Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Đánh giá chung về quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
3.5.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể CBNV và người lao động tại Bệnh viện, BVĐK tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong các mặt cơng tác, trong đó có cơng tác quản lý tài chính. Cơng tác quản lý tài chính của Bệnh viện đã đạt được các kết quả tích cực sau:
Thứ nhất, về cơng tác lập dự tốn thu chi
Hàng năm, BVĐK tỉnh Bắc Kạn căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh Bắc Kạn về phê duyệt kế hoạch phân bổ NSNN sự nghiệp y tế năm và quyết định của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm, quyết định của UBND tỉnh về ban hành cơ chế thu, chi, lập dự toán thu, chi ngân sách. Bệnh viện lập dự toán theo các căn cứ ban hành để gửi Sở Y tế tỉnh theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện của Bệnh viện. Dự toán của Bệnh viện đã tuân thủ các quy định về biểu mẫu và chi tiết, đầy đủ các nội dung theo quy định. Đồng thời, trong dự toán cũng đã thể hiện được các nguồn thu mà Bệnh viện có thể khai thác được và các nhiệm vụ chi mà Bệnh viện phải thực hiện.
Thứ hai, về cơng tác chấp hành dự tốn
Bệnh viện đã tích cực khai thác các nguồn thu ngoài NSNN. Tỷ trọng nguồn thu từ NSNN cấp đang có xu hướng giảm, đồng thời, các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp đang ngày càng tăng lên, giúp cho Bệnh viện ngày càng tăng cường khả năng tự chủ tài chính của mình. Bên cạnh đó, các khoản thu của Bệnh viện được quản lý, theo dõi đầy đủ, chi tiết theo từng nguồn và khơng để xảy ra tình trạng thất thoát.
Bệnh viện đã xây dựng QCCTNB và thực hiện việc chỉnh sửa, bổ sung QCCTNB hàng năm. Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu trong QCCTNB được xây dựng cụ thể, chi tiết, hợp lý. Một số nội dung được thực hiện theo phương thức khoán chi cho từng cá nhân, từng bộ phận, đơn vị sử dụng như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe,…. Các khoản chi về tiếp khách, hội nghị, công tác phí,… cũng được quy định định mức cụ thể, rõ ràng. Từ đó, giúp cho việc kiểm sốt tốt các khoản chi phí này, đồng thời khuyến khích các cá nhân, bộ phận sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí.
Cơ cấu chi cho các nhóm chi cũng tương đối hợp lý. Hiện nay, với điều kiện cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, khang trang, Bệnh viện đã tập trung các nguồn tài chính để chi cho con người và chi cho công tác nghiệp vụ chuyên môn, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng KCB của Bệnh viện.
Với chênh lệch thu chi tài chính có được, Bệnh viện đã tiến hành trích lập các quỹ theo quy định và chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. Việc chi trả thu nhập tăng thêm được đảm bảo đúng chế độ, theo kết quả lao động và hiệu quả công việc của từng cá nhân.
Thứ ba, về cơng tác quyết tốn
Bệnh viện đã mở đầy đủ các loại sổ sách kế toán theo quy định hiện hành và ghi chép, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh. Bên cạnh đó, sau khi quyết toán được duyệt, Bệnh viện đã thực hiện việc cơng khai quyết tốn tới tồn thể CBNV và người lao động tại Bệnh viện qua các cuộc họp tập thể, qua đó giúp CBNV và người lao động nắm được tình hình tài chính của Bệnh viện.
Thứ tư, về cơng tác thanh tra, kiểm tra tài chính
Hiện nay, cơng tác tài chính của Bệnh viện chịu sự thanh tra, kiểm tra của cả đơn vị bên trong và bên ngoài Bệnh viện. Các kết luận thanh tra, kiểm tra đều được Bệnh viện công bố công khai tới toàn thể CBVC và người lao động tại Bệnh viện. Đồng thời, Bệnh viện cũng rất nghiêm túc trong việc chấn chỉnh, sửa chữa và khắc phục những sai phạm được phát hiện sau thanh tra, kiểm tra.
3.5.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
3.5.2.1 Hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý tài chính của BVĐK tỉnh Bắc Kạn vẫn còn những hạn chế, tồn tại sau:
Thứ nhất, về cơng tác lập dự tốn thu chi
Các căn cứ lập dự tốn chưa đảm bảo tính khoa học, hiện tại Bệnh viện chủ yếu căn cứ vào kết quả thực hiện thu chi năm trước, căn cứ vào chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức quy định, từ đó tính tốn tỷ lệ tăng trưởng năm kế hoạch và lập dự toán thu chi năm kế hoạch chứ chưa bám sát vào kế hoạch, nhiệm vụ năm kế hoạch và tình hình thực tế của Bệnh viện.
Q trình lập dự tốn mặc dù có sự tham gia của các bên liên quan, cụ thể là các phòng, ban, bộ phận trực thuộc khác. Tuy nhiên, việc tham gia cịn mang tính hình thức, cơng tác lập dự tốn vẫn chủ yếu do phịng Tài chính - Kế tốn tự xây dựng.
