Giai đoạn lấy hàng ra khỏi kho

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kho hàng tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Củ Chi (Trang 90 - 93)

Nhận đơn hàng tổng từ phòng kế

toán

Đọc thông tin của các thùng hàng Lấy hàng trong kho Tháo các nhãn RFID ra khỏi thùng hàng Cập nhật thông tin đơn hàng đã xuất Xóa dữ liệu hàng đã xuất trong dữ liệu hàng tồn kho

Hình 3.19: Quy trình lấy hàng khỏi kho

(Nguồn: Tác giả)

Bước 1: Khi cần lấy hàng để giao hàng cho khách, nhân viên kho vận chỉ chấp nhận đơn hàng tổng được lập bởi phòng kế toán. Trong một ngày, xe giao hàng sẽ đi giao hàng một lần cho nhiều khách hàng khác nhau, không giao nhỏ lẻ cho nên nếu không có đơn hàng tổng thì công việc lấy hàng sẽ diễn ra rời rạc gây tốn kém thêm thời gian và chi phí, khó kiểm soát.

Bước 2: Khi có đơn hàng tổng rồi, nhân viên kho vận sẽ lấy hàng theo đơn hàng tổng đó. Trước hết, nhân viên kho vận sẽ dựa vào cơ sở dữ liệu hàng tồn kho để biết chính xác mình cần lấy hàng nào, ở vị trí nào. Trong cơ sở dữ liệu có thông tin về ngày sản xuất của hàng, vị trí của thùng hàng đó nên nhân viên kho vận chỉ cần cho biết số lượng bao nhiêu là máy tính có thể liệt kê danh sách các thùng hàng có ngày sản xuất lâu nhất tồn tại trong kho hàng và vị trí chính xác của nó. Nếu như số lượng hàng nhỏ hơn số lượng có trên một pallet, nhân viên kho vận vẫn phải lấy nguyên một pallet ra khỏi kệ và đem đến khu vực soạn hàng.

Bước 3: Khi hàng được tập kết ở khu vực soạn hàng, nhân viên kho vận sẽ đọc thông tin của các thùng hàng nhằm xác định có đúng hàng hay không và để có thông tin những thùng giao cho khách.

Bước 4: Tiếp đến, nhân viên kho vận sẽ gỡ các nhãn RFID ra khỏi thùng hàng để gửi về cho nhà sản xuất Unilever nhằm tái sử dụng.

Bước 5: Một công việc rất quan trọng là nhân viên kho vận sẽ phải cập nhật thông tin đơn hàng đã xuất vào máy tính để có căn cứ đối chiếu với phòng kế toán và kiểm kho sau này.

Bước 6: Nhằm tránh nhầm lẫn giữa hàng đã xuất và hàng đang tồn tại trong kho cũng như hàng mới sẽ nhập, nhân viên kho vận sẽ tiến hành xóa các dữ liệu hàng đã xuất trong cơ sở dữ liệu hàng tồn kho hiện tại.

Cuối cùng, nhân viên kho vận sẽ bàn giao số hàng cho nhân viên kinh doanh kiểm đếm số hàng thực giao và sắp xếp, gom nhóm hàng theo đối tượng khách hàng cần giao và chất lên xe giao hàng.

KẾT LUẬN

Hợp Tác Xã TM & DV Củ Chi là một nhà phân phối lớn trong khu vực Củ Chi, Hóc Môn và một phần Q.12. Nhưng hiệu quả của quá trình hoạt động còn thấp, chủ yếu hoạt động dựa vào những quy trình thủ công, chưa thật sự đề cao ứng dụng những công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Sau khi tìm hiểu, đánh giá và phân tích, tác giả đã nêu lên những đạt được và những mặt còn hạn chế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp Tác Xã, chủ yếu là về kho hàng.

Luận văn này cũng nói lên được cách thức tính toán lượng đặt để cho lượng hàng tồn kho không tồn trữ quá nhiều, gây tốn kém cho việc lưu trữ nhưng cũng đảm bảo tốt khả năng tránh thiếu hụt hàng. Ngoài ra, luận văn củng chỉ ra được những điểm yếu và cách khắc phục những điểm yếu đó bằng các giải pháp cụ thể. Những điểm yếu đó thường tập trung về quy trình vận hành, công tác tổ chức, quản lý kho hàng. Đặc biệt, luận văn đã đề cập đến ứng dụng những công nghệ hiện đại mà trên thế giới đang áp dụng, cùng với đó là quy trình được tự động hóa cao, giảm thiểu chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả quản trị kho hàng.

Tuy nhiên, luận văn vẫn còn một hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu và cải tiến thêm. Phạm vi nghiên cứu của những giải pháp chỉ gói gọn trong phạm vi hẹp nên chỉ phù hợp với Hợp Tác Xã TM & DV Củ Chi mà không hiệu quả đối với những doanh nghiệp khác do mỗi doanh nghiệp đều có cách thức hoạt động khác nhau, đối tượng sản xuất và đối tượng phục vụ cũng khác nhau. Nhưng đó là những cơ sở, nền tảng để cho những nghiên cứu sau này mở rộng và phát triển thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Alan Rushton, Phil Croucher & Peter Baker (2010), The Handbook of Logistics and Distribution Management, Kogan Page.

[2]. Bob Donath, Joe Mazel, Cindy Dubin & Perry Petterson (2002), The Ioma handbook of Logistics and Inventory Management, John Wiley & Sons, Inc.

[3]. Crefeel Koto (2011), Japan’s program for Improving Efficiency of Logistic and Distribution, Japan Transport Cooperation Association.

[4]. David E.Mulcahy (2007), Eaches or Pieces, Order Fulfillment, Design and Operations Handbook, Auerbach Publications.

[5]. Donald J.Bowersox, David J.Closs & M. Bissby Cooper (2002), Supply Chain Logistics Management, McGraw – Hill.

[6]. Douglas M.Lambert, James R.Stock & Lisa M.Ellram (1998), Fundamentals of Logistics Management, McGraw – Hill.

[7]. Dr. Karin Limapornwanitch (2009), Basic Strategic Warehouse Management.

[8]. Herbert W.Davis (2004), Maynard’s Industrial Engineering Handbook,

McGraw – Hill.

[9]. John J. Bartholdi & Steven T.Hackman (2008), Warehouse and Distribution Science.

[10]. Max Muller (2003), Essentials of Inventory Management, Amacom.

[11]. Thomas L.Freese (2000), Warehouse layout & Design, Freese & Associates.

[12]. William J.Stevenson (1996), Production and Operation Management, Irwin

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kho hàng tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Củ Chi (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)