Thang đo của bảng hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 60 - 78)

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý 2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý 3 2,61 đến 3,4 Bình thường 4 3,41 đến 4,2 Đồng ý 5 4,21 đến 5,0 Hoàn toàn đồng ý (Nguồn: Vũ Cao Đàm, 2008)

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Doanh số từ dịch vụ TTKDTM của ngân hàng

Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng phản ánh sự phát triển về TTKDTM của NHTM. Thực tiễn cho thấy, doanh số TTKDTM ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam có xu hướng tăng đều qua các năm, tương tự như chỉ tiêu lượng khách hàng mở tài khoản và doanh số thanh toán.

Phát triển TTKDTM khơng những địi hỏi doanh số từ loại hình dịch vụ này mà lượng tiền thanh tốn trên một giao dịch ngày một tăng lên.

Doanh số TTKDTM càng gia tăng qua các thời kỳ chứng tỏ số lượng khách hàng đặt niềm tin vào dịch vụ TTKDTM và tính tiện ích cùng như sự an tồn của nó. Thơng qua đó các chủ thể cung cấp dịch vụ này trong đó có các NHPH sẽ có thu nhập lớn hơn. Chính vì vậy đây là tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán của NHTM

Với các ngân hàng thương mại, nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu Tỷ trọng TTKDTM sẽ cho biết động thái phát triển của hoạt động TTKDTM của ngân hàng.

Số khách hàng mở tài khoản và thực hiện TTKDTM tại NHTM

Thông qua số lượng khách hàng mở tài khoản qua các năm chúng ta nhận biết được tình hình TTKDTM trong dân cư diễn biến như thế nào. Thông thường, số lượng mở tài khoản năm sau phải tăng 50% so với năm trước đó. Chú trọng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Đồng thời, đề án giúp giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập qn thanh tốn trong xã hội.

Tình hình áp dụng các loại hình sản phẩm dịch vụ mới về TTKDTM của NHTM

Số lượng và chủng loại sản phẩm dịch vụ TTKDTM là tiêu chí quan trọng và là điều kiện để thu hút thêm khách hàng tham gia vào hệ thống TTKDTM, qua đó để gia tăng doanh số và tỷ trọng TTKDTM qua ngân hàng. Khi dịch vụ TTKDTM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đa dạng và đầy đủ về chủng loại sẽ làm tăng tiện ích cho khách hàng và tăng thu nhập từ các khoản phí cho ngân hàng.

Tuy nhiên, sự phát triển các loại dịch vụ TTKDTM của ngân hàng còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực tài chính, nhân lực của ngân hàng và thói quen sử dụng tiền mặt trong dân chúng.

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý của NHNN đối với TTKDTM

* Chỉ tiêu về xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động thanh toán của các NHTM

- Số lượng chính sách, quy định và văn bản pháp quy đối với hoạt động thanh toán của các NHTM (Như: Thông tư số 26/2017/TT-NHNN, Thông tư số 22/2015/TT-NHNN, Quyết định số 2545/QĐ-TTg, Nghị định số 10/VBHN- NHNN...)

Số lượng chính sách, quy định và văn bản pháp quy đối với hoạt động thanh toán của các NHTM là căn cứ quan trọng giúp các cơ quan quản lý và NHTM thực hiện hoạt động thanh tốn KDTM theo đúng quy định, khơng để xảy ra sai sót. Bên cạnh đó giúp chi nhánh NHNN xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các đề án phù hợp với điều kiện của Chi nhánh.

Cụ thể các quy định về về điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán, đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM, các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán, các hệ thống thanh toán điện tử.

* Chỉ tiêu về tổ chức thực thi chính sách, quy định phát luật đối với hoạt động thanh tốn của NHTM

- Tình hình phát triển hệ thống ATM, POS trên địa bàn.

Chỉ tiêu này được đo lường bằng số lượng các máy ATM, POS được lắp đặt trên địa bàn theo từng năm, mức độ hiện đại của các thiết bị, vị trí lắp đặt…. Đây sẽ là chỉ tiêu đánh giá mức độ cải tiến cơ sở vật chất, phương tiên giao dịch cho công tác TTKDTM phục vụ cho công tác quản lý.

- Số lượng các NHTM trên địa bàn tham gia hệ thống thanh toán điện tử. Chỉ tiêu này được đo lường bằng số lượng các NHTM trên địa bàn tham gia hệ thống thanh toán điện tử qua các năm, phản ánh mức độ phát triển của hoạt động TTKDTM trên địa bàn.