Chất lượng dự toán chưa cao, số liệu dự toán được lập chưa sát với thực tế tài chính của Bệnh viện. Hơn nữa, theo một số ý kiến, khi xây dựng dự tốn, Phịng Tài chính - Kế tốn cịn chưa chú trọng đến việc phân tích, đánh giá cơ cấu các nguồn thu, nội dung các nhiệm vụ được giao, chưa tính đến các yếu tố rủi ro như biến động giá cả thị trường,….do đó dự tốn thiếu tính dự báo. Chính vì vậy, trong q trình thực hiện đã phát sinh thêm các khoản chi phí so với dự toán được giao, do vậy Bệnh viện thường phải làm văn bản đề nghị Sở Tài chính cấp bổ sung dự tốn.
Ngồi ra, cơng tác lập dự tốn đơi khi cịn chậm trễ về mật thời gian theo quy định.
Thứ hai, về cơng tác chấp hành dự tốn
Nguồn thu của Bệnh viện chưa đa dạng, chủ yếu mang tính chất truyền thống. Cơ cấu nguồn thu vẫn chủ yếu dựa vào thu từ NSNN cấp và thu từ KCB BHYT. Ngồi ra thì cịn thu từ viện phí và một phần nhỏ từ thu khác như từ dịch vụ trông xe, dịch vụ vận chuyển bệnh nhân, cho thuê ki ốt,… Tuy nhiên, đối với các nguồn thu từ tài trợ, viện trợ, từ liên kết với nước ngoài Bệnh viện chưa khai thác tới.
Tổ chức thực hiện các khoản chi đôi khi chưa tuân thủ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà nước và QCCTNB của Bệnh viện. Vẫn cịn tình trạng chi vượt định mức hay chưa tuân thủ chính sách của Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu tập trung đối với hàng hóa, vật tư y tế,…
Ngồi ra, mức chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động hiện nay còn thấp và khơng ổn định, do đó ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
Thứ ba, về cơng tác quyết tốn
Thực tế, trong thời gian qua, do công tác tổ chức thực hiện thu chi tài chính của Bệnh viện vẫn còn chưa tốt cho nên khi đề nghị quyết toán một số khoản thu, chi đã bị từ chối thanh tốn.
Bên cạnh đó, thuyết minh báo cáo quyết tốn của Bệnh viện cịn sơ sài, chưa phân tích được cụ thể số liệu trong báo cáo, chưa đánh giá được tình hình thực hiện dự tốn,… Các chỉ tiêu phân tích cịn mang tính chung chung, hình thức. Ngồi ra, đơi khi cơng tác quyết tốn cịn thiếu một số mẫu biểu và chậm trễ về mặt thời gian theo quy định.
Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra tài chính
Mặc dù đã thành lập Ban TTND nhưng Ban này hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của Bệnh viện. Ngồi ra, Bệnh viện còn chịu sự thanh tra, kiểm tra tài chính của các đơn vị bên ngoài, tuy nhiên đa số các cuộc thanh tra, kiểm tra này đều được thông báo từ trước tới Bệnh viện, do đó kết luận thanh tra, kiểm tra đơi khi khơng phản ánh đúng thực trạng tài chính, chưa phát hiện hết các sai phạm trong quản lý tài chính của Bệnh viện.
3.5.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
- Do chênh lệch thu chi tài chính của Bệnh viện còn hạn chế trong khi phải tiến hành trích lập các quỹ 40% và 35% cải cách tiền lương theo quy định do đó đã ảnh hưởng tới mức chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động tại Bệnh viện.
- Do Quyết định giao dự toán đầu năm của Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn cho các đơn vị trực thuộc chậm do đó đã ảnh hưởng tới thời gian lập dự toán của Bệnh viện.
- Do trình độ của một bộ phận cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính cịn hạn chế. Mặc dù Bệnh viện đã quan tâm tới việc cử cán bộ quản lý tài chính tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng vẫn cịn ít và chưa được thực hiện thường xun.
- Do đa số thành viên của Ban TTND là cán bộ kiêm nhiệm, thêm vào đó vẫn cịn tình trạng nể nang trong cơng việc nên hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát chưa cao.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong Bệnh viện chưa được tiến hành đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các phòng ban và khoa chuyên môn.
- Công tác phối hợp giữa bộ phận làm công tác quản lý tài chính với các phịng ban, bộ phận khác của Bệnh viện còn thiếu chặt chẽ,…
- Cơ chế, chính sách tài chính đối với các ĐVSNYTCL cịn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc, tính hiệu lực chưa cao. Nguyên nhân do chậm đổi mới, hoàn thiện, hệ thống các văn bản pháp quy thiếu đồng bộ nhưng lại chồng chéo, các quy định thiếu cụ thể dẫn đến tình trạng các ĐVSN thực hiện tự chủ tài chính lúng túng khi triển khai thực hiện khơng kịp thời. Do đó chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo tổ chức khai thác các nguồn lực tài chính và quản lý, phân phối, sử dụng những nguồn tài chính có hiệu quả.
Chương 4
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN