Kết quả thanh toán thẻ tại Chi nhánh giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 85 - 93)

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % 1. Lượt thanh toán thẻ Lượt 29.781 33.208 35.684 3.427 111,51 2.476 107,46 2. DS thanh toán thẻ Tỷ đồng 68.593 73.673 79.662 5.080 107,41 5.989 108,13 3. DS TTKDTM Tỷ đồng 244.624 309.030 360.135 64.406 126,33 51.105 116,54 4. Tỷ trọng doanh số thanh toán thẻ % 28,04 23,84 22,12

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động thanh tốn trên địa bàn của NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn)

Qua phân tích cho thấy doanh số sử dụng và thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn có xu hướng tăng qua các năm đây là tín hiệu lạc quan trong hoạt động kinh doanh sản phẩm thẻ của ngân hàng. Các ngân hàng đã rất chú trọng đến việc đầu tư vào công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thơng tin, xây dựng và đổi mới quy trình nghiệp vụ để hỗ trợ tốt nhất cho việc phát hành và thanh toán thẻ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng chậm cho thấy áp lực cạnh tranh đối với ngân hàng ngày càng tăng, thị phần còn kém, các bất cập hạn chế về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhân lực, công nghệ,.... cũng như lợi nhuận chưa đáp ứng yêu cầu nên mục tiêu trung hạn là nâng cao chất lượng dịch vụ, dài hạn là phát triển dịch vụ.

Đến 31/12/2019 hệ thống máy ATM của Agribank tổng cộng có 12 máy ATM, Vietinbank có 13 máy, BIDV có 12 máy và LienvietPostbank có 2 máy.

Bên cạnh việc đầu tư, trang bị ATM, Chi nhánh ln chú trọng trang bị hệ thống an tồn điện, hệ thống camera và hệ thống cảnh báo giao dịch thẻ gian lận giả mạo, để chủ thẻ an tâm khi giao dịch tại máy ATM của Chi nhánh. Thêm vào đó, Chi nhánh phát triển mạnh mạng lưới điểm thanh toán thẻ EDC/POS tạo nên hệ thống thanh tốn thẻ hồn hảo để phục vụ khách hàng.

Tổng số EDC/POS toàn thị trường đạt 171 thiết bị, tăng 26,78% so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 21% toàn thị trường. EDC/POS chủ yếu được triển khai tại một số loại hình như: Nhà hàng (26,3%), siêu thị (14%), khách sạn (9,2%), trung tâm thương mại điện tử (6,5%), cửa hàng vàng, trang sức (5%). Việc chia sẻ mạng lưới và đẩy mạnh kết nối liên thông hệ thống ATM, POS cũng được tích cực thực hiện đã khơng chỉ góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thẻ mà cịn góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của các ngân hàng thương mại (NHTM), tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngân hàng và cho toàn xã hội.

Tuy nhiên số lượng EDC/POS như thế vẫn cịn ít, số lượng ATM phân bổ chưa hợp lý, lắp đặt ở thành phố gần trụ sở của chi nhánh NH nhất là tại các khu tập trung nhiều người chưa có máy.

Hiện nay, nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt của người dân tăng cao, nhất là đối với việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ sẽ thuận tiện hơn, tuy nhiên ta thấy số lượng máy chấp nhận thẻ qua các năm tăng khơng đáng kể vì lý do doanh thu từ hoạt động thẻ khơng đủ bù đắp chi phí khấu hao máy làm ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh. Do đó việc phát triển mạng lưới gặp khó khăn.Việc triển khai đơn vị chấp nhận thẻ cũng gặp nhiều hạn chế, vì lý do:

- Thao tác thanh tốn trên máy POS nhiều giai đoạn, phức tạp, khó đào tạo cho đại lý, đơn vị chấp nhận thẻ ngại sử dụng quẹt thẻ nên đa số thu tiền mặt khi thanh tốn.

- Thao tác in hóa đơn phải bấm ba lần, in 3 tờ (1 cho đơn vị chấp nhận thẻ, 1 cho khách hàng, 1 cho ngân hàng) nên khách hàng ngại thanh toán nhiều lần.

- Đơn vị chấp nhận thẻ khơng muốn quẹt thẻ vì phải chiết khấu cho ngân hàng (thẻ nội địa 0,3%, thẻ quốc tế 1,8%) trong khi nếu thu tiền mặt đơn vị chấp nhận thẻ có tiền ngay.

- Tâm lý người dân vẫn thích dùng tiền mặt. Hiện nay các trung tâm thương mại, siêu thị đều có máy ATM nên người dân đều rút tiền mặt thanh toán.

3.3. Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.3.1. Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy đối với hoạt động thanh toán của các NHTM

Trên cơ sở thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tốn nói riêng, trong các năm qua, NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã tham mưu cho NHNN Việt Nam một số kiến nghị, đề xuất đối với Luật NHNN, Luật các TCTD và hoạt động thanh toán qua các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh tốn, chính sách thanh tốn được sửa đổi đề cập tồn diện đến các lĩnh vực thanh toán như dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế, mở và sử dụng tài khoản của các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng, TCTD tại NHNN và việc mở tài khoản lẫn nhau giữa các ngân hàng, TCTD.

