Cơ cấu tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nam hồng, huyện đông anh, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 62 - 71)

2.3. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn

2.3.1. Cơ cấu tổ chuyên môn

Các tổ chuyên môn của Trường Trung học cơ sở Nam Hồng được hình thành từ khi thành lập trường. Trải qua nhiều năm hoạt động, cho đến nay, các tổ

chuyên môn của nhà trường cũng đã có những bước trưởng thành và thay đổi. Theo thống kê 4 năm học gần đây, ta có thể thấy cơ cấu các tổ chuyên môn của nhà trường.

Cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Thống kê về tổ chuyên môn Trường THCS Nam Hồng từ năm học 2012-2013 đến năm học 2015-2016 Năm học Số TCM Tổ chuyên môn Số lượng giáo viên của tổ Nhóm chun mơn Ngữ văn Sử-GDCD Tổ KHXH 22 Thể dục-Nhạc-Họa-Tiêng Anh Tốn-Tin Vật lý-Cơng nghệ 2012-2013 2 Tổ KHTN 19

Sinh học-Hóa học-Địa lý Ngữ văn Lịch sử-GDCD Tổ KHXH 22 Thể dục-Nhạc-Họa-Tiêng Anh Toán Vật lý-Công nghệ-Tin học 2013-2014 2 Tổ KHTN 19

Sinh học-Hóa học-Địa lý Ngữ văn 6+7 Ngữ văn 8+9 Tổ KHXH 1 14 Lịch sử-GDCD Tiếng Anh Tổ KHXH 2 9 Thể dục-Nhạc-Họa Toán 6+7 Toán 8+9 Tổ KHTN1 11 Vật lý-Công nghệ-Tin học Sinh học-Hóa học 2014-2015 4 Tổ KHTN 2 6 Địa lý

Ngữ văn 6+7 Ngữ văn 8+9 Tổ KHXH 1 14 Lịch sử-GDCD Tiếng Anh Tổ KHXH 2 9 Thể dục-Nhạc-Họa Toán 6+7 Toán 8+9 Tổ KHTN1 11 Vật lý-Cơng nghệ-Tin học Sinh học-Hóa học 2015-2016 4 Tổ KHTN 2 6 Địa lý

Bảng thống kê trên cho thấy cơ cấu tổ chuyên môn của Trường THCS Nam Hồng qua các năm có sự thay đổi. Cơ cấu tổ chun mơn ngày càng có có xu hướng “chuyên môn” hơn, tổ chức hợp lý hơn. Nếu ở các năm học 2012- 2013, 2013-2014, các tổ chuyên môn đều có số lượng khá đơng và ghép nhiều mơn gây bất tiện cho việc quản lý tổ và triển khai hoạt động chun mơn của các mơn học thì từ năm học 2014-2015, các tổ chuyên môn được chia nhỏ hơn, hợp lý hơn. Trước đó, nhà trường chỉ có 02 tổ chuyên môn (KHTN và KHXH), khi tách ra và chia lại thì thành 04 tổ: tổ KHXH1 gồm 14 thành viên; tổ KHXH 2 có 09 thành viên; tổ KHTN 1 gồm 11 thành viên; KHTN 2 có 06 thành viên. Việc tách ra và chia tổ chuyên môn lại như vậy bước đầu thuận lợi hơn trong việc quản lý và triển khai công việc hoạt động.

Tuy nhiên, một thực tế là mặc dù đã tách nhỏ nhưng cơ cấu các TCM của Trường THCS Nam Hồng vẫn là là tổ liên mơn (tổ có nhiều mơn ghép) do quy mô trường không lớn (trường hạng 2). Do vậy, nhiều khi việc sinh hoạt chuyên môn không thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sinh hoạt nhóm chun mơn nhiều khi còn thiếu thường xuyên và chiếu lệ, hình thức.

