1. Điểm mạnh
Khi đi sâu phân tích những lợi thế cạnh tranh của siêu thị, tôi thấy, so với các hình thức kinh doanh phân phối truyền thống, siêu thị được khách hàng đánh giá cao về tính dễ tiếp cận.
Khơng gian mua sắm rộng rãi thống mát, các hoạt động khuyến mãi của hệ thống siêu thị Việt Nam tuy không được khách hàng đánh giá cao như nhiều nhà bán lẻ nước ngoài như Metro nhưng vẫn có nhiều ưu điểm hơn so với các loại hình phân phối bán lẻ truyền thống.
Bảng 4: Bảng phân tích SWOT giữa siêu thị và chợ truyền thống
Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
S iêu thị - Khung cảnh rộng rãi, thoáng mát - Vệ sinh
- Niêm yết giá rõ ràng.
- Các mặt hàng được trưng bày theo các khu vực riêng rẽ. - Chất lượng bảo đảm.
- Tự phục vụ
- Phương thức thanh toán hiện đại.
- Giá cao. - Nguồn hàng thực phẩm tươi sống ít đa dạng. - Kinh nghiệm quản lý và kinh doanh cịn yếu. - Ít nghiên cứu thị trường. - Kinh tế tăng trưởng nhanh. - Mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. - Tốc độ đơ thị hố cao
- Thói quen tiêu dùng đang thay đổi. - Cạnh tranh bởi các đại lý, các hình thức bán hàng tại nhà. - Mơi trường pháp lý chưa hoàn thiện.
C hợ tr uyề n thống - Là nơi mua bán theo thói quen lâu đời.
- Phân bố gần các khu dân cư. - Giá cả hợp lý. - Mua hàng thuận tiện nhanh chóng. - Vệ sinh an tồn thực phẩm khơng đảm bảo. - Gây ô nhiễm môi trường. - Mất thời gian mặc cả - Kinh doanh thiếu bài bản. - Phổ biến nhất ở những vùng nông thôn. - Phát triển theo hướng chuyên doanh.
- Thói quen tiêu dùng thay đổi. - Đơ thị hố nhanh chóng sự xuất hiện của các siêu thị.
Lợi thế cạnh tranh của siêu thị so với các loại hình bán lẻ truyền thống thể hiện ở sự tiện lợi, tính văn minh và phương thức bán hàng tự phục vụ khá mới mẻ. Tuy vậy, siêu thị cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong đó có các hệ thống chợ, các loại hình bán lẻ khác (cửa hàng kinh doanh tổng hợp, chuyên doanh…).
Ngồi ra, các siêu thị Việt Nam cịn phải cạnh tranh với các siêu thị lớn của nước ngoài như Metro Cash&Carry , Big C .
2. Điểm yếu
Theo tạp chí Thương Mại (số 56, 7/2006) - Thị trường bán lẻ thế giới hiện nay bị chi phối bởi những tập đoàn bán lẻ khổng lồ của các nước phát triển (Mỹ, Anh, Pháp, Đức…). Các tập đoàn này rất muốn mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển tại châu Á. Năm 2007, thị trường bán lẻ Việt Nam - được xếp thứ 4 thế giới về sự hấp dẫn1
, chính vì vậy khơng chỉ các doanh nghiệp Mỹ mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác cũng đang mong muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam, bởi họ biết rằng, hiện nay hệ thống bán lẻ Việt Nam có năm điểm yếu cơ bản. Đây cũng là 5 điểm yếu cơ bản của hệ thống siêu thị Việt Nam.
