Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng và mục tiêu quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
4.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển y tế tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đến năm 2030
Tại Quyết định số 2078/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ
“Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có định hướng và mục tiêu phát triển lĩnh vực y tế
của tỉnh trong thời gian tới như sau:
* Về định hướng phát triển lĩnh vực y tế:
Phát triển hệ thống y tế theo hướng hiện đại, dự phịng tích cực và chủ động đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh, chủ động giám sát dịch tễ không để xảy ra dịch lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ưu tiên phát triển nhanh các dịch vụ y tế chất lượng cao, xã hội hóa đầu tư một số cơ sở y tế với dịch vụ chất lượng cao.
- Tuyến tỉnh: Hoàn thiện và củng cố hệ thống y tế tuyến tỉnh; đến năm 2018 nâng cấp Trường Trung cấp y tế lên thành Trường Cao đẳng y tế; khuyến khích xã hội hóa đầu tư một số cơ sở y tế với dịch vụ chất lượng cao.
- Tuyến huyện: Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế huyện đảm bảo thực hiện 2 chức năng là KCB và y tế dự phòng nhằm phối hợp chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị; đào tạo phát triển đội ngũ bác sỹ chuyên khoa đủ khả năng khám, chữa bệnh một số chuyên khoa sâu. Đến năm 2020, hệ thống bệnh viện tuyến huyện gồm 8 bệnh viện trong đó có ít nhất 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng II. Tăng cường đầu tư hoạt động cho các phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh.
- Tuyến cơ sở (trạm y tế xã, phường, thị trấn): Phát triển tuyến cơ sở theo hướng đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế và thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp cho trạm y tế xã phường quản lý sức khỏe cộng đồng theo quy
định tại Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về y tế xã, phường, thị trấn.
Tiếp tục đưa bác sĩ về làm việc thường xuyên ở các trạm y tế xã miền núi, vùng sâu vùng xa. Phát triển dịch vụ bác sỹ gia đình, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi và trẻ em. Thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao chất lượng dân số của tỉnh.
* Về mục tiêu phát triển lĩnh vực y tế
Đến năm 2020, đạt 37,6 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng đến năm 2020 giảm xuống dưới 18%; đạt 18,1 bác sĩ/10.000 dân; 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Đến năm 2030, đạt 50 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng còn 12,5%; đạt 20,6 bác sĩ/10.000 dân.
4.1.2 Định hướng của ngành y tế về quản lý tài chính bệnh viện cơng lập
Bệnh viện cơng lập là Bệnh viện của Nhà nước nên quản lý tài chính của Bệnh viện công phải theo định hướng của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các định hướng của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Y tế về đổi mới quản lý tài chính Bệnh viện cơng ở nước ta là:
Thứ nhất, chuyển từ mơ hình quản lý thuần tuý chuyên môn sang mơ hình
quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, quản lý tài chính Bệnh viện công ở nước ta phải chuyển từ mơ hình tổ chức y tế thuần túy chun mơn sang mơ hình ĐVSN y tế có thu. Mục tiêu của quản lý tài chính Bệnh viện cơng là sử dụng các nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Hướng tới hiệu quả là đổi mới trong quản lý tài chính Bệnh viện cơng. Để bảo đảm mục tiêu quản lý hiệu quả, Bệnh viện cần:
- Xây dựng và thực hiện hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật hợp lý; - Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập;
- Chuyển trọng tâm từ “bác sĩ” sang trọng tâm “người yêu cầu dịch vụ”.
Thứ hai, xóa bỏ cơ chế xin - cho trong đầu tư và cấp phát kinh phí. Thực hiện
XHH các nguồn tài chính cho Bệnh viện công.
- Các dự án, chương trình đầu tư phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, chủ động cân đối thu - chi, tạo
và huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Bệnh viện và đáp ứng cơ bản nhu cầu hoạt động của Bệnh viện, đồng thời cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện.
- Thu hút các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư cho Bệnh viện. Như vậy các nguồn tài chính cơ bản hình thành ngân sách của Bệnh viện công gồm:
+ NSNN cấp hàng năm;
+ Thu viện phí và bảo hiểm y tế do cơ quan BHYT thanh toán cho Bệnh viện. Xu hướng cơ chế tài chính Bệnh viện sẽ chủ yếu dựa vào nguồn thu này;
+ Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp (nếu có); + Đóng góp vốn từ XHH các nguồn tài chính.
Các nguồn tài chính trên được lập kế hoạch cho từng năm trên cơ sở định mức của Bộ Tài chính quy định, định mức do Bệnh viện tự xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt, và dự báo về khả năng thu.