Bảng 2.7. Thống kê độ tuổi của TT, TPCM và giáo viên các TCM Trường THCS Nam Hồng năm học 2015 -2016

Độ tuổi Dưới 31 31-35 36-40 41-45 46-50 55-60

Đội ngũ tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn

Số lượng (8 người) 0 1 1 6 0 0

Tỷ lệ tuổi/sốTTCM, TPCM 0 12.5% 12.5% 75% 0 0

Nữ (8 người) 0 1 1 6 0 0

Tỷ lệ tuổi/sốTTCM, TPCM 0 12.5% 12.5% 75% 0 0 Đội ngũ giáo viên của các tổ chuyên môn

Số lượng (38 GV) 1 10 16 10 1 0

Tỷ lệ tuổi/tổng số GV (%) 2.6 26.3 42.2 26.3 2.6 0

Nữ ( 33 GV) 1 9 14 8 1 0

Tỷ lệ tuổi/tổng số GV (%) 3 27.3 42.4 24.3 3 0 Bảng khảo sát về cơ cấu độ tuổi của các TTCM, TPCM cho thấy: các TT CM, TPCM đều khơng cịn trẻ, đa số ở nhóm độ tuổi 41-45, số năm công tác đều trên dưới 20 năm. Các tổ trưởng, tổ phó CM đều là những cá nhân có nhiều cố gắng, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm, có kinh nghiệm giảng dạy và trình độ chun mơn nghiệp vụ; tuy nhiên, do chưa có phương pháp quản lý điều hành thực sự khoa học, thiếu tính đồng bộ, hệ thống, chưa có sự nhanh nhạy và quyết đốn trong việc cải tiến công tác, điều hành quản lý điều hành tổ, nên dẫn tới hiệu quả, chất lượng giáo dục còn chưa cao.

Còn về cơ cấu độ tuổi của GV trong các TCM cho thấy: có 38 giáo viên đang giảng dạy và tham gia vào các hoạt động trong 04 tổ chuyên môn ở Trường THCS Nam Hồng thì đa số là giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng nổ trong cơng tác giảng dạy; giáo viên có tuổi đời thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 52 tuổi. Số giáo viên có thâm niên cơng tác lâu chiếm số lượng cao. Đặc biệt là tỉ lệ nữ giáo viên chiếm trên 70%. Có thể nói, cơ cấu giáo viên bộ môn của Trường THCS Nam Hồng thiếu đồng bộ, tuy đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp theo quy định nhưng không đồng bộ về cơ cấu bộ mơn nên cịn tình trạng GV dạy chéo mơn.

Do vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, các TCM cần phấn đấu khơng ngừng để ngày càng lớn mạnh góp phần xây dựng nhà trường, làm cho Trường THCS Nam Hồng xứng đáng là một trường chuẩn quốc gia và tiếp tục khẳng định sứ mạng, vai trị của mình trong sự nghiệp GD chung của đất nước.

2.3.2. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn

Để có cơ sở khoa học xác định, phân tích thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Nam Hồng, đề tài tập trung điều tra hai vấn đề sau:

- Thực trạng nhận thức của các đối tượng về hoạt động tổ chuyên môn. - Thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn.

Các phiếu điều tra thu được được xử lý, phân tích bằng phương pháp tính tỉ lệ phần trăm, dưới hình thức biểu đồ hoặc giá trị trung bình của các số liệu theo các nội dung được khảo sát. Để khảo sát được thực trạng quản lý hoạt động TCM ở Trường THCS Nam Hồng, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra (phiếu hỏi) và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng sau:

- Bằng phiếu hỏi có tổng số 40 người gồm BGH: 02, TTCM: 04, TPCM: 04, GV: 30.

- Phỏng vấn 18 người, trong đó có chuyên viên Phòng GD&ĐT: 01, BGH: 02, TTCM: 02, TPCM: 02, GV: 12.

2.3.2.1.Thực trạng nhận thức của các đối tượng về hoạt động tổ chun mơn

Nhận thức về vị trí, vai trị của hoạt động TCM có ý nghĩa rất quan trọng với những người trực tiếp quản lí, chỉ đạo và thực hiện hoạt động này. Nếu nhận thức đầy đủ, tồn diện về hoạt động TCM thì chắc chắn hiệu quả giáo dục thu được sẽ rất khả quan.

Có 4 mức độ trong nhận thức, được ký hiệu: rất quan trọng (R), quan trọng (QT), tương đối quan trọng (TĐ), không quan trọng (K).

Khi khảo sát nhận thức của CBQL và GV Trường THCS Nam Hồng về vị trí, vai trị của hoạt động TCM, chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi, khảo sát ý kiến của các đối tượng khác nhau, kết quả khảo sát đánh giá theo 4 mức độ và tính điểm: R: 4 điểm, QT: 3 điểm, TĐ: 3 điểm, K: 1 điểm.