2.1. Vấn đề tài chính
Cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ thì cả nước có khoảng 200 siêu thị, 32 trung tâm thương mại, 1.000 cửa hàng nhỏ bán hàng tự chọn hoạt động ở các tỉnh thành với doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ khoảng 1,20 tỉ USD/năm - một con số cịn rất khiêm tốn. Trong khi đó, ở Trung Quốc chỉ Thượng Hải hay Bắc Kinh đã gấp chúng ta hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Doanh số siêu thị lớn nhất của Việt Nam hiện nay cũng chỉ đạt khoảng 200 tỉ đồng/năm. 2
Yếu tố giá cả của siêu thị Việt Nam là một điểm yếu nữa so với các siêu thị nước ngồi và các hình thức phân phối truyền thống. Các siêu thị Việt Nam đều đã nỗ lực cắt giảm chi phí nhằm hạ giá bán nhưng do vẫn phải đảm bảo những dịch vụ tối thiểu phục vụ cho kinh doanh siêu thị mà nói chung giá cả vẫn cịn cao so với chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hoá. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với siêu thị trong việc thu hút khách hàng vì giá cả là yếu tố rất nhạy cảm là một trong số những yếu tố hàng đầu được người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm.
1
www.atkearney.com
2 Ngơ Đồng ,Hệ thống phân phối hàng hóa: Bốn điểm yếu cần khắc phục, Báo Thương Mại(số 56, tháng 7/2006)
2.2. Khả năng dự trữ hàng hoá, quản lý hàng tồn kho và vận tải.
Hệ thống phân phối hiện đại đòi hỏi một hệ thống dự trữ hàng hoá và quản lý hàng tồn kho chuyên nghiệp. Trong khi đó, ở các siêu thị của Việt Nam, các giám đốc vẫn còn tranh cãi về việc trung tâm phân phối hoặc nhà cung cấp không giao đủ hàng bán trong các dịp lễ tết. Có tới 40% hàng hóa trong các siêu thị của ta hiện nay chủ yếu là do nhà cung cấp đến chào hàng, vận chuyển và giao hàng tại siêu thị, nên không thể cạnh tranh được về giá với các siêu thị có vốn đầu tư nước ngồi. Thậm chí các siêu thị Việt Nam còn cạnh tranh theo kiểu tranh mua, tranh bán nguồn hàng ở các địa phương.
Bên cạnh đó, việc điều phối các loại xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn cịn được điều hành khá đơn giản. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà cịn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý.
2.3. Thiếu tính chuyên nghiệp
Các siêu thị và trung tâm thương mại hoạt động có hiệu quả như: Coop Mart, Fivimart, Intimex… không nhiều. Nhiều siêu thị, trung tâm thương mại đang bế tắc trong kinh doanh. Điều này cho thấy tính chuyên nghiệp của hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam cịn chưa cao.
Hiện tại hàng bán qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi… ở Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng trên 10% của hệ thống phân phối bán lẻ, trong khi đó của Trung Quốc là 30 - 40%, Thái Lan là 60%. Mặt khác, các nhà phân phối trong nước chưa xây dựng được kênh phân phối trực tiếp mà phải qua quá nhiều tầng nấc nên không tạo được giá cạnh tranh. Các siêu thị của ta vẫn chưa chú trọng đến quy mô, cảnh quan môi trường, đồng thời cũng không quan tâm đến việc xâydựng thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm của chính siêu thị.
2.4. Vấn đề con ngƣời
Trong mọi vấn đề nóng bỏng của các sự kiện kinh tế, giải quyết được khâu nhân sự - con người chính là điều quan trọng nhất.Trong việc đào tạo nhân sự, các siêu thị vẫn phải “tự thân vận động” tức là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa tự đào tạo và đào tạo lại nhân viên của chính mình trên cơ sở hoạt động thực tiễn của siêu thị mình.
Vấn đề liên kết hợp tác kinh doanh
Trong điều kiện hiện nay, nếu khơng kể đến những chính sách, chiến lược của Nhà nước trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống phân phối Việt Nam, thì sự liên kết giữa các nhà phân phối để tạo sức mạnh đoàn kết là điều hết sức cần thiết. Nhưng theo ý kiến của nhiều nhà phân phối, liên kết với nước ngoài thường đạt kết quả cao hơn so với liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước.
