Một số giải pháp tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt

động thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025

4.2.1. Hoàn thiện chính sách, quy định và các văn bản pháp quy đối với hoạt động thanh toán của các NHTM

Xây dựng hạ tầng cơ sở về pháp lý không phải là một chuyện một sớm một chiều mà cần phải được sự quan tâm nghiên cứu lâu dài cặn kẽ, được sự phối hợp của nhiều ban ngành và điều quan trọng là phải được điều chỉnh dần dần trong quá trình áp dụng vào thực tế. Chính vì vậy, đây là một mục tiêu lâu dài.

Tuy vậy, trong quá trình xây dựng hệ thống, ứng với mỗi công cụ, mỗi hình thức, mỗi phương thức thanh toán mới chúng ta cần xây dựng những quy định chặt chẽ hơn vì nếu không rất dễ dẫn đến sai sót nhầm lẫn trong thanh toán và có khi để kẻ gian lợi dụng.

an toàn, hiện đại và hiệu quả nhằm tiếp tục góp phần đổi mới hệ thống ngân hàng, việc tiếp tục hoàn thiện quy chế thanh toán qua ngân hàng cần tập trung vào một số vấn đề sau đây:

Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt tại các văn bản luật hiện hành (như luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng, luật phòng chống rửa tiền); hoặc nghiên cứu, xây dựng một luật riêng về các hệ thống thanh toán; qua đó đảm bảo tính bao quát, thống nhất và quản lý toàn diện các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế phù hợp với thực tế Việt Nam dựa trên chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bằng tiền mặt, trong đó bao gồm các quy định về các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới, dịch vụ trung gian thanh toán, tiền điện tử, hoạt động thương mại điện tử; ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và bên thứ ba.

Ban hành các văn bản pháp lý để quản lý, vận hành, hạn chế rủi ro, giám sát có hiệu quả đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán mới: Quy định về hoạt động của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), Hệ thống ACH, hệ thống thanh quyết toán tiền của giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy định liên quan đến thực hiện chức năng xử lý và quyết toán các giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thương mại đối với khách hàng, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng đúng mục đích.

Ban hành các quy định về hoạt động ủy thác thanh toán, cho phép các tổ chức không phải là ngân hàng tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ thanh toán mới, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán.

Xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích thanh toán điện tử: Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách để khuyến

khích thanh toán điện tử trong việc: Thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới; khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với các phương tiện thanh toán điện tử.

Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với việc tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; ban hành văn bản quy định về tính pháp lý của chứng từ điện tử, hướng dẫn sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách về đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phòng, chống rửa tiền, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, đặc biệt là tội phạm và gian lận trong thanh toán thẻ, thanh toán qua ATM, POS, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao; tăng cường cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán điện tử quan trọng, các dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ cao; xây dựng và hoàn thiện các biện pháp, cơ chế, chính sách về quản lý rủi ro, chế tài xử lý vi phạm trong thanh toán điện tử.

4.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực thi đối với hoạt động thanh toán của NHTM

a. Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán

Để phát triển và mở rộng hoạt động thanh toán, nâng cao tính tiện ích thanh toán, tiết kiệm chi phí lưu thông gắn với việc đổi mới chiến lược huy động vốn, cùng với các giải pháp đổi mới công nghệ thanh toán, cơ chế thanh toán mới đã nới lỏng những điều kiện, thủ tục, nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản, các loại tài khoản, tính chất tài khoản theo hướng mở và trao quyền chủ động cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định phù hợp với pháp luật với phương châm thu hút ngày càng nhiều người sử dụng dịch vụ thanh toán. Đồng thời, cơ chế mới

cũng tạo điều kiện cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán tự thỏa thuận về hạn mức thấu chi với tư cách là khoản tín dụng cấp cho khách hàng.

b. Quản lý đảm bảo khả năng thanh toán

Để đẩy nhanh và mở rộng hệ thống thanh toán điều kiện trước tiên các NHTM phải có nguồn vốn dồi dào phục vụ thanh toán, đảm bảo thanh khoản cao và phân bổ đều, hợp lý cho các chi nhánh, phòng giao dịch. Tuy nhiên, việc điều vốn từ nơi thừa về nơi thiếu, chờ đợi Hội sở cân đối nguồn làm mất đi cơ hội trong hoạt động kinh doanh và gây phiền phức cho khách hàng phải chờ đợi. Do đó, việc sử dụng tài khoản thanh toán tập trung của các NHTM phân bổ tại Chi nhánh là hết sức cần thiết.

Tài khoản thanh toán tập trung kế hoạch hóa được nguồn vốn chủ động sử dụng hợp lý tránh lãng phí nhưng tài khoản này đôi khi đơn vị vừa dùng để thanh toán bù trừ điện tử vừa rút tiền mặt nên ảnh hưởng đến nguồn thanh toán khi rút tiền mặt nhiều, cần phải quy định tỷ lệ rút tiền mặt trên tài khoản này.

NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần kiểm tra, đối chiếu thường xuyên hàng ngày số dư tài khoản tiền gửi các NHTM mở tại Chi nhánh đảm bảo thanh khoản.

c. Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán Hệ thống Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Kạn đã xúc tiến nhanh và có hiệu quả chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ở tất cả các NHTM nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phục vụ cho việc phát triển các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Cung cấp đầy đủ và kịp thời các tiện ích ngân hàng cho doanh nghiệp, xây dựng phong cách kinh doanh hiện đại. Các NHTM thực hiện các dịch vụ ngân hàng Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking, Phone Banking,... và các nghiệp vụ mới như Swaps, Option, Spot, Forward để chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, thuận lợi trong thanh toán hiệu quả trong hoạt động.