3.3.1.1. Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán

Thời gian vừa qua NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đến các ngân hàng thương mại các văn bản pháp lý quy định đối với hoạt động thanh toán và ban hành văn bản chỉ đạo các NHTM trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, cụ thể như:

- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt;

- Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt;

- Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN Việt Nam, Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng;

- Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN Việt Nam, hướng dẫn về dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của NHNN Việt Nam, hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn;

- Thơng tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN Việt Nam, Quy định các yêu cầu kỹ thuận về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng;

- Thông tư số 20/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN Việt Nam, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN về trang bị, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn;

- Thơng tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 của NHNN Việt Nam, sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ưng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán.

Quyết định 637/QĐ-NHNN ngày 31/3/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện quyết định 2545/QĐ- TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

Quyết định 1000/QĐ-UBND ngày 19/6/2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành kế hoạch triển khai đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

Nội dung các văn bản ghi rõ nhiệm vụ của NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn như sau:

- Chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn việc tổ chức, hồn thiện hạ tầng thanh tốn điện tử của hệ thống ngân hàng để phục vụ cho việc thanh tốn dịch vụ cơng và chi trả an sinh xã hội; Chỉ đạo các ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ kết nối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công; đa dạng các dịch vụ, phương thức thanh tốn dịch vụ cơng và chi trả an sinh xã hội.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán của các chi nhánh ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) và thiết bị chấp nhận thẻ (POS) trên địa bàn.

- Triển khai kịp thời, có hiệu quả cơ chế, chính sách về thanh tốn; nắm bắt tình hình thanh tốn trên địa bàn để báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.

Đối với các NHTM trên địa bàn:

Triển khai ứng dụng các hình thức, phương thức mới, hiện đại phục vụ thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội, cụ thể như sau:

- Chủ động lập kế hoạch cụ thể phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các bệnh viện, trường học, cơ quan thuế và các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước để triển khai thực hiện Đề án.

- Mở rộng thêm mạng lưới thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước, các bệnh viện, trường học, điểm giao dịch của công ty điện lực, công ty cấp nước, điểm thu nộp thuế của cơ quan thuế... để thực hiện thanh toán dịch vụ qua ngân hàng.

- Áp dụng các sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt phù hợp, thuận lợi cho khách hàng trong thu, nộp thuế, thanh tốn hóa đơn định kỳ (tiền điện, tiền nước, học phí), viện phí, chi trả lương, trợ cấp từ bảo hiểm xã hội; chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và có thể áp dụng đối với những đối tượng khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng.

- Triển khai các phương tiện thanh toán mới, các sản phẩm thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng cho phép thực hiện các giao dịch thu, nộp thuế, thu phí cầu đường, nhận tiền bảo hiểm xã hội, nộp học phí, viện phí với nhiều hình thức thanh toán: thanh toán trực tuyến, thanh toán trên ứng dụng điện thoại di động, thanh toán khơng tiếp xúc, thanh tốn trường gần trên di động (NFC) và các dịch vụ thanh toán hiện đại khác... tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

3.3.1.2. Quản lý đảm bảo khả năng thanh tốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Kạn đã thực hiện theo quyết định số 1158/QĐ – NHNN ngày 29/5/2018 của Thống đốc NHNN Việt Nam về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể như sau:

Đối với Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%.

Đối với Ngân hàng chính sách: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngồi là 1 % trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

Đối với tổ chức tín dụng khác áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngồi là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

3.3.1.3. Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán

Trong thời gian qua thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án, trọng tâm là công tác quản lý và phát triển hệ thống ATM, POS trên địa bàn, bố trí hợp lý mạng lưới, tăng cường việc chấp nhận thẻ lẫn nhau của các NHTM và triển khai thí điểm một số địa bàn nông thôn ứng dụng các phương tiện thanh toán hiện đại.

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã phân công cụ thể nhiệm vụ các phòng ban tăng cường kiểm tra và giám sát đối với việc phát triển hệ thống ATM, POS. Bộ phận pháp chế tại Chi nhánh làm đầu mối tham mưu và tổng hợp các ý kiến đóng góp xây dựng các dự thảo Nghị định, Thông tư, quy định về hoạt động thanh toán bằng thẻ theo thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Ngoài ra, Chi nhánh triển khai tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về Thẻ, các tiện ích, tiện lợi của các phương thức TTKDTM, các chính sách của Nhà nước đẩy mạnh TTKDTM với các hình thức thích hợp trên phương tiện thông tin đại chúng.

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thực hiện công văn số 3810/NHNN-TT ngày 16/5/2017 của NHNN Việt Nam về việc triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh tốn thẻ qua POS đã có cơng văn số 1374/NHNN-ĐNA4 về việc thực hiện triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo các NHTM tăng cường quảng bá trên phương tiện truyền thơng, bố trí nhân viên hướng dẫn tư vấn khách hàng và rà soát bổ sung mạng lưới POS, đồng thời kết nối liên thông và sự sẵn sàng chấp nhận thanh toán thẻ qua POS.

Chi nhánh cũng có hàng loạt văn bản ban hành quy định về Quy chế cung ứng và sử dụng séc theo Thông tư số 22/2015/QĐ-NHNN ngày 11/7/2015 của Thống đốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)