Có thể nói, cịn rất ít thời gian để các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và tổ chức lại hệ thống phân phối hiện đại đủ sức cạnh tranh. Nếu khơng có một chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng đắn, không nỗ lực phấn đấu hình thành mạng lưới bán buôn, bán lẻ hiện đại, mang tính chuyên nghiệp cao thì các siêu thị Việt Nam khó có thể cạnh tranh được trên chính thị trường Việt Nam khi nước ta chính thức thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường phân phối theo lộ trình ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
3. Cơ hội kinh doanh
- Thu nhập: Kinh nghiệm của các hãng bán lẻ lớn trên thế giới đã cho thấy, mức thu nhập bình quân đầu người là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để quyết định có kinh doanh siêu thị tại khu vực đó hay khơng. Theo những tiêu chuẩn quốc tế thì mức thu nhập bình quân đầu người tại khu vực thị trường mục tiêu phải từ 1000USD/năm trở lên để mở một siêu thị và phải từ 2000 USD/năm trở lên nếu mở một đại siêu thị. Ở Việt Nam hiện nay, nếu tính theo ngang giá sức mua thì có thể phát triển kinh doanh siêu thị khắp các thành phố và đơ thị lớn và vừa, thậm chí, có thể mở các đại siêu thị ở các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
- Mức độ đơ thị hố và lối sống công nghiệp: Siêu thị, đại siêu thị và các loại cửa hàng bán lẻ hiện đại gắn liền với q trình đơ thị hố, là kết quả tất yếu của một lối sống văn minh, công nghiệp bao trùm lên các thành phố lớn. Với dân số hiện nay trên 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá rất mạnh. Xu hướng đo thị hoá sẽ diễn ra mạnh mẽ vào thế kỷ XXI và ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, thói quen tiêu dùng của đại bộ phận cư dân thành thị... Sẽ xuất hiện những siêu thị quy mô hơn, kinh doanh chuyên nghiệp hơn bây giờ và đó sẽ là những hình thức phân phối phổ biến trong tương lai...
Thu nhập và đơ thị hố sẽ tác động tới xu hướng tiêu dùng tương lai của người Việt Nam: Trước ảnh hưởng của lối sống công nghiệp và thu nhập ngày càng được cải thiện, người tiêu dùng tương lai ở Việt Nam sẽ có thái độ tích cực hơn với loại hình kinh doanh siêu thị
- Triển vọng của ngành bán lẻ Châu Á nói chung và của ngành bán lẻ Việt Nam nói riêng:
Các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Hồng Kông, Singapore... đã đi trước Việt Nam trong kinh doanh siêu thị từ cách đây khá lâu. Ngày nay, những hệ thống siêu thị ở các nước này đã đạt đến trình độ phát triển tương đối cao, có diện tích rất lớn và phương thức kinh doanh chuyên nghiệp không thua kém các nước phương Tây. Tuy nhiên có được điều này cũng là nhờ chiến lược toàn cầu của các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nước ngồi đang hoạt động tại khu vực này. Chính những siêu thị và đại siêu thị đầu tiên của họ ở Châu Á đã trở thành mục tiêu phát triển của một hình thức phân phối hàng hố hiện đại văn minh, khác hẳn với những phương thức bán lẻ truyền thống.
Châu Á được lựa chọn là địa điểm đầu tư chiến lược của các hãng bán lẻ lớn do có số dân khá đông, mức tăng trưởng kinh tế cao và là khu vực kinh tế năng động nhất trong thế kỷ XXI. Nằm trong khu vực có mức tăng trưởng cao, Việt Nam cũng đang là một thị trường hứa hẹn với các hãng bán lẻ phương Tây mặc dù chưa hội đủ được các yếu tố hấp dẫn với họ... Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị cho phép chúng ta học được nhiều kinh nghiệm quản lý quý báu trong lĩnh vực này, đồng thời có thể đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nội địa...