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS do Giám đốc NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn làm Trưởng ban, Phó giám đốc làm Phó ban thường trực, thành viên gồm cán

bộ NHNN và một số giám đốc NHTM trên địa bàn để theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Đồng thời, là đầu mối chủ động liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các công ty chuyển mạch thẻ (Banknetvn, Smartlinh và VBNCZ) và các NHTM trên địa bàn triển khai thực hiện cập nhật phần mềm cho các máy POS.

Kết hợp các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tiếp tục đẩy mạnh việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách, sử dụng thẻ trong các dịch vụ công góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tạo ra các tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ; đồng thời, cũng tạo ra cơ hội cho các NHTM phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này.

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần quan tâm chỉ đạo các NHTM phải tuân thủ đúng quy định về trang bị, quản lý, vận hành và thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ ATM. Về phía Chi nhánh, đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt cho các NHTM trên địa bàn phục vụ tốt cho các điểm ATM.

d. Quản lý các hệ thống thanh toán

Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất chung, với mục đích phục vụ yêu cầu ổn định, an toàn và phát triển của cả hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên để công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán có hiệu quả hơn, bên cạnh việc NHNN luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM thì chính các NHTM cũng phải đẩy nhanh và mở rộng hệ thống thanh toán của mình, tăng cường hoạt động kiểm soát để đảm bảo an toàn hoạt động không chỉ trông chờ vào NHNN. Ngoài ra, NHNN cần quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ chuyên môn cho các NHTM thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tăng cường nghiệp vụ, năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành hệ thống thanh toán điện tử hiện đại.

- NHNN thực hiện mở rộng kết nối với hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, duy trì hoạt động thông suốt và khai thác tốt công suất hệ thống thanh toán trên địa bàn. Đặc biệt, luôn chú trọng tăng cường kiểm soát nguồn vốn phục vụ thanh toán, đảm bảo thanh khoản cao và tạo điều kiện điều hòa nguồn vốn để các ngân hàng khai thác và sử dụng vốn trong thanh toán hiệu quả, linh hoạt.

- Hoàn thiện triển khai hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng trên địa bàn:

+ NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần sớm triển khai thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng trên địa bàn nhằm thực hiện chuyển khoản và thanh toán nhanh chóng, chính xác và giảm các thao tác thủ công tại Chi nhánh và các NHTM trên địa bàn.

+ Vận hành có hiệu quả hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán trên địa bàn tỉnh, nâng tổng giá trị giao dịch tăng hơn 30% hàng năm.

+ NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần đẩy mạnh đầu tư thiết bị và nâng cao ứng dụng tin học vào mọi hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, trong đó, ưu tiên cho hoạt động thanh toán điện tử thông suốt, an toàn, không để sai sót làm đọng vốn của khách hàng do ngân hàng gây ra.

4.2.3. Hoàn thiện giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động thanh toán của các NHTM thanh toán của các NHTM

- Tăng cường quản lý, giám sát đối với các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế, như Hệ thống IBPS, hệ thống chuyển mạch thẻ, Hệ thống ACH, hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng, hệ thống thanh toán chứng khoán; các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thanh toán quốc tế; các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới.

- Thúc đẩy áp dụng các chuẩn mực mới về giám sát hạ tầng thị trường tài chính và các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế, các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thanh toán quốc tế, các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới.

- Tăng cường đào tạo cán bộ giám sát thanh toán, nâng cao năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các hệ thống thanh toán quan trọng, các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới.

4.2.4. Đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý thanh toán không dùng tiền mặt

- Bố trí cán bộ vào các công việc thích hợp với khả năng của từng người nhằm phát huy thế mạnh của họ. Muốn như vậy phải thường xuyên theo dõi sát sao để nhận định đánh giá được khả năng của từng người. Phát huy vai trò chủ động

sáng tạo của cán bộ, tích cực lắng nghe ý kiến của họ, khuyến khích nêu các sáng kiến mới.

- Kiểm tra đánh giá lại việc sử dụng lực lượng cán bộ tin học tại các đơn vị trong toàn ngành, có kế hoạch tuyển dụng và sử dụng một cách hợp lý.

- Đa dạng các hình thức đào tạo để cán bộ thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời giỏi về kiến thức tin học, giàu kinh nghiệm, thái độ tận tình, cởi mở, phục vụ khách hàng chu đáo, phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện các thao tác một cách nhanh chóng, chính xác, hiểu biết và nắm vững các quy định của pháp luật, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán của NHNN theo nội dung và yêu cầu mới để có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ mới, phù hợp với công nghệ thanh toán hiện đại tăng năng suất lao động. Cử người tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên môn về thanh toán trong nước cũng như ngoài nước để tiếp cận với kiến thức hiện đại. Định kỳ tập huấn về nghiệp vụ thanh toán để cập nhật thông tin và trao đổi các vấn đề mới phát sinh. Khuyến khích các hình thức nghiên cứu viết bài, làm đề tài khoa học đề xuất các giải pháp để phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật thanh toán.

4.2.5. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

- Sử dụng mạng xã hội, các điểm bưu điện - văn hóa để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt.

- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chương trình phổ biến kiến thức về về tài chính, tiêu dùng, về an toàn bảo mật trong thanh toán. Các chương trình được xây dựng phù hợp với các đối tượng như người cao tuổi, người dân ở vùng nông thôn... để tạo điều kiện thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn

b) Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

- Xây dựng lộ trình, kế hoạch đầu tư cho nguồn lực quản trị rủi ro, áp dụng các giải pháp, hệ thống công nghệ bảo mật uy tín, bảo đảm an toàn thông tin nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)