Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nam hồng, huyện đông anh, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 114)

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TCM ở Trường THCS Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động TCM.

Mỗi biện pháp có mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện khác nhau nhưng các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen, tác động qua lại với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Mỗi biện

pháp đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, hỗ trợ, bổ sung nhau và đều có những vai trò nhất định trong trong quản lý hoạt động TCM của nhà trường. Quản lý hoạt động TCM của nhà trường sẽ khơng có hiệu quả nếu tách rời các biện pháp này. Trong đó:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TCM

trong việc cải thiện hiệu quả dạy học và giáo dục toàn diện HS. Muốn hoạt động

TCM và quản lý tốt hoạt động TCM thì trước hết phải bắt đầu từ nhận thức. Không chỉ BGH mà đội ngũ TTCM và GV cũng cần phải hiểu rõ điều đó.

Biện pháp 2: Cải tiến cơng tác xây dựng kế hoạch hoạt động TCM nhằm

nâng cao chất lượng dạy học. Qua đó, giúp TCM phát huy sự tự chủ, năng động,

sáng tạo, đảm bảo sự tương tác, hỗ trợ, phát triển giữa các thành viên trong TCM. Làm tốt công tác này, chất lượng dạy học sẽ được nâng lên.

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng tăng cường đổi

mới PPDH, phát huy năng lực HS. Đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng này có tính chất quyết định đến chất lượng của TCM. Hoạt động dạy học có hiệu quả thì chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên.

Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức hoạt động bồi dưỡng và khuyến khích

hoạt động tự bồi dưỡng của tổ chuyên môn. Biện pháp này thực hiện được sẽ góp

phần thúc đẩy nâng cao tay nghề của giáo viên.

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động TCM dựa trên kết quả

dạy học và giáo dục. Qua kiểm tra đánh giá, người quản lý sẽ phát hiện ra những

mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn, điều chỉnh kịp thời những sai lệch; đưa nề nếp hoạt động chuyên môn nhà trường thành kỷ cương, trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Biện pháp 6: Tạo động lực qua việc xây dựng bầu khơng khí sư phạm tích

cực và cải tiến công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động TCM. Biện pháp này làm tốt sẽ góp phần làm cho hoạt động TCM thêm hiệu quả hơn, tập thể gắn kết và yêu nghề hơn.

Có thể nói, các biện pháp đề xuất có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, biện pháp này sẽ là cơ sở giúp biện pháp kia được tiến hành thuận lợi. Nếu

người quản lý biết sử dụng kết hợp khéo léo các biện pháp quản lý đó thì chắc chắn hoạt động TCM ở Trường THCS Nam Hồng sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu lý luận khoa học về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, trong chương 3, tác giả đã đưa ra 6 biện pháp quản lý hoạt động TCM ở Trường THCS Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các biện pháp có quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp đều có cách thức thực hiện khác nhau với những điều kiện khác nhau nhưng cùng hướng tới mục tiêu là nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM của nhà trường. Các biện pháp trên vừa có nội dung mang tính trước mắt, vừa có các nội dung mang tính lâu dài, vừa có kế thừa các biện pháp quản lý truyền thống, lại vừa có các biện pháp quản lý hiện đại. Cho nên, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cần thực hiện đồng bộ các biện pháp này.

Qua khảo nghiệm cho thấy, dù có mức chênh lệch nhất định song các biện pháp đều có mối tương quan thuận và chặt chẽ, lại được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Vì thế, các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn ở Trường THCS Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động TCM là một bộ phận quan trọng trong hoạt động trong nhà trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung, chất lượng hoạt động TCM nói riêng mà trọng tâm là chất lượng dạy học của nhà trường. Vấn đề này đã trở thành mối quan tâm của các nhà quản lý của các trường THCS, trong đó có Trường THCS Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Quản lý có chất lượng, hiệu quả là một yêu cầu thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đi đến một số nhận định như sau:

1.1. Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống liên quan đến lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động TCM. Đề tài đã làm rõ mục tiêu và yêu cầu của quản lý hoạt động TCM ở Trường THCS Nam Hồng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Cơ sở thực tiễn của luận văn khẳng định hoạt động TCM là một trong những hoạt động khơng thể thiếu của q trình dạy học/giáo dục. TCM là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường đến giáo viên và học sinh. Chất lượng hoạt động của các TCM có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của nhà trường.

Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động TCM ở Trường THCS Nam Hồng và đề xuất một số biện pháp có tính khả thi nhằm giúp việc quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2. Từ kết quả khảo sát thực trạng hoạt động TCM và quản lý hoạt động TCM ở Trường THCS Nam Hồng, đề tài đã đánh giá được những mặt mạnh, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

1.3. Đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động TCM nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đó là các biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TCM trong việc cải thiện hiệu quả dạy học và giáo dục toàn diện HS.

- Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch hoạt động TCM nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng tăng cường đổi mới PPDH, phát huy năng lực HS.

- Tăng cường tổ chức hoạt động bồi dưỡng và khuyến khích hoạt động tự bồi dưỡng của TCM.

- Đổi mới đánh giá hoạt động TCM dựa trên kết quả dạy học và giáo dục. - Tạo động lực qua việc xây dựng bầu khơng khí sư phạm tích cực và cải tiến công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động TCM.

Các biện pháp này là sự vận dụng, cụ thể hố lý luận của khoa học quản lí và kinh nghiệm của người viết ở thực tế tại đơn vị. Kết quả khảo sát đã chứng tỏ được mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Các biện pháp này không chỉ áp dụng cho Trường THCS Nam Hồng mà cịn có thể áp dụng được cho các trường THCS khác song cần lựa chọn biện pháp phù hợp với đặc thù của từng trường, từng địa phương.

Tuy nhiên, trong luận văn này, các biện pháp nêu trên cũng mới là sản phẩm nghiên cứu bước đầu của tác giả nên chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót và cần được tiếp tục xem xét ở mức độ sâu hơn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, chuyên gia quản lý giáo dục, các bạn đồng nghiệp để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội

- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình ðộ nghiệp vụ công tác quản lý, năng lực quản lý cho TTCM, TPCM.

- Tạo điều kiện hơn nữa cho các TTCM,TP CM được tham gia các lớp tập huấn về công tác chuyên môn (như đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá…).

- Cần cải tiến việc đánh giá chất lượng nhà trường để các NT ngoài việc quan tâm đến chất lượng văn hố cịn phải quan tâm đến chất lượng hoạt động TCM.

- Hàng năm tổ chức hội thảo, chuyên đề bàn về các vấn đề liên quan đến hoạt động TCM, QL hoạt động TCM, nghe báo cáo kinh nghiệm của đơn vị làm tốt.

2.2. Đối với UBND huyện Đông Anh

- Tổ chức, liên kết tổ chức các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ cơng tác quản lý, năng lực quản lý cho TTCM, TPCM trong huyện, tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ TT, TPCM được tham gia các lớp tập huấn về công tác chuyên môn.

- Tăng cường công tác xã hội hoá GD trên địa bàn huyện, cải tạo cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong các nhà trường để tạo điều kiện cho các TCM trong NT hoạt động.

- Trong nguồn ngân sách phục vụ cho hoạt động GD của huyện, dành một khoản mục cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ TTCM các nhà trường trong huyện.

2.3. Đối với Phịng GD&ĐT huyện Đơng Anh

- Đẩy mạnh các phong trào thi đua học dạy học theo chiều sâu, có tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân điển hình và TCM xuất sắc.

- Tổ chức thường xun các chun đề bộ mơn thực sự có chất lượng để các trường trong huyện học hỏi.

