Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 87)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh toán

không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.3.1. Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy đối với hoạt động thanh toán của các NHTM

Trên cơ sở thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tốn nói riêng, trong các năm qua, NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã tham mưu cho NHNN Việt Nam một số kiến nghị, đề xuất đối với Luật NHNN, Luật các TCTD và hoạt động thanh toán qua các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh tốn, chính sách thanh tốn được sửa đổi đề cập tồn diện đến các lĩnh vực thanh toán như dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế, mở và sử dụng tài khoản của các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng, TCTD tại NHNN và việc mở tài khoản lẫn nhau giữa các ngân hàng, TCTD.

3.3.1.1. Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán

Thời gian vừa qua NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đến các ngân hàng thương mại các văn bản pháp lý quy định đối với hoạt động thanh toán và ban hành văn bản chỉ đạo các NHTM trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, cụ thể như:

- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt;

- Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt;

- Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN Việt Nam, Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng;

- Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN Việt Nam, hướng dẫn về dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của NHNN Việt Nam, hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn;

- Thơng tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN Việt Nam, Quy định các yêu cầu kỹ thuận về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng;

- Thông tư số 20/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN Việt Nam, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN về trang bị, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn;

- Thơng tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 của NHNN Việt Nam, sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ưng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán.

Quyết định 637/QĐ-NHNN ngày 31/3/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện quyết định 2545/QĐ- TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

Quyết định 1000/QĐ-UBND ngày 19/6/2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành kế hoạch triển khai đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

Nội dung các văn bản ghi rõ nhiệm vụ của NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn như sau:

- Chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn việc tổ chức, hoàn thiện hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng để phục vụ cho việc thanh tốn dịch vụ cơng và chi trả an sinh xã hội; Chỉ đạo các ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ kết nối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công; đa dạng các dịch vụ, phương thức thanh tốn dịch vụ cơng và chi trả an sinh xã hội.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với cơng tác đảm bảo an ninh, an tồn trong hoạt động thanh toán của các chi nhánh ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) và thiết bị chấp nhận thẻ (POS) trên địa bàn.

- Triển khai kịp thời, có hiệu quả cơ chế, chính sách về thanh tốn; nắm bắt tình hình thanh tốn trên địa bàn để báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.

Đối với các NHTM trên địa bàn:

Triển khai ứng dụng các hình thức, phương thức mới, hiện đại phục vụ thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội, cụ thể như sau:

- Chủ động lập kế hoạch cụ thể phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các bệnh viện, trường học, cơ quan thuế và các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước để triển khai thực hiện Đề án.

- Mở rộng thêm mạng lưới thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước, các bệnh viện, trường học, điểm giao dịch của công ty điện lực, công ty cấp nước, điểm thu nộp thuế của cơ quan thuế... để thực hiện thanh toán dịch vụ qua ngân hàng.

- Áp dụng các sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt phù hợp, thuận lợi cho khách hàng trong thu, nộp thuế, thanh tốn hóa đơn định kỳ (tiền điện, tiền nước, học phí), viện phí, chi trả lương, trợ cấp từ bảo hiểm xã hội; chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và có thể áp dụng đối với những đối tượng khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng.

- Triển khai các phương tiện thanh toán mới, các sản phẩm thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng cho phép thực hiện các giao dịch thu, nộp thuế, thu phí cầu đường, nhận tiền bảo hiểm xã hội, nộp học phí, viện phí với nhiều hình thức thanh toán: thanh toán trực tuyến, thanh toán trên ứng dụng điện thoại di động, thanh toán khơng tiếp xúc, thanh tốn trường gần trên di động (NFC) và các dịch vụ thanh toán hiện đại khác... tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

3.3.1.2. Quản lý đảm bảo khả năng thanh tốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Kạn đã thực hiện theo quyết định số 1158/QĐ – NHNN ngày 29/5/2018 của Thống đốc NHNN Việt Nam về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Cụ thể như sau:

Đối với Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%.

Đối với Ngân hàng chính sách: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngồi là 1 % trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

Đối với tổ chức tín dụng khác áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngồi là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

3.3.1.3. Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán

Trong thời gian qua thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án, trọng tâm là công tác quản lý và phát triển hệ thống ATM, POS trên địa bàn, bố trí hợp lý mạng lưới, tăng cường việc chấp nhận thẻ lẫn nhau của các NHTM và triển khai thí điểm một số địa bàn nông thôn ứng dụng các phương tiện thanh toán hiện đại.

