II .Thực trạng áp dụng marketing trong hệ thống siêu thị Việt Nam
3. Trƣng bày và sắp xếp hàng hoá
Đây là một trong những khâu marketing mà các doanh nghiệp siêu thị Việt Nam cịn thiếu và yếu. Do điều kiện diện tích mặt bằng cho kinh danh không lớn, các siêu thị hầu hêt bố trí các quầy kệ hàng hoá một cách cảm tính, cố gắng tận dụng triệt để mặt bằng để trưng bày hàng hố mà chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về hành vi người tiêu dùng, hướng di chuyển chủ yếu của khách hàng trong siêu thị nhằm bố trí các quầy kệ để đạt được kết quả tối ưu là tạo khơng khí thoải mái cho khách hàng khi bước chân vào siêu thị từ đó góp phần nâng cao doanh số bán hàng. Trong một số siêu thị, khoảng cách lối đi giữa các giá hàng quá nhỏ gây bất tiện cho người tiêu dùng đặc biệt là trong những dịp cuối tuần hay nghỉ lễ khi mà lượng người ra vào siêu thị tăng đáng kể so với ngày thường. Hệ thống chiếu sáng và điều hồ khơng khí cũng là những vấn đề nổi cộm ở nhiều siêu thị.
Ở một số siêu thị nhỏ, trang thiết bị trong siêu thị cịn nghèo nàn, thiếu thốn hoặc nếu có cũng khơng dám sử dụng vì sợ chi phí cao như chi phí điện điều hịa khơng khí.
Diện tích mặt bằng quá chật hẹp cũng là một vấn đề nan giải của nhiều siêu thị, trung bình nhiều siêu thị có diện tích khoảng 1.500 – 2.000 m2
. Vì thế siêu thị khơng thể dành diện tích đủ cho trưng bày và kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, hệ thống tủ trữ hàng quá tải, các lối đi chật, khách hàng đông khiến siêu thị chưa đáp ứng tiêu chuẩn môi trường dành cho khách hàng.
Trong khi đó, một số siêu thị lại trang trí khơng gian bán hàng với quá nhiều biển hiệu rối mắt của cả siêu thị và các nhà cung cấp gây phản cảm cho khách hàng.
Tại một số siêu thị, việc sắp xếp biển báo giá và các chỉ dẫn về hàng hoá chưa khoa học, dễ dẫn đến hiểu lầm cho khách hàng. Biển báo giá nhiều nơi được làm rất cẩu thả, bẩn, gạch xố, thơng tin khơng chính xác gây bất tiện cho người tiêu dùng.