Cơ sở thực tiễn về quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh tốn khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh tốn khơng

dùng tiền mặt của các NHTM

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của một số NHNN cấp tỉnh

Thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ về việc đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM), cùng với việc phát triển nhiều phương thức thanh toán mới hiện đại, dễ sử dụng cho khách hàng lựa chọn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách về thúc đẩy TTKDTM nói chung cũng như thanh tốn dịch vụ cơng nói riêng, nhằm đưa hoạt động thanh tốn điện tử trở thành xu hướng ở Việt Nam. Thời gian qua, một số NHNN cấp tỉnh đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý đối với hoạt động TTKDTM, điển hình như:

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Tại Thái Nguyên cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt liên tục được tăng cường, mở rộng. Đến cuối năm 2019, tồn tỉnh có 230 ATM, 1.123 máy POS, phần lớn được lắp đặt ở các điểm bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi bán lẻ, cửa hiệu tạp hóa lớn, nhà hàng, khách sạn và đang mở rộng tới nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công như cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, dịch vụ cơng ích…

Thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, lượng thẻ phát hành, số lượng và giá trị giao dịch thẻ tiếp tục tăng qua từng năm. Thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong năm 2019 đạt khoảng 229,2 nghìn thẻ lượt với tổng giá trị giao dịch khoảng 1.306 tỷ đồng.

Đến nay, đã có khoảng 16 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet và 11 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động. Trong năm 2019, thanh tốn qua internet có tốc độ tăng trưởng 33,6% về số món và 19,5% về số tiền so với năm 2017. Thanh toán qua điện thoại di động còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng, tăng 41,4% về số món và 169,5% về số tiền so với năm 2017.

Nắm bắt xu thế phát triển của hoạt động thanh toán, NHNN tỉnh Thái Nguyên chú trọng rà sốt, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, khn khổ pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lý cho hoạt động thanh toán, nhằm tiếp tục thúc đẩy TTKDTM. Cũng nhằm thúc đẩy TTKDTM, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP, NHNN tỉnh Thái Nguyên đã chủ động nghiên cứu phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản ngân hàng; xác định hạn mức, số tiền tối đa được nạp vào ví điện tử và giao dịch hằng tháng. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm trong hoạt động cơng nghệ tài chính, nghiên cứu triển khai thí điểm việc sử dụng tài khoản viễn thơng thanh tốn với những giao dịch có giá trị nhỏ, trình NHNN Việt Nam trong thời gian tới.

Cùng với hồn thiện chính sách pháp luật, NHNN tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tập trung vào việc phát triển hoạt động TTKDTM. Cụ thể là theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Đề án Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ cơng như: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội… Tháng 4/2019, Giám đốc NHNN tỉnh đã có Văn bản yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đẩy mạnh thanh toán điện tử đối với dịch vụ cơng. Theo đó, các tổ chức này cần chú trọng nghiên cứu và tích cực triển khai áp dụng các giải pháp để cải tiến quy trình nghiệp vụ, tối ưu hóa quy trình xử lý nhằm cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán chất lượng, với chi phí hợp lý để thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, an tồn đối với các khoản phí, lệ phí, thanh tốn hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí... Đồng thời, nghiên cứu giải pháp về mơ hình kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn với Cổng dịch vụ cơng quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh tốn điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh tốn hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí...

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng nghiên cứu, có giải pháp khuyến khích và tạo thuận lợi phát triển thanh toán qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS); áp dụng các cơng nghệ, phương thức thanh tốn hiện đại như: mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thơng tin thẻ, thanh tốn di động, thanh toán phi tiếp xúc. Tiếp tục mở rộng triển khai không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng, trả lương, thu nhập qua tài khoản; triển khai các mơ hình thanh tốn tại khu

vực nơng thôn, vùng sâu, vùng xa... (http://baothainguyen.vn/tin-tuc/kinh-te/giai- phap-thuc-day-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-264864-108.html)

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Để hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống thanh toán điện tử đến năm 2020 và đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động thanh tốn trong nền kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, thời gian qua NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện công tác quản lý hoạt động thanh toán của các NHTM trên địa bàn cụ thể như sau:

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt các hệ thống thanh toán điện tử đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được NHNN Việt Nam giao, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, đề xuất điều chỉnh kịp thời và hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được giao báo cáo Thống đốc.

Thứ hai: Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng với tình hình thay đổi, tăng cường huấn luyện đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động ngân hàng, đào tạo tin học gắn với hiện đại hóa hoạt động ngân hàng.

Thứ ba: Mở rộng kết nối Hệ thống TTĐTLNH với Hệ thống thanh toán của Kho bạc nhà nước hỗ trợ hiệu quả trong công tác thu hộ Ngân sách của Cục Thuế, Cục Hải quan, …

Thứ tư: Chi nhánh là đầu mối tổng hợp trên địa bàn tỉnh, định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện, tổng hợp những khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý. Đồng thời, qua nghiên cứu, tổng hợp ý kiến NHTM và công tác thực tiễn kiến nghị NHNN Việt Nam những vấn đề liên quan đến sự phát triển và hồn thiện mơi trường pháp lý và cơ sở hạ tầng cho hoạt động thanh tốn.