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã phân công cụ thể nhiệm vụ các phòng ban tăng cường kiểm tra và giám sát đối với việc phát triển hệ thống ATM, POS. Bộ phận pháp chế tại Chi nhánh làm đầu mối tham mưu và tổng hợp các ý kiến đóng góp xây dựng các dự thảo Nghị định, Thơng tư, quy định về hoạt động thanh toán bằng thẻ theo thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Ngoài ra, Chi nhánh triển khai tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về Thẻ, các tiện ích, tiện lợi của các phương thức TTKDTM, các chính sách của Nhà nước đẩy mạnh TTKDTM với các hình thức thích hợp trên phương tiện thông tin đại chúng.

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thực hiện công văn số 3810/NHNN-TT ngày 16/5/2017 của NHNN Việt Nam về việc triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh tốn thẻ qua POS đã có cơng văn số 1374/NHNN-ĐNA4 về việc thực hiện triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo các NHTM tăng cường quảng bá trên phương tiện truyền thơng, bố trí nhân viên hướng dẫn tư vấn khách hàng và rà soát bổ sung mạng lưới POS, đồng thời kết nối liên thơng và sự sẵn sàng chấp nhận thanh tốn thẻ qua POS.

Chi nhánh cũng có hàng loạt văn bản ban hành quy định về Quy chế cung ứng và sử dụng séc theo Thông tư số 22/2015/QĐ-NHNN ngày 11/7/2015 của Thống đốc NHNN Việt Nam Ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc cho phù hợp với hoạt động trên địa bàn và séc trở thành một trong những phương tiện thanh tốn chính.

Về cung ứng tiền mặt trong lưu thông, thực hiện Thông tư số 23/2015/TT - NHNN ngày 09/8/2015 của NHNN Việt Nam quy định về chế độ điều hịa tiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

mặt, giao dịch tiền mặt, Chi nhánh có cơng văn chỉ đạo các NHTM có nhiều chi nhánh cấp I trên địa bàn thực hiện điều hòa và giao dịch tiền mặt tập trung tại một chi nhánh chính và chi nhánh này thực hiện giao dịch với NHNN chỉ được 02 lần trong ngày.

3.3.1.4. Quản lý tham gia các hệ thống thanh toán

Đối với hệ thống thanh toán điện tử trên địa bàn, thực hiện điểm 2, Điều 16 của Thông tư 37/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng”, NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định định kỳ 06 tháng cấp khóa ký bảo mật sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng vào thời điểm tháng 03 và tháng 10 hàng năm kèm theo công văn hướng dẫn về thủ tục hủy khóa ký bảo mật.

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cũng đã chỉ đạo các NHTM trên địa bàn ghi nhận việc sử dụng các phương tiện điện tử cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng qua các văn bản như: Quyết định 44/2012/QĐ-TTg ngày 21/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán vốn và thanh toán vốn giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, Thơng tư 37/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng, …

Bảng 3.6. Ý kiến đánh giá của CBNV NHNN về Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy đối với hoạt động

thanh toán của các NHTM

Nội dung Điểm trung bình

Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo kịp thời 3,42 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án của NHNN phù

hợp với điều kiện của Chi nhánh 3,47

Là đầu mối tham mưu và tổng hợp các ý kiến đóng góp xây dựng các dự thảo Nghị định, Thông tư, quy định về hoạt động thanh toán bằng thẻ theo thực tiễn trên địa bàn

3,61

Theo kết quả điều tra cho thấy đa số cán bộ nhân viên của NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đánh giá về cơng tác xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy đối với hoạt động thanh toán đối với các NHTM ở mức tốt, các chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện của các ngân hàng.

3.3.2. Tổ chức thực thi chính sách, quy định pháp luật đối với hoạt động thanh toán của các NHTM toán của các NHTM

3.3.2.1. Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán tại NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

NHNN đóng vai trị chi phối trong ngành ngân hàng ở Việt Nam. Trong thời gian qua, do quá trình cải cách ngân hàng nên các NHTM được phép độc lập hơn và NHNN đã dần dần không can thiệp vào hoạt động hàng ngày của ngân hàng nữa. Tuy nhiên, vẫn cịn có nhiều quyết định của ngân hàng cần sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN như: đề cử hoặc bầu thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc, các vấn đề liên quan đến việc thay đổi vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, tăng vốn điều lệ,… đặc biệt NHNN đã luôn tạo điều kiện để các NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm tạo lợi thế cạnh tranh để hoạt động thanh toán ngày càng phát triển, hiệu quả và nhanh chóng.

Tính đến hết năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có các NHTM hoạt động, gồm: BIDV tỉnh Bắc Kạn, Vietinbank Bắc Kạn, Agribank Bắc Kạn, LienvietPostbank Bắc Kạn, Ngân hàng phát triển Bắc Kạn, NHCSXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)