= N N N N N4 3 3 2 2 1 4 + + + Trong đó: : Điểm trung bình; N4, N3, N2, N1 lần lượt là số ý kiến chọn mức độ R, QT, TĐ, K. N là tổng số người tham gia đánh giá.

Căn cứ vào đó, chúng tơi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Nhận thức của CBQL và GV về vị trí, vai trị của hoạt động TCM

Mức độ nhận thức T

T Nội dung Đối tượng R QT TĐ K

Trị TB

BGH 2 0 0 0 4.0 TT/TPCM 1 5 2 2 2.8 1

Hoạt động TCM là một trong các hoạt động của NT nhằm thực hiện chiến lược phát triển của NT, CTGD và các

hoạt động giáo dục hướng tới MTGD GV 1 12 15 2 2.4 BGH 1 1 0 0 3.5 TT/TPCM 4 3 1 0 3.8 2

TCM là đầu mối để hiệu trưởng QL nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt

động CM, tức là hoạt động dạy học GV 2 16 12 0 2.7 BGH 0 2 0 0 3.0 TT/TPCM 2 5 1 0 3.1 3

Hoạt động TCM giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ

CM liên quan đến dạy học GV 5 11 12 2 2.6 BGH 1 1 0 0 3.5 TT/TPCM 3 4 1 0 3.3 4

Hoạt động TCM giúp TTCM trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm

vụ quy định GV 8 16 5 1 3.0

BGH 1 1 0 03 3.5 TT/TPCM 4 2 2 0 3.3 5

Hoạt động chuyên mơn khơng thể thiếu, góp phần nâng cao chất lượng

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về vị trí, vai trị của hoạt động TCM Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 và biểu đồ 2.1 cho thấy: BGH Trường THCS Nam Hồng đã nhận thức đúng về vị trí, vai trị của hoạt động TCM. Mức độ rất quan trọng và quan trọng ở tất cả các nội dung 1, 2, 3, 4, 5 cho thấy BGH các trường đánh giá cao vai trò của hoạt động TCM trong quá trình GD.

Đội ngũ tổ trưởng/tổ phó CM là người trực tiếp điều hành hoạt động TCM, là lực lượng chủ yếu giúp BGH điều hành và tổ chức các hoạt động ở trong từng lớp cụ thể. Qua kết quả điều tra nhận thức của TTCM về vị trí và vai trò của hoạt động TCM, ta thấy TTCM có mức độ nhận thức chưa cao bằng BGH về vấn đề này. Ý kiến đánh giá ở mức độ "rất quan trọng" thấp, có trên 50% ý kiến cho rằng hoạt động này "quan trọng" ở nội dung 1,3,4. Trong khi đó, đa số giáo viên khơng đánh giá cao hoạt động này (mức độ "rất quan trọng" và "quan trọng" thấp ở nội dung 1, 3). Có thể nói, đây cũng chính là một trong những khó khăn cho việc tổ chức hoạt động TCM tại Trường THCS Nam Hồng.

2.3.2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn

* Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục THCS thông qua hoạt

động tổ chuyên môn Để tìm hiểu về mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục THCS thông qua hoạt

động TCM ở Trường THCS Nam Hồng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Ký hiệu: rất đầy đủ (R), đầy đủ (ĐĐ), tương đối đầy đủ (TĐ), hiếm khi (HK).

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục THCS

thông qua hoạt động TCM

Mức độ thực hiện (%)

TT Nội dung

R ĐĐ HK

1 Hình thành phẩm chất, năng lực chủ yếu cho HS 37.5 50 12.5 0 2 Nâng cao CL phổ cập GD THCS đúng độ tuổi 87.5 12.5 0 0 3 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 25 45 30 0 4 Củng cố và phát triển kết quả của GD tiểu học, có

học vấn phổ thơng ở trình độ THCS 62.5 27.5 10 0 5 Bước đầu có hiểu biết về kỹ thuật và hướng nghiệp 32.5 47.5 20 0

Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi ở bảng 2.9 cho thấy mức độ thực hiện về mục tiêu giáo dục THCS thông qua hoạt động TCM được đánh giá tương đối tốt. Trong đó mục tiêu "nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi" được đánh giá cao nhất. Mục tiêu "củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở những phẩm chất năng lực chủ yếu cần hình thành cho học sinh THCS" được đánh giá ở mức thứ hai, tiếp đến là mục tiêu 5, 1. Được đánh giá thấp nhất về mức độ thực hiện là mục tiêu 3 "nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện".

