Quá trình thu mua sản phẩm

Một phần của tài liệu áp dụng marketing vào việc đẩy mạnh hệ thống siêu thị của việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 53 - 54)

II .Thực trạng áp dụng marketing trong hệ thống siêu thị Việt Nam

1. Chính sách sản phẩm

1.3 Quá trình thu mua sản phẩm

Lập kế hoạch thu mua

Việc tạo ra và giữ vững những mối quan hệ với các nhà cung cấp là một yếu tố quan trọng trong việc lập và đảm bảo thực hiện kế hoạch thu mua. Giữa những nhà sản xuất, nhà nhập khẩu với siêu thị đã và đang hình thành những mối quan hệ nhằm đảm bảo nguồn hàng cung ứng cũng như đảm bảo nơi tiêu thụ khi sản phẩm mới của các doanh nghiệp sản xuất được tung ra thị trường. Một số siêu thị chưa tiếp xúc trực tiếp với các nhà sản xuất để "mua tận gốc" nhằm giảm bớt các khâu trung gian xây dựng giá bán cạnh tranh.

Bình quân mỗi hệ thống siêu thị có từ 1000 đến 2000 nhà cung cấp là các nhà sản xuất trong nước. Siêu thị đang trở thành kênh quảng bá quan trọng cho sản phẩm Việt Nam. Bán hàng trong siêu thị đang là mục tiêu của các doanh nghiệp khi tung sản phẩm mới ra thị trường do lượng hàng bán trong siêu thị ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng lượng hàng bán ra của doanh nghiệp sản xuất, đồng thời siêu thị cũng là nơi thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu.

Trong kinh doanh siêu thị tại Việt Nam, hợp đồng cung cấp hàng hoá giữa nhà cung cấp và siêu thị tồn tại dưới rất nhiều hình thức: hợp đồng đại lý ký gửi, hợp đồng mua đứt bán đoạn, thảo thuận ghi nhớ khơng thơng qua văn bản… Nhiều hình thức hợp đồng có tính ràng buộc khơng cao dẫn tới việc khó quy trách nhiệm cho các bên khi có sự cố xảy ra. Khi đó, người chịu thiệt chính là khách hàng và hình ảnh của siêu thị cũng phải chịu ảnh hưởng xấu.

Vai trị của nhân viên thu mua trong q trình thu mua

Hầu hết các siêu thị Việt Nam đã có bộ phận chuyên trách tổ chức thu mua nguồn hàng đầu vào cho siêu thị. Họ có nhiệm vụ xem xét các đơn chào hàng mới được gửi tới từ các nhà sản xuất, góp phần đưa ra quyết định lựa chọn danh mục hàng hoá và tiến hành thu mua hàng hoá nhằm đảm bảo hoạt động cho siêu thị. Tuy nhiên tại một số siêu thị, vẫn xảy ra hiện tượng chuyên viên thu mua ăn tiền, cấu kết với nhà sản xuất để nhập hàng không đảm bảo chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng vào bày bán trong siêu thị. Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của các nhân viên thu mua vẫn còn nhiều điểm hạn chế như chưa tự giác cập nhật các thông tin về hàng hoá, các quy định của pháp luật và quản lý thị trường về những mặt hàng mà mình quản lý. Đây là nghuyên nhân của việc nhiều siêu thị vẫn tiến hành nhập những chủng loại sản phẩm đã được khuyến cáo à khơng có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng: trong thời gianqua, tại nhiều siêu thị vẫn bày bán những nhãn hiệu nước tương có chứa 3-MCPD…

Thanh toán đối với các nhà cung cấp

Hàng hoá sau khi nhập kho sẽ được siêu thị thanh toán cho các nhà cung cấp theo thoả thuận đã ký kết trong hợp đồng mua hàng.

Đối với những nhà cung cấp nhỏ (ví dụ các hộ nơng dân) việc thanh tốn thường được tiến hành ngay vào cuối tháng hoặc vào một ngày cố định trong tháng nhằm giúp các nhà cung cấp này thu hồi và quay vòng vốn nhanh. Nhằm đảm bảo nguồn hàng thực phẩm tươi sống, đặc biệt là rau sạch, nhiều siêu thị đã tiến hành hợp đồng chặt chẽ bao tiêu sản phẩm với các hộ nông dân hoặc các hợp tác xã nông nghiệp với một chế độ thanh tốn có lợi cho người nông dân. Trong nhiều trường hợp, siêu thị là người cấp tín dụng cho người nơng dân để họ n tâm sản xuất.

Đối với những nhà cung cấp lớn: việc thanh tốn thường kéo dài hơn, có thể trả chậm từ 30 – 45 ngày tuỳ theo đặc điểm của hàng hố, uy tín của siêu thị và mối quan hệ giữa hai đối tác. Để kích thích siêu thị thanh tốn nhanh, các nhà cung cấp thường đặt ra những khoản chiết khấu ưu đãi thanh toán nhanh, thanh toán trước.

Một phần của tài liệu áp dụng marketing vào việc đẩy mạnh hệ thống siêu thị của việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 53 - 54)