Quy trình thanh tốn séc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 28)

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2009)

Các bên liên quan đến thanh toán Séc gồm:

Bên ký phát (bên phát hành): là người ký tờ Séc để ra lệnh cho ngân hàng. Bên thanh tốn: là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát. Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng.

Luật pháp của đa số các quốc gia cho phép Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của Séc.

Khi xuất trình Séc người nắm giữ xuất trình tại ngân hàng được chỉ định ghi trên Séc; hoặc ngân hàng làm dịch vụ thanh toán (ngân hàng nhờ thu). Phương thức này phổ biến hơn do thuận tiện cho người thụ hưởng.

b. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi - Chuyển tiền * Ủy nhiệm chi (chuyển tiền)

Uỷ nhiệm chi là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản được hưởng, để thanh toán tiền mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ, hoặc nộp thuế, thanh toán nợ... (Nguyễn Văn Tiến, 2009)

Uỷ nhiệm chi được áp dụng để thanh toán cho người được hưởng có tài khoản ở cùng ngân hàng, khác hệ thống ngân hàng, khác tỉnh. Ủy nhiệm chi phải do khách hàng lập, ký và chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng là khơng được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản.

Ngân hàng phục vụ người bán Người ký phát séc (Người mua) Người thụ hưởng (Người bán) Ngân hàng phục vụ người mua

Ủy nhiệm chi khơng có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ, mà phải do khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng là khơng được phép trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản.

Các bên liên quan đến Uỷ nhiệm chi, gồm:

- Người chuyển tiền: là người mua, người nhập khẩu, hay người mắc nợ. - Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền.

- Ngân hàng đại lý: là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền.

- Người thụ hưởng: là người bán, người xuất khẩu hay chủ nợ.

Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh tốn ủy nhiệm chi

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2009)

Chú giải:

(1) - Quan hệ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thanh tốn nợ nần giữa bên trả tiền và bên được hưởng

(2) - Người trả tiền lập ủy nhiệm chi ủy nhiệm cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền cho người được hưởng.

(3) - Ngân hàng phục vụ người trả tiền mở tài khoản trích tài khoản của người trả tiền chuyển đến Ngân hàng người được hưởng mở tài khoản

(4) - Ngân hàng trả tiền cho người được hưởng mở tài khoản trả tiền và báo cho người bán biết.

* Uỷ nhiệm thu (nhờ thu)

Người trả tiền Người được hưởng

Ngân hàng phục vụ người được hưởng Ngân hàng phục vụ

người trả tiền

(1)

(2) (4)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Uỷ nhiệm thu là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập, nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hồn thành cung ứng hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho đơn vị bên mua theo hợp đồng thoả thuận. Hay nói cách khác, uỷ nhiệm thu là phương thức thanh tốn trong đó chủ nợ sau khi hồn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mắc nợ mình dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra (Nguyễn Văn Tiến, 2009).

Các bên liên quan đến Uỷ nhiệm thu, gồm:

- Người uỷ nhiệm thu (Principal): là bên uỷ quyền sử lý nghiệp vụ nhờ thu cho Ngân hàng. Người uỷ nhiệm thu chính là chủ nợ.

- Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): ngân hàng phục vụ người uỷ nhiệm thu. - Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): là ngân hàng xuất trình chứng từ cho người trả tiền, thường là ngân hàng đại lý cho ngân hàng thu hộ.

- Người trả tiền (Drawee): người xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu.

Sơ đồ 1.3. Quy trình thanh tốn ủy nhiệm thu

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2009)

Chú giải:

(1) - Người bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người mua theo hợp đồng. (2) - Người bán gửi UNT đến Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ.

(3) - Ngân hàng phục vụ người bán hạch toán nhập sổ theo dõi ngoại bảng, gửi UNT sang Ngân hàng bên mua nhờ thu hộ.

Người bán Người mua

Ngân hàng phục vụ bên mua Ngân hàng phục vụ bên bán (1) (2) (5) (4) (3)

(4) - Ngân hàng bên mua trích tài khoản bên mua chuyển cho Ngân hàng bên bán. (5) - Ngân hàng bên bán ghi có vào tài khoản bên bán và báo cho bên bán biết đồng thời ghi xuất sổ theo dõi ngoại bảng.

c. Thanh tốn Thư tín dụng

Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh tốn (người xin mở thư tín dụng) theo đó Ngân hàng thực hiện yêu cầu của người mở thư tín dụng để trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện thanh tốn của thư tín dụng (Đặng Cơng Hồn, 2015).