Do vậy, trong quá trình hoạt động của mình, TCM của Trường THCS Nam Hồng cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh nhà trường, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS đáp ứng được mục tiêu GDĐT.

* Thực trạng tần suất sinh hoạt của các tổ chuyên môn

Sinh hoạt TCM là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường, là dịp thành viên tổ trao đổi chuyên môn với nhau, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để tìm hiểu điều này chúng tơi khảo sát và thu được kết quả như sau:

Thời gian sinh hoạt TCM của các TCM thường là 2 lần/tháng, tức là được thực hiện theo định kì, đúng quy định trong Điều lệ trường THPT (2 tuần/lần), tuy thỉnh thoảng vẫn có lúc họp đột xuất. Thông qua sinh hoạt TCM, nhiều ý kiến xây dựng, đóng góp sẽ giúp cho việc triển khai kế hoạch, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch của các tổ chun mơn thêm hiệu quả, nhanh chóng và sát thực tế hơn. Trên cơ sở đó BGH và TTCM kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, sắp xếp nhân lực hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ.

Do vậy, TTCM cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, thơng qua sinh hoạt chun môn để thảo luận, đánh giá, thống nhất định hướng nội dung, phương pháp giảng dạy các bài học; có thể góp ý các tiết dự giờ thao giảng của đồng nghiệp để học hỏi lẫn nhau, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề.

* Thực trạng nội dung hoạt động TCM của Trường THCS Nam Hồng

Các TCM trong nhà trường đã tiến hành triển khai các quy định liên quan đến thực hiện nhiệm vụ và công tác CM đến tổ viên; thảo luận và thống nhất kế hoạch hoạt động của tổ hàng tháng cụ thể; xây dựng kế hoạch dạy học trong năm học; triển khai chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn đến từng GV, hướng dẫn xây dựng và thực hiện soạn giảng với tổ viên; kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của từng thành viên trong tổ. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, các tổ cũng đưa ra các biện pháp, thảo luận và thống nhất về các vấn đề liên quan đến bộ môn phát sinh trong QTDH; tổ chức thanh tra hoạt động sư phạm với GV trong tổ; SH chuyên đề thảo luận về đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG học sinh của bộ môn. Các TTCM tiến hành phân công thực hiện chuyên đề, hội giảng, dự giờ GV; thảo luận, đánh giá tiết hội giảng, chuyên đề của GV; đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng/kỉ luật GV; thảo luận, giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài CM.

Tuy nhiên mức độ thực hiện những nội dung hoạt động trên chưa đồng đều: có nội dung thực hiện thường xuyên và đạt kết quả tương đối tốt nhưng cịn có nội dung tiến hành chưa thường xuyên và kết quả còn hạn chế; chẳng hạn như vấn đề về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực toàn diện, vấn đề bồi dưỡng đội ngũ TTCM, TPCM và GV…

Qua tìm hiểu các kế hoạch của các TCM từ năm 2012 đến năm 2016 và qua thăm dò phỏng vấn BGH, TTCM, GV Trường THCS Nam Hồng về việc tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, chúng tôi nhận thấy TCM của trường có 05 loại hoạt động chủ yếu, cơ bản như sau:

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy đồng bộ theo kế hoạch dạy học của TCM; các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng; thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng chương; đổi mới PPDH; sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn HS thực hành làm thí nghiệm…

- Tổ chức cho GV học tập và thảo luận theo các chuyên đề: những điểm mới, những điểm chưa hợp lý về nội dung SGK mới; sử dụng và phát huy hết hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị DH; đổi mới cách kiểm tra và đánh giá học HS; đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS.

- Bồi dưỡng giáo viên thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của giáo viên.

Nhìn chung, mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung hoạt động của các TCM trong nhà trường có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, cũng còn một số nội dung hoạt động của TCM mà tổ TTCM chưa chú trọng thực hiện thường xuyên. Vì vậy, các TCM thực hiện kế hoạch của tổ và kế hoạch của hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nam hồng, huyện đông anh, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 62 - 71)