- Quy trình, thủ tục quản lý TTKDTM.

Chỉ tiêu được đo lường bằng số lượng quy trình, thủ tục quản lý TTKDTM như quy trình quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán và khả năng thanh tốn của các NHTM, quy trình thanh tra, giám sát các điều kiện cung ứng, khả năng thanh toán và phương tiện thanh toán của các NHTM,… phản ánh mức độ chuyên nghiệp trong công tác quản lý.

* Chỉ tiêu về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động thanh toán của NHTM

- Số lượt thanh tra, giám sát đối với hoạt động thanh toán của các NHTM. Chỉ tiêu này được đo lường bằng số lượt thanh tra hàng năm của Chi nhánh đối với hoạt động thanh toán của các NHTM, phản ánh mức độ kiểm soát hoạt động TTKDTM trên địa bàn.

- Kết quả xử lý vi phạm đối với hoạt động thanh toán của các NHTM.

Chỉ tiêu được đo lường bằng số lượng vi phạm, chi phí xử lý vi phạm, số lượng NHTM vi phạm,… phản ánh kết quả của công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động thanh toán của các NHTM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn được thành lập lại từ 01/01/1997; trụ sở đóng tại phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn.

Về hoạt động của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn: Đến 31/12/2019, hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh gồm có: 04 Chi nhánh Ngân hàng thương mại (Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh, Ngân hàng TMCP Đầu tư & PT Chi nhánh Bắc Kạn, Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bắc Kạn, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Bắc Kạn), Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; 01 phòng giao dịch Ngân hàng Phát triển; 07 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện và 07 phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

Thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên địa bàn cơ bản ổn định, bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cơ chế chỉ đạo, điều hành của ngành. Quy mô hoạt động ngân hàng trên địa bàn khơng lớn, hoạt động cịn nhiều khó khăn như: huy động vốn hạn chế, vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn; giải ngân tín dụng khó khăn, nợ xấu có xu hướng tăng do khách hàng chưa có nhiều phương án hiệu quả, năng lực tài chính yếu, thiếu minh bạch; hoạt động dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng.

3.1.2. Vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ

3.1.2.1. Vị trí, chức năng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

Chi nhánh là đơn vị hạch tốn, kế tốn phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017, gồm:

- Tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ, quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

- Tổng hợp, thống kê, nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc và chịu trách nhiệm triển khai chỉ đạo của Thống đốc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có liên quan đến hoạt động ngân hàng; thực hiện cơng tác thơng tin tín dụng.

- Thực hiện nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

- Giám sát, chỉ đạo việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt, giải thể đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng của các tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về ngoại hối trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn khi được Thống đốc ủy quyền.

- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Thống đốc và của pháp luật.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cơng khai tài sản, tài chính theo quy định của Thống đốc và của pháp luật.

- Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của Thống đốc và của pháp luật.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Thực hiện cơng tác bảo vệ, phịng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức NHNN VN Chi nhánh Bắc Kạn

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Nhân sự và kiểm sốt nội bộ)

* Ban giám đốc

1. Lãnh đạo và điều hành Chi nhánh là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có một số Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc do Thống đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:

a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh quy định tại điều 5 của Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 và chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về hoạt động của Chi nhánh.

b) Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện các lĩnh vực công tác của Chi nhánh.

c) Quản lý biên chế, sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

d) Tham mưu, trình Thống đốc xem xét việc chuẩn y hoặc chuẩn y theo ủy quyền của Thống đốc đối với các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm sốt các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn và được quyền đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đ) Có ý kiến (bằng văn bản) với người đứng đầu tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng có cổ phần chi phối của Nhà nước về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển đối với Giám đốc (hoặc tương đương) đơn vị thành viên đóng trên địa bàn.

Trong trường hợp cần thiết, có quyền kiến nghị với cấp có thẩm quyền đình chỉ cơng tác, xử lý hành chính hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, viên chức thuộc tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn có vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

e) Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

g) Được quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh.

h) Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước trước cơ quan pháp luật tại địa phương theo ủy quyền của Thống đốc.

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao. 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc:

a) Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công phụ trách.

b) Tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Chi nhánh theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trưởng.

c) Khi Giám đốc đi vắng, một Phó Giám đốc được ủy nhiệm thay mặt Giám đốc để điều hành công việc chung của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc đã giải quyết và báo cáo lại khi Giám đốc có mặt.

* Phịng Tổng hợp, nhân sự và kiểm soát nội bộ

- Giúp Giám đốc trong việc tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 60 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)