Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ và sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nam hồng, huyện đông anh, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 78)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động TCM Trường THCS Nam Hồng

2.4.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ và sinh hoạt tổ chuyên môn

Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tổ chuyên môn là một hoạt động không kém phần quan trọng trong trường phổ thông bởi lẽ việc thực hiện bồi dưỡng, đào tạo là yếu tố để nâng cao năng lực, chun mơn cũng như trình độ của giáo viên là một điểm để nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với các trường THCS nói chung và Trường THCS Nam Hồng nói riêng thì đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nịng cốt để chuẩn hóa tồn bộ mục tiêu, kế hoạch của nhà quản lý tới đích đã hướng tới. BGH cùng TTCM có vai trị quan trọng trong việc quản lí, tổ chức, hướng dẫn giáo viên thực hiện hoạt động chun mơn.

Bên cạnh đó, sinh hoạt tổ/nhóm CM cũng là một hoạt động không thể thiếu. Buổi sinh hoạt TCM có thành cơng hay không phụ thuộc vào rất nhiều TTCM. Do vậy, người tổ trưởng cần suy nghĩ kĩ và chuẩn bị trước một cách chu đáo về nội dung lẫn biện pháp sinh hoạt TCM cho từng buổi.

Qua tìm hiểu, khảo sát về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên TCM và quản lý hoạt động sinh hoạt chun mơn của tổ/nhóm chun mơn ở Trường THCS Nam Hồng, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ và sinh hoạt tổ chuyên môn ở Trường THCS Nam Hồng

Mức độ đánh giá

TT Nội dung khảo sát

T K TB CT

Trị TB Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tổ chuyên môn

1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo hàng năm, từng đợt đảm bảo phát huy thế mạnh của từng thành viên

2 Tạo điều kiện để GV thực hiện tự bồi dưỡng;

tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng CM 9 16 16 3 2.6 3

Có biện pháp động viên, khuyến khích và hỗ trợ khi cần thiết để kế hoạch được thực hiện chất lượng và hiệu quả

7 14 17 8 2.4

4 Quản lý TCM kiểm tra, theo dõi việc thực hiện

bồi dưỡng giúp đỡ tổ viên 5 13 20 8 2.3 5 Đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng, giúp đỡ

của TCM 2 14 22 8 2.2

6 Sử dụng kết quả BD vào việc đánh giá nâng cao

CM nghiệp vụ của GV 7 14 16 9 2.4 Tổng 2.4

Quản lý các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chun mơn

1 Kế hoạch hố hoạt động SHCM 17 20 9 0 3.2 2 Quản lý hồ sơ của TCM và của GV 21 21 4 0 3.4 3 Quản lý SH chuyên đề đổi mới PPDH, đổi mới

kiểm tra đánh giá HS 5 13 20 8 2.3 4 Quản lý SH chuyên đề bồi dưỡng HSG, phụ

đạo HS yếu, kém 7 15 20 4 2.5 5 Quản lý hoạt động dự giờ, thao giảng, hội

giảng của GV 22 20 4 0 3.4

6 Quản lý hoạt động NCKH của GV trong tổ và

việc học tập của TCM với các trường bạn 12 15 15 4 2.8 Tổng 2.9

* Về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ

Kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy ý kiến đánh giá về công tác bồi dưỡng GV của TCM ở các nội dung nhìn chung chưa cao (trị bình quân =2.4). Điều này chứng tỏ BGH và các TCM đã thực hiện nhưng chưa có sự quan tâm và đầu tư một cách thích đáng để có được hiệu quả cao. Nội dung 1, “xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo hàng năm, từng đợt đảm bảo phát huy thế mạnh của

từng thành viên” được đánh giá tương đối khá song nội dung 4, “quản lý TCM kiểm tra, theo dõi việc thực hiện bồi dưỡng giúp đỡ tổ viên” và nội dung 5, “đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng, giúp đỡ của TCM” được đánh giá là hiệu quả thực hiện còn thấp.

