Kết quả TTKDTM tại các NHTM trên địa bàn giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 78 - 80)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Tổng giá trị thanh toán 345.562,93 426.483,58 495.030,93 80.920,64 123,42 68.547,35 116,07 - Thanh toán tiền mặt 100.938,93 117.453,58 134.895,93 16.514,64 116,36 17.442,35 114,85 - TTKDTM 244.624,00 309.030,00 360.135,00 64.406,00 126,33 51.105,00 116,54 Tỷ trọng TTKDTM 70,79 72,46 72,75

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán trên địa bàn của NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn)

Tổng giá trị thanh toán của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tăng theo các năm, cụ thể năm 2018 tăng so với năm 2017 là 80.920,64 tỷ đồng tương ứng tăng 23,42%; năm 2019 chỉ tiêu này tăng so với 2018 là 68.547,35 tỷ đồng, tương ứng tăng 16,07%. Trong đó TTKDTM năm 2018 tăng 64.406 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng tăng 26,33%; năm 2019 tăng 51.105 tỷ đồng tương ứng tăng 16,54% so với năm 2018. Tuy nhiên, so sánh về tốc độ tăng trưởng, có thể thấy tốc độ tăng trưởng qua các năm vẫn cịn khá khiêm tốn và có xu hướng giảm, đây là khó khăn chung của ngân hàng năm 2019 trong tất cả các sản phẩm dịch vụ, khi mà thị trường có nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt giữa hệ thống NHTM trên địa bàn.

Trong tổng giá trị thanh toán của Chi nhánh, TTKDTM chiếm tới hơn 70% và có xu hướng tăng về tỷ trọng, điều này cho thấy các ngân hàng ngày càng chú trọng hơn tới việc phát triển hình thức TTKDTM.

ĐVT: Tỷ đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000 2017 2018 2019 Tổng doanh số Doanh số TTKDTM

Biểu đồ 3.3. Doanh số thanh toán KDTM tại các NHTM

(Nguồn: Phịng Kế tốn thanh toán )

Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì tỷ lệ tăng trưởng doanh số TTKDTM thấp hơn tốc độ gia tăng tài khoản giao dịch của khách hàng mới. Điều này yêu cầu chi nhánh cần có định hướng phát triển theo chiều sâu hơn nữa để nâng cao chất lượng các dịch vụ TTKDTM tại các NHTM.

Để phân tích cụ thể hơn tác giả đi sâu phân tích doanh số thanh tốn của từng hình thức, bao gồm:

* Séc

Séc là cơng cụ thanh tốn tiên tiến nhất trong các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt truyền thống của NHTM. Được áp dụng phổ biến với nhiều ưu điểm thuận lợi cho cả người mua và người bán, Séc tạo ra sự vận động tương đối đồng thời giữa hàng hoá và tiền tệ. Mặc dù, Séc đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, song đối với Việt Nam, việc thanh toán bằng Séc trong tầng lớp dân cư cịn là điều khá mới mẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dụng giấy lĩnh tiền thì Séc là phương tiện thanh toán tương đối phổ biến. Để đảm bảo an toàn trong các giao dịch, việc rút tiền từ tài khoản công ty bắt buộc phải thực hiện bằng Séc, quy định này được áp dụng từ ngày 01/09/2011, riêng đối với cá nhân có thể rút tiền bằng séc hoặc giấy lĩnh tiền đều được. NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn khuyến khích khách hàng cá nhân và doanh nghiệp dùng Séc khi thực hiện giao dịch.

Qua số liệu được tổng hợp cho thấy, hoạt động thanh toán Séc của NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đang có xu hướng tăng lên từ năm 2017 đến 2019 với số lượt thanh toán qua séc là 1.125 lượt đã tăng lên 1.633 lượt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)