Cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO

Một phần của tài liệu áp dụng marketing vào việc đẩy mạnh hệ thống siêu thị của việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 36 - 39)

trong lĩnh vực phân phối

Trước ngày 01/01/2008, các nhà phân phối nước ngoài muốn hoạt độngkinh doanh tại Việt Nam phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỉ lệ góp vốn của phía nước ngồi khơng vượt quá 49%. Kể từ ngày 01/01/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Kể từ ngày 01/01/2009, không hạn chế.

Kể từ ngày gia nhập, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn bán lể tất cả các sản phẩm sản xuất tai Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ngoại trừ: ximăng, clinke, lốp(trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn , rượu, phân bón.

Kể từ ngày 01/01/2009, cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng bán buôn và bán lẻ máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy.

Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Việc thành lập các cơ sở bán lẻ( ngoài cơ sở thứ nhất ) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ phải tn thủ quy trình đã có và được cơng bố công khai , việc cấp giấy phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ hiện diện trên một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MARKETING TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI

Đất nước ta đang trong q trình Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đến nay chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Sự xuất hiện các Siêu thị tại Việt Nam vào đầu thập kỷ 90 chính là một xu thế tất yếu, một bước đột phá trong sự phát triển thương nghiệp theo hướng văn minh hiện đại.

Thời gian qua, do nhà nước chưa có những quy định cụ thể về trật tự an tồn đơ thị, mặt khác do thói quen mua sắm của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng cũng như để đáp ứng nhu cầu tiện dụng nên hệ thống chợ cóc, cửa hàng tư nhân với các quy mơ khác nhau được hình thành tại khắp mọi nơi. Tồn tại này đã tạo ra bộ mặt rất xấu của thương nghiệp bán lẻ, gây mất trật tự đô thị, cảnh quan đường phố và ô nhiễm môi trường. Nhận thấy điều này Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định về trật tự đô thị ... đồng thời quy hoạch lại cũng như dẹp bỏ hàng loạt các khu chợ cóc, từng bước xây dựng các tuyến phố văn minh. Tuy nhiên để giải quyết tận gốc thì việc làm cần thiết hiện nay là phải xây dựng được các trung tâm thương mại, những siêu thị với các loại hình tổ chức kinh doanh tiến bộ đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó thay đổi thói quen mua sắm của người dân mà hạt nhân là siêu thị, cửa hàng tổng hợp tự phục vụ, show room...

Để xây dựng được một hệ thống Siêu thị văn minh hiện đại, hiệu quả mang phong cách Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển ngành bán lẻ của thế giới chúng ta cần phát triển loại hình kinh doanh siêu thị theo những nguyên lý vận hành của nó cũng như nghiên cứu được những cơ hội và thách thức khi phát triển kinh doanh siêu thị trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu áp dụng marketing vào việc đẩy mạnh hệ thống siêu thị của việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 36 - 39)