Tạo động lực qua việc xây dựng bầu khơng khí sư phạm tích cực và cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nam hồng, huyện đông anh, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 108 - 110)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn

3.2.6. Tạo động lực qua việc xây dựng bầu khơng khí sư phạm tích cực và cả

tiến công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động TCM

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc tạo động lực qua việc xây dựng bầu khơng khí sư phạm tích cực và cải tiến cơng tác thi đua khen thưởng trong hoạt động TCM là một điều rất cần thiết nhằm thúc đẩy hoạt động TCM được tiến hành thuận lợi và hiệu quả hơn; GV phấn khởi, tự tin hơn, nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn trong cơng việc được giao; từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học/GD của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách tiến hành

* Xây dựng bầu khơng khí sư phạm tích cực:

Bầu khơng khí tâm lý của tập thể sư phạm đóng vai trị quan trọng đối với đời sống tập thể giáo viên nói chung và của các thành viên nói riêng, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hảm tích cực hoạt động nói chung cũng như ảnh hưởng đến những hoạt động cụ thể của từng cá nhân giáo viên và tập thể sư phạm làm cho tập thể trở nên thụ động hoặc tích cực để qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động, đến năng suất lao động của toàn thể tập thể sư phạm.

Cách thực hiện:

Trong công tác quản lý nhà trường và TCM, hiệu trưởng và các TTCM phải biết cách tạo ra những trạng thái tâm lý tích cực. Để làm được điều này cần chú ý:

- Tổ chức các điều kiện làm việc tốt cho giáo viên. - Tôn trọng ý kiến của giáo viên.

- Thưởng phạt công minh, kịp thời.

- Xây dựng tốt mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tổ chuyên môn, giữa các TCM với nhau. Bầu khơng khí tâm lý đạo đức của một nhà trường, một TCM là trạng thái tâm lý có tính tổng hợp của nhiều yếu tố kể cả cơ sở vật chất, môi trường làm việc và điều kiện làm việc, đặc điểm tâm lý của

người hiệu trưởng, các TTCM và từng giáo viên. Người CBQL phải chú ý tạo mọi điều kiện thuận lợi và biết xây dựng, duy trì bầu khơng khí lành mạnh, tin cậy lẫn nhau, hồ thuận gắn bó trong đơn vị mình.

* Cải tiến công tác thi đua khen thưởng:

Đối với công tác thi đua khen thưởng của TCM, người quản lý cần thực sự chú trọng công tác này, thực hiện việc khen thưởng công bằng, kịp thời. Tâm lý chung của giáo viên đều mong muốn được người QL, lãnh đạo đánh giá đúng sự cố gắng, tích cực của bản thân mình. Mỗi lời động viên, khích lệ đúng lúc của người lãnh đạo là "liệu pháp" tâm lý, sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi hơn và kết quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn. Trong một tập thể có nhiều người như thế sẽ tạo khơng khí vui tươi đồn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào thi đua mới đưa ra bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày; thực chất của việc khen thưởng thiên về yếu tố tinh thần, tạo động lực cho người được khen nhiều hơn.

Muốn công tác thi đua, khen thưởng đúng với mục đích, ý nghĩa của nó, thật sự tạo động lực động viên, lơi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì trước hết và quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, nhận thức trong mỗi người, đặc biệt là CBQL, cần phải cơng minh trong việc bình xét khen thưởng để chọn đúng người xứng đáng, người được khen thật sự phải là điển hình nổi bật, là tấm gương để người khác học hỏi.

Ngoài ra, bản thân người được đề nghị khen thưởng phải có lịng tự trọng, trung thực, phải biết mình thực sự có thành tích được khen hay khơng, chứ đừng vì xem việc khen thưởng là món đồ trang sức mà mình cần phải có để làm đẹp mình. Cần xóa bỏ tư tưởng xem việc khen thưởng là một chiếc bánh ngon mà người có quyền chia bánh ấy muốn ban phát cho ai thì ban, cũng khơng nên có tư tưởng “cào bằng”, “món ngon cùng hưởng”. Tất cả việc làm đó sẽ triệt tiêu động lực phần đấu của mỗi người.

- HT tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ và kĩ lưỡng Luật GD, Điều lệ trường TH, các văn bản, thơng tư... Sau đó soạn thảo, xây dựng các quy định, tiêu chuẩn thi đua khen thưởng của nhà trường.

Trong các tiêu chuẩn thi đua có ghi rõ tiêu chuẩn thi đua của từng đối tượng trong nhà trường, trong đó các tiêu chuẩn thi đua thuộc về GV được thể hiện ở các phương diện như: xếp loại hồ sơ, giờ dạy, chất lượng HS của lớp chủ nhiệm, kết quả tham gia các hoạt động GD khác của trường. Mỗi tiêu chuẩn đều cụ thể hoá bằng điểm và thang bậc A,B,C... Nội dung này được thông qua BGH, Chủ tịch Cơng đồn và đưa xuống các TCM để thảo luận, góp ý kiến. Sau khi đã tập hợp được ý kiến của các TCM, HT hoàn chỉnh lại các văn bản đó và đưa ra thảo luận trong Hội nghị cán bộ, viên chức của trường. Khi đã thống nhất ý kiến đưa vào nghị quyết thì tiến hành triển khai thực hiện.

- HT ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua của trường theo quy định của Điều lệ trường trung học.

- Tổ chức bình xét xếp loại thi đua vào 4 đợt trong năm học để tạo động lực cho những đợt thi đua tiếp theo.

- Sau khi bình xét thi đua đều khen thưởng công khai.

- Dùng kết quả của các đợt thi đua để làm căn cứ bình bầu các danh hiệu thi đua trong năm học cho mỗi GV cũng như mỗi tổ CM.

Để công tác thi đua, khen thưởng là công cụ quan trọng, trong quản lý và điều hành hoạt động của TCM, BGH cùng TTCM cần làm cho thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy mọi cá nhân GV và TCM tích cực hồn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, nhiệt tình với các hoạt động chung của nhà trường và TCM, trước hết bắt đầu ngay từ việc nhận thức.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Để biện pháp này thực hiện có hiệu quả, bản thân HT và các TTCM phải là những người tâm lý, gần gũi, hòa đồng với mọi người, thực sự quan tâm, công bằng với giáo viên và tâm huyết với sự nghiệp "trồng người".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nam hồng, huyện đông anh, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 108 - 110)