đảm bảo hoạt động dạy học đạt chất lượng cao.

1.2.4.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học

QL mục tiêu, nội dung dạy học: QL việc xây dựng, QL việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, thái độ và phát triển trí tuệ cho học sinh, việc chấp hành nội quy, quy chế về đào tạo, như: điều lệ, nội quy, chế độ…

QL chất lượng dạy học: Việc phát hiện kịp thời các nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém, đề ra và tổ chức thực hiên các biện pháp khắc phục những yếu kém nhằm đảm bảo được chất lượng dạy học và đạt được yêu cầu của xã hội đối với dạy học.

Bên cạnh đó, các nhà trường cần chú trọng đến các nội dung QL như: - QL kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độ văn bằng, chứng chỉ.

- QL hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường và QL điều phối các hoạt động của các tổ chức sư phạm trong nhà trường.

Việc QL hoạt động dạy học phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc QLGD nói chung và áp dụng những nguyên tắc đó vào q trình dạy học ở phạm vi một nhà trường nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 26 - 29)