Thứ ba, đa dạng hố các hình thức dịch vụ và đồng bộ hoá dịch vụ nhằm đáp
ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm Bệnh viện ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội, tổ chức hệ thống marketing.
Thứ tư, chủ động thích ứng trong mơi trường cạnh tranh nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ và giảm gánh nặng cho NSNN trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho Bệnh viện cịn hạn chế. Như vậy khơng chỉ các Bệnh viện tư, mà cả các Bệnh viện công cũng phải cạnh tranh nhau thông qua việc cung cấp dịch vụ y tế với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm và thái độ phục vụ tốt, đồng thời phát triển các hình thức dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.
4.1.3. Định hướng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
BVĐK tỉnh Bắc Kạn đã xác định định hướng quản lý tài chính tại Bệnh viện như sau:
Một là, nâng cao nhận thức của lãnh đạo cũng như đội ngũ y bác sĩ, CBNV
Bệnh viện về tầm quan trọng của cơng tác quản lý tài chính của Bệnh viện.
Hai là, tiếp tục điều chỉnh, xây dựng QCCTNB theo hướng hoàn thiện, phù
việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng quy định, đúng mục đích, có hiệu quả, bảo đảm tiết kiệm, công khai, minh bạch.
Ba là, quản lý tài chính, lập kế hoạch tài chính, xây dựng dự toán ngân sách, tổ
chức chấp hành dự toán thu chi ngân sách, quyết tốn thu chi chính xác, đầy đủ, theo quy định của Nhà nước. Quản lý tài chính hiệu quả, bảo đảm tiết kiệm, công khai, minh bạch, đảm bảo cho chất lượng đào tạo.
Bốn là, chủ động phân bổ và quản lý ngân sách cho các phòng, khoa, bộ phận
nhằm tăng cường quyền chủ động gắn với tăng cường trách nhiệm của mỗi CBNV.
Năm là, thực hiện tiết kiệm chi ngân sách, đảm bảo hiệu quả, tích cực khai
thác, huy động mọi nguồn thu để bớt gánh nặng cho NSNN, đồng thời nâng cao tính tự chủ tài chính của Bệnh viện.
Sáu là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo, chun mơn
cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính.
Bảy là, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý thu chi tài chính
nhằm đảm bảo chính xác, nhanh chóng, kịp thời trong quản lý tài chính.
4.1.4. Mục tiêu quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
Trên cơ sở định hướng quản lý tài chính bệnh viện công của ngành y tế và định hướng quản lý tài chính tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn, BVĐK tỉnh Bắc Kạn đã xác định mục tiêu quản lý tài chính tại Bệnh viện trong thời gian tới như sau:
- Tăng tổng thu hàng năm từ 7%-10%/năm. Trong đó, chú trọng mở rộng khai thác thêm các nguồn thu ngoài NSNN.
- Phấn đấu tỷ lệ đề nghị quyết toán được duyệt đạt 100%. - Năng cao khả năng tiết kiệm của Bệnh viện từ 5% - 7%/ năm.
- Thu nhập tăng thêm chi trả cho người lao động bình quân/người/năm mỗi năm tăng 15% - 20%.
4.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
4.2.1. Giải pháp hồn thiện lập dự tốn thu chi
Lập dự toán là khâu đầu tiên, lập dự tốn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc quản lý tài chính cũng như làm cho tài chính của Bệnh viện có tính ổn định an toàn và hiệu quả. Với thực trạng trong khâu lập dự toán tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn
như hiện nay cần phải hạn chế ngay tình trạng dự tốn của Bệnh viện được xây dựng thiếu căn cứ, chưa bám sát vào tình hình thực tế của Bệnh viện. Do đó, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng dự tốn địi hỏi cơng tác lập dự tốn thu chi tài chính tại Bệnh viện phải được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, tuân theo đúng trình tự và nguyên tắc của quản lý tài chính. Việc lập dự tốn thu chi tài chính thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên, Luật NSNN, các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức quy định và trên cơ sở các yêu cầu và căn cứ lập dự toán. Lập dự toán phải dựa trên những căn cứ khoa học, đồng thời có tính đến sự biến động của giá cả thị trường, phân tích sự phát triển KT-XH của địa phương, căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ của Bệnh viện trong các năm tiếp theo và căn cứ vào khả năng thực tế của Bệnh viện để xây dựng dự tốn.