Nguyên nhân của hạn chế trên có thể thấy một số TTCM chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên, chưa thường xuyên tổ chức cho tập thể sư phạm quán triệt yêu cầu về công tác này. Đồng thời hiệu trưởng chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên tại đơn vị thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn. Các GV chưa nhận thức về công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu mới của giai đoạn mà toàn ngành GD thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung chương trình GDPT và thay SGK sắp tới đây. Trên thực tế, đội ngũ GV của Trường THCS Nam Hồng hiện nay hàng năm được tham gia bồi dưỡng về CM, nghiệp vụ do Phòng GD&ĐT tổ chức. Tuy nhiên, thời gian chưa nhiều và nội dung tập huấn cũng rất chung chung.

Có thể nói rằng, việc quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV ở Trường THCS Nam Hồng chưa thực sự có chất lượng dẫn đến việc tổ chức các hoạt động chưa được hiệu quả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GD của NT.

* Về quản lý hoạt động sinh hoạt chun mơn của tổ/nhóm chun mơn

Từ bảng 2.13 cho thấy việc quản lý “kế hoạch hoá hoạt động SHCM, “quản lý hồ sơ chuyên môn của TCM và của GV” và “quản lý hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng của TCM" được đánh giá cao nhất. Đó là do các hoạt động này được xây dựng kế hoạch chi tiết từ triển khai của nhà trường đến TCM. Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo TCM kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên và TCM cụ thể; có yêu cầu về các loại hồ sơ cần phải có và có hướng dẫn chấm điểm và xếp loại đầy đủ. Tuy nhiên, công tác kiểm tra đột xuất hồ sơ của giáo viên, đặc biệt là bài soạn, giáo án của GV còn ở mức thấp. Điều này là do việc kiểm tra đột xuất chưa được tiến hành thường xuyên và đồng đều giữa các TCM. Việc nhận xét cụ thể chi tiết và yêu cầu điều chỉnh, sửa chữa những hạn chế phát hiện sau khi kiểm tra của TCM vẫn

còn bị xem nhẹ. Hoạt động kiểm tra chủ yếu là kiểm tra về hình thức mà chưa chú trọng đến các nội dung, đặc biệt là các góp ý sâu về chuyên môn, chất lượng bài soạn giảng. Đối với việc tổ chức hội giảng, thao giảng của TCM thì được tiến hành riêng và đồng loạt với tất cả các TCM, có dành thời gian thỏa đáng để rút kinh nghiệm, đánh giá giờ dạy. Còn việc QL hoạt động NCKH và học tập các TCM trường bạn vẫn chưa được tốt. Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo TCM quản lý việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, viết và áp dụng SKKN đến từng GV ngay từ đầu năm học. Tuy vậy, số lượng giáo viên viết SKKN hàng năm chưa nhiều, số lượng sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng, hiệu quả và đạt cấp thành phố cịn ít.

Theo ý kiến của CBQL và GV nhà trường, hoạt động quản lý công tác sinh hoạt chuyên đề (bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém; đổi mới PPDH; đổi mới kiểm tra đánh giá HS...) được cho là thấp nhất. Công tác tổ chức các chuyên đề thảo luận về đổi mới PPDH của TCM cũng còn nhiều bất cập. Nhận thức của một số GV về đổi mới PPDH cịn hạn chế, có tâm lý ngại thay đổi và không muốn thay đổi, không thấy rõ được hiệu quả của đổi mới PPDH. Công tác đổi mới PPDH chỉ thực hiện tích cực qua các kỳ hội giảng, sinh hoạt cụm chuyên môn. Các bài giảng trong các đợt này thể hiện rõ việc đổi mới PPDH và được cán bộ, GV đánh giá cao. Tuy vậy, hoạt động đổi mới PPDH của GV và phương pháp tự học của HS vẫn chưa thường xuyên và còn hạn chế. Việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động chuyên đề đổi mới kiểm tra đánh giá HS qua các buổi thảo luận chuyên đề của TCM chưa tích cực, chưa tồn diện và hiệu quả thực hiện cịn thấp. Công tác quản lý giờ họp, giờ dạy của GV cũng bị buông lỏng, vẫn cịn có hiện tượng GV vào muộn ra sớm. Công tác bố trí giờ dạy của GV nghỉ hay đi cơng tác nhiều khi chưa kịp thời. Từ đó có thể thấy, hiệu trưởng và các TTCM cần có những biện pháp cụ thể, tích cực hơn.