Thư tín dụng dùng để thanh tốn tiền hàng trong điều kiện bên bán địi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận và phù hợp với số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký. Được áp dụng để thanh toán giữa hai khách hàng cùng hệ thống (vì liên quan đến ký hiệu mật và việc ứng vốn) hoặc hai ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn (phải qua một ngân hàng trung gian là ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng phục vụ người mua và có tham gia thanh tốn bù trừ với Ngân hàng của người bán).

Thư tín dụng được mở theo yêu cầu của người mua, người mua phải trích tài khoản tiền gửi của mình (hoặc vay ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng hoá đặt mua để lưu ký vào tài khoản riêng. Ngân hàng bên bán phải báo cho bên thụ hưởng biết có thư tín dụng đã mở.

Sơ đồ 1.4. Quy trình thanh tốn bằng thư tín dụng

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2009)

Ngân hàng phục vụ người bán

Đơn vị mua Đơn vị bán

Ngân hàng phục vụ người mua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

d. Thanh toán bằng Thẻ ngân hàng

Thẻ thanh toán là một phương tiện TTKDTM do ngân hàng hoặc các tổ chức chuyên biệt phát hành cấp cho khách hàng, được sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động hoặc thanh tốn hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ trong phạm vi số dư tài khoản hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa các tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ.

Có nhiều tiêu chí để phân loại Thẻ thanh tốn.

Căn cứ theo chủ thể phát hành, Thẻ thanh toán bao gồm 2 loại:

Thẻ do Ngân hàng phát hành: là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại Ngân hàng, hoặc sử dụng một khoản tiền bằng thẻ tín dụng do ngân hàng cấp. Loại thẻ này hiện nay được sử dụng rất phổ biến ở quy mơ tồn cầu (ví dụ: thẻ Visa, thẻ Master, ...).

Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ do các tổ chức không phải ngân hàng phát hành. Chủ yếu là các loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn như: Dinner Club, Amex, ... Các loại thẻ này được phép lưu hành trên tồn cầu. Ngồi ra, cịn có một số loại thẻ do các công ty phát hành như: thẻ chi tiêu (Private Label Retail Card), thẻ của các công ty xăng dầu (Oil Company Card).

Theo tính chất thanh tốn, thẻ được chia thành 3 loại:

- Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó chủ thẻ có thể thanh tốn tiền hàng hóa dịch vụ tại những nơi chấp nhận loại thẻ này hoặc rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng theo hợp đồng. Chủ thẻ sẽ không phải trả lãi phát sinh từ số tiền đã sử dụng nếu hoàn trả số tiền này đúng kỳ hạn. Tất cả các giao dịch thẻ tín dụng đều thơng qua hệ thống chuyển tiền điện tử (Electronic Funds Transfer System - EFTS) với sự trợ giúp của hệ thống viễn thông điện tử. Thẻ tín dụng có hai chức năng: (1) là cơng cụ thanh tốn thuận lợi cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ (chủ thẻ có thể mua hàng mà không cần đến các cửa hàng mà chỉ việc cung cấp cho người bán số thẻ tín dụng của mình) và (2) Cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng tiêu dùng.

- Thẻ ghi nợ (Debit Card): sử dụng giống thẻ tín dụng, nó cũng cho phép chủ thẻ thanh tốn cho người bán thơng qua hệ thống chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tài khoản trong ngân hàng của chủ thẻ (khách hàng) tới tài khoản của người bán.

Như vậy, Thẻ ghi nợ là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ.

- Thẻ rút tiền mặt - thẻ ATM (Cash Card): là loại thẻ cho phép khách hàng có thể rút tiền mặt trong tài khoản của họ ở ngân hàng tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền có trong tài khoản.