4. Thách thức khi hội nhập
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các tập đồn nước ngồi mạnh về tài chính, dạn dày kinh nghiệm quản lý bắt đầu đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước đều thiếu kinh nghiệm, vốn, kinh nghiệm quản lý, xây dựng và thương hiệu. Thông tin từ Bộ kế hoạch Đầu tư cho biết, đã có nhiều tập đồn phân phối quốc tế xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị trường sau khi Việt Nam vào WTO, trong đó có 3 tập đồn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal - Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh), cùng nhiều tập đoàn châu Á như Dairy Farm (Hồng Kông) và South Investment (Singapore)…
II. Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng Marketing vào hệ thống siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
1. Nhóm giải pháp vĩ mơ
Trong tình hình kinh doanh siêu thị mang tính tự phát và chưa hiệu quả như hiện nay, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo cấp Bộ, Sở, đặc biệt trong ngành thương nghiệp, là rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển cho lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Để định hướng cho hệ thống Siêu thị phát triển và phát triển một cách có hiệu quả Nhà nước cần:
1.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến siêu thị và hoạt động của siêu thị. động của siêu thị.
Trong thời gian tới Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh siêu thị.
Có ý kiến cho rằng siêu thị chỉ là một loại hình cửa hàng nằm trong mạng lưới thương nghiệp của nước ta và luật thương mại, luật dân sự và các luật khác đủ để điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, do đặc thù của hoạt động kinh doanh siêu thị, rất cần có sự hướng dẫn và điều hành cụ thể của nhà nước cho lĩnh vực hoạt động này. Đó là một quy chế hoạt động siêu thị.
Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại (số 1371/2004/BTM) đã quy định thế nào là siêu thị, trung tâm thương mại và những điều kiện cần phải có để được cơng nhận là siêu thị và các tiêu chuẩn phân loại siêu thị phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta xét về quy mơ, diện tích, số lượng mặt hàng ...
Bên cạnh đó, thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành chỉ thị số 13/2004/CT- TTg Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa. Trong đó, các Bộ quản lý chuyên ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh lựa chọn một số đơn vị trực thuộc Bộ, địa phương để chỉ đạo và hướng dẫn trở thành đơn vị đi đầu trong việc xây dựng và phát triển các loại hình kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại. Tập trung củng cố và xây dựng mới một số trung tâm thương mại, siêu thị và mạng lưới cửa hàng ở các đô thị loại I và tại một số khu kinh tế cửa khẩu lớn.
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, xây dựng hệ thống thuế hồn chỉnh tạo sân chơi bình đẳng trong kinh doanh giữa siêu thị Việt Nam với siêu thị nước ngoài và giữa siêu thị với các loại hình bán lẻ khác. Các quan chức từ Bộ Công thương đều khẳng định dù rất lo lắng cho hệ thống bán lẻ nội địa song câu trả lời dứt khốt từ phía Chính phủ là sẽ khơng có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong và ngồi nước vì phải tn thủ chặt chẽ theo cam kết WTO.
1.2. Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lƣới phân phối hàng hóa nói chung và siêu thị nói riêng
Siêu thị là cửa hàng bán lẻ nằm trong hệ thống mạng lưới phân phối hàng hóa của xã hội. Siêu thị chịu tác động qua lại và có quan hệ mật thiết với các mạng lưới thương nghiệp khác. Do đó, Nhà nước cần có một quy hoạch tổng thể về phát triển mạng lưới thương nghiệp nói chung nhằm khai thác được các mặt mạnh đồng thời hạn chế các mặt yếu kém của từng loại hình thương nghiệp.
Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị của Việt Nam thời gian qua phần nhiều mang tính chất tư phát do đó có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu siêu thị trên cả nước và ở các địa bàn trọng điểm. Vì vậy, thời gian tới, nhà nước cần dựa trên yêu cầu và nhu cầu phát triển mạng lưới thương mại chung phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội đất nước để quy hoạch