Thứ năm: Cung cấp, trao đổi thơng tin, kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực thanh tốn, nhất là về cơng nghệ, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại. Chỉ đạo các NHTM nâng cao chất lượng, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới chấp nhận thẻ, mạng lưới máy ATM, POS; chỉ đạo các liên minh thẻ tăng cường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hợp tác với nhau, cùng chia sẻ cơ sở hạ tầng thanh tốn thẻ, qua đó chi phí sẽ giảm và tạo thuận lợi hơn cho các chủ thẻ trong giao dịch cá nhân. Đồng thời, tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng máy ATM, POS trước khi đưa vào sử dụng theo tiêu chuẩn quy định.

Thứ sáu: Thí điểm ứng dụng các phương tiện thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nơng thơn trên cơ sở áp dụng những mơ hình đã thành cơng của cả nước và mạng lưới sẵn có của các tổ chức khác có liên quan như bưu điện, xăng dầu, viễn thông, …

Thứ bảy: Chi nhánh xây dựng kế hoạch trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo với các Sở, ban ngành trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ về cơ chế, chính sách ưu đãi về điện, công nghệ thông tin, viễn thông ổn định để khuyến khích các NHTM xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán tốt, cung ứng dịch vụ đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.

Thứ tám: Kết hợp các NHTM tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đặc biệt, việc mở rộng việc trả lương qua tài khoản đối với những đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và mở rộng cho các cán bộ, nhân viên và người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác. Công tác này sẽ giúp minh bạch hóa các khoản thu nhập từ ngân sách Nhà nước, góp phần tích cực vào việc phòng chống tham nhũng và là tiền đề quan trọng để tiến tới xóa bỏ việc thanh tốn sử dụng tiền mặt nhằm giảm chi phí ấn hành, phát hành, vận chuyển và là cơ hội để các NHTM phát triển các dịch vụ cung ứng thẻ của mình, tăng vốn huy động đáng kể (http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/phat-trien-hoat-dong-thanh- toan-khong-dung-tien-mat-o-viet-nam-hien-nay-306208.html).

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của NHNN tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và 5 NHTM gồm Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển tỉnh Bắc Kạn, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Kạn, Chi nhánh Ngân hàng VietinBank tỉnh Bắc Kạn; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt tỉnh Bắc Kạn.

Thời gian qua, hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Bắc Kạn đạt được những kết quả tích cực. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản quản lý, chỉ đạo trong hoạt động thanh toán nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và quyền lợi của khách hàng tham gia dịch vụ thanh toán. Số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng, nhất là các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Dịch vụ thẻ, thanh tốn, chuyển tiền; internet banking, mobile banking… có xu hướng tăng. Đến nay, tồn tỉnh có 37 máy ATM, 171 POS (tăng 01 máy ATM, 16 POS so với năm 2017). Có 726 đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản, chiếm 75,3% tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong toàn tỉnh, tăng 19,9% so với năm 2015. Có 25.089 cá nhân đã thực hiện trả lương qua tài khoản với số dư tài khoản 178 tỷ đồng. Trong đó cá nhân hưởng lương từ ngân sách nhà nước trả lương qua tài khoản chiếm phần lớn, với trên 21.000 người.

Theo Đề án đẩy mạnh thanh toán khơng dùng tiền mặt của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán qua thẻ; vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy ATM. Tăng cường các biện pháp phòng, chống rủi ro, gian lận trong hoạt động thanh tốn; đảm bảo an tồn, an ninh mạng trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ; mở rộng phát triển hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong các hoạt động thanh tốn dịch vụ cơng.

Với vai trị là cơ quan có nhiệm vụ định hướng, khuyến cáo, dẫn dắt thị trường thanh toán, trong thời gian qua, NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, đặc biệt ưu tiên đẩy mạnh phát triển TTKDTM trong nền kinh tế. Để tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động TTKDTM của các NHTM trên địa bàn, qua nghiên cứu kinh nghiệm của NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ lớn, chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một là: Hoàn thiện chính sách, quy định và các văn bản pháp quy đối với hoạt động thanh toán của các NHTM. Tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt, hạn chế sử dụng tiền mặt trong các giao dịch giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân như kinh nghiệm của NHNN tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện.

Hai là: Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng thanh tốn, đa dạng hóa dịch vụ thanh tốn, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thanh tốn điện tử, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế như kinh nghiệm của NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang đã thực hiện.

Ba là: Hoàn thiện tổ chức thực thi đối với hoạt động thanh toán của NHTM trên địa bàn như quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán, quản lý đảm bảo khả năng thanh toán, quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán, quản lý các hệ thống thanh tốn.

Bốn là: Hồn thiện giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động thanh toán của các NHTM. Giám sát hệ thống thanh toán đảm bảo sự thơng suốt, an tồn và hiệu quả của hoạt động thanh toán trong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự phát triển ổn định và an toàn của hệ thống tài chính quốc gia như kinh nghiệm của NHNN tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện.

Năm là: Hiện đại hóa cơng tác quản lý thanh toán KDTM của Ngân hàng Nhà nước trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; bảo đảm dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác.

Sáu là: Đào tạo cán bộ đáp ứng u cầu quản lý thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Chi nhánh cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đồng thời khơng ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm cơng tác thanh tốn của NHNN theo nội dung và yêu cầu mới để có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ mới, phù hợp với cơng nghệ thanh tốn hiện đại tăng năng suất lao động.

Bảy là: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Kết hợp các NHTM tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bằng các hình thức phù

hợp, thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt, việc mở rộng việc trả lương qua tài khoản đối với những đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và mở rộng cho các cán bộ, nhân viên và người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như thế nào?

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn?

Những giải pháp nào để tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)