Bên cạnh đó, để đảm bảo dự tốn sát với thực tế, cần có sự tham gia một cách có trách nhiệm của các bộ phận, phịng, khoa trong q trình xây dựng dự tốn. Để thực hiện được điều này, ngay từ khi có thơng báo của cơ quan cấp trên về việc lập dự tốn, Phịng Tài chính - Kế tốn của Bệnh viện cần có hướng dẫn cụ thể và yêu cầu các phòng, khoa, bộ phận trực thuộc lập dự tốn thu chi tài chính năm kế hoạch của đơn vị. Sau khi nhận được bản dự toán của các đơn vị, Phịng Tài chính - Kế tốn tiến hành tổng hợp, trong q trình tổng hợp cần tính tốn kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự tốn thu chi nhất là tình hình biến động về kinh tế, giá cả và chính sách chế độ của Nhà nước để đưa ra được hệ số điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân tích kinh tế, tài chính, xét duyệt giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch những năm sau.
4.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện thu chi
a. Giải pháp quản lý nguồn thu
Từ thực tế nghiên cứu cho thấy, nguồn thu của BVĐK tỉnh Bắc Kạn còn khá đơn điệu, đáng chú ý là đơn vị chưa triển khai xã hội hóa nên khơng có nguồn thu chủ lực này, trong thời gian tới đơn vị cần có chiến lược tăng nguồn thu tài chính, cụ thể:
- Thứ nhất, tăng cường nguồn thu từ NSNN:
Mặc dù kinh phí thường xuyên do NSNN cấp hàng năm có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của Bệnh viện, song nguồn NSNN đầu tư vẫn là nguồn kinh
phí vơ cùng cần thiết cho BVĐK tỉnh Bắc Kạn . Bởi ngồi kinh phí thường xun, NSNN còn đầu tư với khối lượng lớn cho Bệnh viện thông qua các Dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Bệnh viện cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Tỉnh, Sở Y tế và các ngành hữu quan để tạo môi trường thuận lợi cho Bệnh viện khai thác tối đa nguồn ngân sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm cũng như quản lý dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
- Thứ hai, tăng cường huy động sự đóng góp của nhân dân:
Đóng góp của người dân là phí, viện phí và BHYT. Đây hiện đang là nguồn thu chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng trưởng này. Nhằm huy động tối đa sự đóng góp của nhân dân, Bệnh viện sẽ triển khai giải pháp sau:
+ Quan hệ công chúng là một giải pháp marketing nhằm giúp xã hội và người dân hiểu rõ Bệnh viện, đặt niềm tin nơi Bệnh viện và từ đó họ sẵn sàng góp vốn đầu tư để nhận được lợi ích từ phần vốn góp đó. Quan hệ cơng chúng cũng cung cấp thông tin cho bệnh nhân và những đối tượng quan tâm đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe về khả năng giúp đỡ y tế của Bệnh viện. Vì vậy đây là hoạt động có tính chất tạo điều kiện cho sự đóng góp của nhân dân. Bệnh viện cần xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng dân cư và bệnh nhân thông qua các giải pháp cụ thể sau:
Thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn để ngồi việc kháo sát tình hình bệnh tật cịn tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu KCB của nhân dân, khả năng chi trả tài chính cho dịch vụ y tế.
Thành lập đường dây nóng tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng. Quảng cáo và mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ: KCB tại nhà, KCB theo yêu cầu,...
- Thứ ba, tăng cường biện pháp để thu đúng, thu đủ:
Vấn đề đặt ra là cần có biện pháp thu đúng, thu đủ. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế:
+ Thu đúng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc và chuẩn đốn hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch tốn đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chuẩn đốn hình ảnh.
+ Thu đủ nghĩa là ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nước, Bệnh viện cần thu phí có chọn lọc: thu đủ những ai có khả năng đóng góp và miễn giảm cho những ai ít có khả năng đóng góp. Thu đủ cịn bao gồm việc thu vào kinh phí Bệnh viện chứ khơng phải thu vào túi một số cá nhân.
Để đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ như trên, Bệnh viện cần phải:
i) Bệnh viện cần đa dạng hóa loại hình khám bệnh, chữa bệnh chú trọng phát triển loại hình KCB dịch vụ, theo yêu cầu, tự nguyện, chọn thầy, chọn thuốc...với các loại hình này Bệnh viện có thể tự xây dựng giá dịch vụ tương xứng với chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người bệnh có khả năng chi trả, đối với người bệnh khám theo yêu cầu (gồm cả yêu cầu về thời gian khám chữa bệnh, yêu cầu lựa