Thực hiện tham gia thanh tốn thẻ, ngân hàng có thể đa dạng hóa các dịch vụ của mình, thu hút được những khách hàng mới làm quen với dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp, vừa giữ được những khách hàng cũ. Mặt khác, thông qua hoạt động phát hành, thanh tốn thẻ ngân hàng có thể thu hút một nguồn vốn lớn để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn từ hoạt động thu phí và lãi do việc phát hành thẻ mang lại. Cũng thơng qua đó, uy tín và danh tiếng của ngân hàng được nâng lên nhờ việc cung cấp các dịch vụ đa dạng, phù hợp nhu cầu khách hàng.

- Ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng mình, sử dụng các sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thông qua hoạt động thu phí chiết khấu đại lí từ hoạt động thanh tốn đại lí. Qua đó cũng làm tăng uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế.

Quy trình phát hành và thanh tốn thẻ gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.5. Quy trình phát hành và thanh tốn thẻ

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2009)

1.1.3. Nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM

1.1.3.1. Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động thanh toán của các NHTM

a. Quản lý về điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán

Ngân hàng đại lý thanh toán

Chủ sở hữu thẻ Bên thụ hưởng

Ngân hàng bên phát hành thẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt là cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Để thực hiện quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán yêu cầu NHNN phải xây dựng các quy định, chính sách liên quan tới tổ chức, cá nhân, từ đó tạo hành lang pháp lý để NHTM thực hiện nhiệm vụ hiệu quả. Ví dụ như tổ chức cung ứng dịch vụ quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành chứng từ sử dụng trong thanh tốn đảm bảo phù hợp với quy trình thanh tốn của từng loại hình dịch vụ và quy định của pháp luật có liên quan. Quy định việc lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản chứng từ thanh toán đảm bảo theo đúng quy định pháp luật về chế độ chứng từ kế toán. Đối với chứng từ điện tử các thông tin dữ liệu trong chứng từ phải được kiểm sốt đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và tính tồn vẹn của thông tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.

Bên cạnh đó xây dựng quy định cung ứng các dịch vụ thanh toán của các NHTM qua tài khoản được thực hiện khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- NHTM có giấy phép thành lập hoặc giấy phép hoạt động hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước khi xem xét cấp giấy phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp.

- Các tổ chức tín dụng phải duy trì dự trữ bắt buộc trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố;

b. Quản lý đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM

Các NHTM thành lập và mở chi nhánh phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục pháp lý và chấp hành các quy định về hoạt động cũng như nghiệp vụ do NHNN Việt

Nam ban hành. NHNN quy định các NHTM phải tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi. Đồng thời, các NHTM phải tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố cơng khai việc tham gia tổ chức bảo tồn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.

Để quản lý, NHNN ban hành các quy định về khả năng thanh toán của NHTM như:

Các NHTM phải đăng ký mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN Việt Nam hoặc Chi nhánh tỉnh, thành phố thuộc trung ương và đảm bảo số dư tài khoản, các chứng chỉ có giá, ngoại tệ, vàng,… khơng thấp hơn mức dự trữ bắt buộc. Nếu thấp hơn. Nếu có thừa thiếu dự trữ bắt buộc, chi nhánh xử lý:

- Trả lãi 1%/tháng phần thừa dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam vào tài khoản tiền gửi thanh toán của đơn vị.

- Phạt bằng tiền phần thiếu dự trữ bắt buộc của đơn vị theo Quyết định số: 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003 của Thống đốc NHNN Việt Nam như sau:

Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc lần đầu trong năm sẽ chịu hình thức xử phạt cảnh cáo.

Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc lần thứ 2 trở đi trong năm, Ngân hàng Nhà nước xử phạt bằng tiền phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với Hội sở chính của các tổ chức tín dụng theo lãi suất bằng 150% lãi suất tái cấp vốn tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.

c. Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán NHNN ban hành các quy chế, quy định một số nội dung về quản lý các phương tiện thanh toán, hoạt động cung ứng và sử dụng các phương tiện toán về thủ tục cung ứng, kiểm soát, luân chuyển xử lý chứng từ và hạch toán kế toán liên quan đến việc thanh toán séc qua các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

- Cung ứng tiền mặt: NHNN luôn đáp ứng đủ tiền mặt trong lưu thông phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)