- Triển khai có hiệu quả các PPDH tiên tiến; cập nhật khai thác các ứng dụng tiện ích của các phần mềm CNTT trong giảng dạy và QL điều hành nhà trường.

- Đối với bộ mơn trường có 1 đến 2 giáo viên, Phòng GD&ĐT nên thường xuyên tổ chức các hoạt động SHCM cho GV cùng một bộ môn theo cụm trường theo định kỳ, tránh duy trì TCM ghép ở mỗi trường như hiện nay vì GV khơng có điều kiện để học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và quản lý nhà trường. Tài liệu giảng dạy Cao học Quản lý Giáo dục. Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản

lý giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Đặng Quốc Bảo (2009), Phát triển nguồn nhân lực và chỉ số phát triển con

người. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở

giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, số 8987/BGDĐT

KTKĐCLGD.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình hành động của ngành Giáo

dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020.

6. Bộ GD và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và

trường phổ thơng có nhiều cấp học.

7. C.Mác-Ph.Ăng ghen (1993), Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002). Lí luận quản lí và quản lí nhà trường. Giáo trình Cao học quản lý giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản

lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản lý

giáo dục, tập bài giảng cho cao học chuyên ngành QLGD, Hà Nội, 1994/2004.

11. Nguyễn Đức Chính (2012), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy

học. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, Trường ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Chính (2013), Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo

dục.Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, Trường ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Chính (2012), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Phạm Khắc Chương, Lý luận QLGD đại cương, Nxb ĐHSP, Hà Nội 2004. 15. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận NCKH. Nxb KHKT, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

17. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế

kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam.

18. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo

ISO& TQM, Nxb Giáo dục, 2004.

19. Đặng Xuân Hải (đồng tác giả), (2013), "Quản giáo dục trong bối cảnh mới”, sách dự án GV THPT&TCCN.

20. Đặng Xuân Hải (2012), Quản lý sự thay đổi. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, Trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam.

22. Nguyễn Trọng Hậu (2010), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, Trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Nguyễn Trọng Hậu (2013), Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, Trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Trọng Hậu (2014), Giáo trình bài giảng “Quản lý hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý nhà trường”.

25. Bùi Minh Hiền (Cb) (2011), Quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm. 26. Bùi Minh Hiển, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, Nxb Đại

học Sư phạm Hà Nội, 2006.

27. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lí trong giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2011), Tâm lý học quản lý. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, Trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Lý luận quản lý và quản lý giáo dục. Tài liệu

30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên)-Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Trọng Hậu- Nguyễn Quốc Chí-Nguyễn Sỹ Thư (2012), QLGD một số vấn đề lý luận và

thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

31. Luật Giáo dục (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Lao Động, 2015. 32. Phịng GD&ĐT huyện Đơng Anh, Báo cáo tổng kết năm học của Phịng

GD huyện Đơng Anh năm học 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015; 2015-2016.

33. Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh, Đề án phát triển Giáo dục Huyện Đông

Anh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.

34. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận Quản lý giáo dục, Học viện cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

35. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 36. Sở GD&ĐT Hà Nội (2010), Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020 của

Sở GD&ĐT Hà Nội.

37. Hà Nhật Thăng, Xu thế phát triển giáo dục Việt Nam. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD. Trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Phạm Văn Thuần (2013), Quản lí cơ sở vất chất và thiết bị trong giáo dục, Hà Nội.

39. Trung tâm Từ điển học (2015), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội.

40. Trường THCS Nam Hồng, Báo cáo tổng kết của trường THCS Nam Hồng

các năm học 2012 – 2013; 2013 – 2014; 2014-2015; 2015-2016.

41. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và Viện Khoa học giáo dục (1984), Cơ

sở lí luận QLGD. Viện Khoa học giáo dục.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở Trường THCS Nam Hồng PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL Phòng GD-ĐT, BGH và giáo viên trong trường)

Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại Trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nam hồng, huyện đông anh, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 114)