Qua tìm hiểu cho thấy công tác đổi mới PPDH chỉ được đánh cao nhất qua các kỳ hội giảng, sinh hoạt cụm CM. Các bài giảng trong các đợt này đều thể hiện rõ việc đổi mới PPDH và được cán bộ, GV đánh giá cao. Thực

tế, công tác quản lý bồi dưỡng nâng cao nhận thức của GV về kiến thức, kỹ năng trong đổi mới PPDH đã được hiệu trưởng chú trọng, quan tâm nhưng hiệu quả chưa thực sự rõ nét. Cịn cơng tác chỉ đạo GV hướng dẫn HS kỹ năng và phương pháp tự học chưa được chú ý. Từ đó có thể thấy chỉ đạo của hiệu trưởng với công tác chưa có biện pháp cụ thể, tích cực. Ngồi ra, việc xây dựng các điển hình về đổi mới PPDH của GV và phương pháp tự học của HS còn chưa dược quan tâm và đầu tư đúng mức. Do đó, việc nhân rộng các nhân tố mới này chưa có tác dụng lan tỏa trong đội ngũ GV và HS. Việc tham khảo kênh thông tin của HS về việc đổi mới PPDH là khâu yếu nhất trong nội dung này. HT chưa có được thơng tin của phía HS về thực tế hiệu quả việc đổi mới PPDH của GV trong trường.

Đối với công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém, căn cứ vào kết quả đánh giá có thể thấy nhà trường đã quan tâm đến việc lên kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém. BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện từ đầu năm học. Các kế hoạch đều có điều chỉnh, bổ sung hằng năm cho phù hợp với thực tế và yêu cầu trong tình hình mới. TCM, trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, đã xây dựng kế hoạch thực hiện, khảo sát HS, phân công cho từng GV tham gia BD HS giỏi. Nhà trường có số lượng giải HSG tương đối ổn định qua các năm. Song việc chỉ đạo GV phụ đạo HS yếu, kém; tiếp thu ý kiến phản hồi từ HS trong công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém chưa tốt, chưa kịp thời. Do vậy, các TCM cần có sự trao đổi về một số vấn đề như: thời gian tổ chức, nội dung cần bổ sung hay cần thầy cô giảng kỹ thêm một phần nào đó. Nhà trường cũng cần có kênh tiếp thu ý kiến phản hồi của HS riêng biệt.

2.4.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của tổ/nhóm chun mơn

Trong quản lý hoạt động TCM có những yếu tố ảnh hưởng bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả sau đây:

Ký hiệu: rất ảnh hưởng (R), ảnh hưởng (AH), tương đối ảnh hưởng (TĐ), không ảnh hưởng (K).

Bảng 2.14. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của tổ/nhóm chun mơn

Mức độ ảnh hưởng (%)

Yếu tố ảnh hưởng

R AH TĐ K

Năng lực của hiệu trưởng 42.5 32.5 25 0 Năng lực của TTCM 57.5 30 12.5 0

Yếu tố chủ quan

Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng

dạy của GV 50 27.5 22.5 0

Điều kiện văn hố, KT-XH của địa phương

và chủ trương chính sách QLGD các cấp 40 25 32.5 2.5 Điều kiện CSVC và trang thiết bị, ĐDDH 30 47.5 22.5 0

Yếu tố khách quan

Sự quan tâm của GVCN và của cha mẹ HS 27.5 30 35 7.5

Từ bảng kết quả khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của tổ/nhóm chun mơn ở bảng 2.14, ta có thể thấy:

2.4.5.1. Yếu tố chủ quan

* Về năng lực của hiệu trưởng: Hoạt động của các TCM ở Trường THCS Nam Hồng trong những năm gần đây có chuyển biến nhất định. Đó là do hiệu trưởng nhà trường đã có tác động bằng các biện pháp thiết thực để TTCM cùng các nhóm trưởng CM và GV trong tổ/nhóm CM làm việc khá hiệu quả nhằm thực hiện KH của nhà trường đề ra. Đó là những việc làm rất quan trọng, vì nhiệm vụ trung tâm của nhà trường là hoạt động dạy và học. Ý kiến đánh giá mức độ rất ảnh hưởng và ảnh hưởng chiếm tỷ lệ tương đối cao (42.5 % và 32.5 %). Tuy nhiên, năng lực hoạt động thực tiễn của hiệu trưởng cũng cịn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những vướng mắc, nguyện vọng của các TCM và GV; việc đi sâu đi sát các hoạt động của các TCM trong nhà trường chưa được đồng đều. Do đó, đơi khi hiệu quả cơng việc không được như mong muốn.

* Về năng lực của các TTCM: Mức độ ảnh hưởng về năng lực của các TTCM được đánh giá cao nhất (57.5), bởi lẽ TTCM là người trực tiếp quản lý TCM. Về

cơ bản, các TTCM của nhà trường đã thực hiện tốt công tác như: quản lý hồ sơ CM của tổ và của GV; xây dựng và thực hiện đầy đủ chương trình, KH dạy học, GD. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý dự giờ, hội giảng, thao giảng được TCM thực hiện khá tích cực và có hiệu quả. Mặc dù vậy, cũng còn nhiều những điểm hạn chế về năng lực quản lý của đội ngũ TTCM trong công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch; QL hoạt động dạy - học; quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM . Một số TTCM mới được bổ nhiệm nên chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành, quản lý hoạt động TCM.

* Về trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ GV: Ý kiến đánh giá mức độ rất ảnh hưởng của yếu tố này cao ở mức thứ hai (50%). Các GV trong nhà trường có trình độ đào đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc được giao. Đó là yếu tố giúp cho BGH và TTCM/TPCM quản lý hoạt động TCM được tốt hơn. Song một thực tế là số lượng giáo viên giữa các TCM không đồng đều, những giáo viên trẻ thì kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Mặt khác, các TCM là tổ ghép nhiều môn nên nhiều khi gây khó khăn cho hoạt động tổ và việc QL hoạt động TCM.

2.4.5.1. Yếu tố khách quan

* Về điều kiện văn hoá, KT-XH của địa phương và chủ trương chính sách quản

lý giáo dục các cấp: Ý kiến đánh giá mức độ rất ảnh hưởng là 40%. Thực tế, điều kiện văn hoá, KT-XH của địa phương khá thuận lợi cho các hoạt động của nhà trường khi đóng trên địa bàn này, trong đó có hoạt động của TCM. Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục và đã coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Sở và Phòng GD&ĐT huyện cũng đã quan tâm tới việc tổ chức các đợt tập huấn cho các TTCM và GV cốt cán cho các trường THCS trên địa bàn huyện. Vì vậy, hoạt động TCM được hỗ trợ từ yếu tố này, giúp cho việc quản lý của HT, các TTCM đối với hoạt động TCM đi theo định hướng, kế hoạch. Tuy nhiên, tác động ảnh hưởng chưa thật rõ rệt.

* Về điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy học và cơ sở vật chất: Mức độ ảnh hưởng đến QL hoạt động TCM được đánh giá ở mức tương đối khá. Cơ sở vật chất Trường THCS Nam Hồng tuy đã được đầu tư của các cấp ngành và các tổ

chức song còn thiếu thốn nhiều, so với yêu cầu dạy học và tốc độ phát triển của HS hiện nay thì đây là một điều khó khăn không nhỏ. So với yêu cầu trường chuẩn quốc gia thì cần phải được đầu tư hơn. Nhà trường vẫn còn thiếu thốn về phòng học, điều kiện làm việc, đồ dùng dạy học, các phịng thí nghiệm thực hành với trang thiết bị nghèo nàn, thư viện sách tham khảo cho GV chưa phong phú... Điều đó ảnh hưởng đến việc QL các hoạt động chung của nhà trường và QL các hoạt động của TCM.

* Về sự quan tâm của GVCN và của cha mẹ HS: Mặc dù được đánh giá là mức độ ảnh không cao bằng các yếu tố khác song không thể phủ nhận: nếu hoạt động TCM của nhà trường mà nhận được sự quan tâm thích đáng của GVCN lớp cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nam hồng, huyện đông anh, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 78)