Có lẽ ngày nay ai cũng biết đến pallet và lợi ích to lớn mà nó đem lại cho việc bảo quản, vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa được pallet hóa sẽ có những lợi ích như:
Hàng hóa được di chuyển nhanh hơn là di chuyển từng đơn vị hàng nhỏ lẻ do một pallet có thể chứa nhiều đơn vị hàng hóa trên nó cùng một lúc. Ví dụ như một pallet có thể chứa 10 thùng carton hàng, thay vì dịch chuyển từng thùng một sang vị trí khác, nếu được pallet hóa, ta chỉ cần dịch chuyển một lần.
Chính vì có thể chứa nhiều đơn vị hàng hóa mà pallet sẽ làm giảm số lượng thao tác lên hàng hóa đó.
Nhờ có pallet mà người ta có thể sử dụng kệ hàng trong kho hàng do đó sẽ tận dụng tốt hơn không gian kho hàng, việc lưu trữ hàng hóa trong kho sẽ hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu sử dụng pallet mà lại không sử dụng các công cụ phương tiện hỗ trợ liên quan thì rất khó để phát huy hết lợi ích mà pallet mang lại. Một trong các công cụ phương tiện đó là kệ hàng và xe nâng.
Xe nâng
Xe nâng là một công cụ không thể thiếu đối với hoạt động kho hàng hiện đại ngày nay. Nếu không có xe nâng thì pallet không thể phát huy hết tác dụng của nó. Về phần giới thiệu chủng loại, chức năng tác giả đã đề cập ở phần cơ sở lý luận nên phần này tác giả chỉ đề cập đến cách thức lựa chọn xe nâng sao cho phù hợp với hoạt động kho hàng hiện tại của Hợp Tác Xã.
Loại xe nâng hiện đại nhất, cơ động nhất hiện nay là loại Turret Truck nhưng chi phí cho loại này vô cùng đắt đỏ. Giá cả của loại này thường đắt hơn gắp 2 hoặc 3 lần loại xe forklift truck bình thường, cá biệt có loại có giá hơn 100.000 USD. Xét về lợi ích kinh tế thì sẽ không tốt bằng với việc sử dụng xe
nâng truyền thống. Do đó, việc lựa chọn tùy thuộc vào khả năng kinh tế hiện tại của Hợp Tác Xã.
Tuy nhiên, có một vấn đề cần đặc biệt lưu tâm đó là Hợp Tác Xã chỉ nên lựa chọn những xe nâng hoạt động bằng điện vì chủ yếu xe nâng hoạt động trong kho hàng, môi trường kín nên nếu sử dụng xe chạy nhiên liệu xăng dầu sẽ gây ô nhiễm không khí và bám khói lên hàng hóa giữ trong kho.
Do xe nâng chạy bằng điện nên nó cần nơi để xạc điện, xe cần bình ắc quy loại lớn để cung cấp năng lượng cho xe hoạt động nên thời gian xạc là rất lâu. Thông thường người ta sẽ xạc vào ban đêm khi mà kho hàng ngừng hoạt động. Nhưng xạc ban đêm thì không có người túc trực mà ắc quy lại rất dễ phát sinh cháy nổ có thể do độ lão hóa hoặc chập điện. Chính vì vậy mà việc xạc ắc quy cần một nơi thông thoáng, nguồn điện ổn định, nên càng tránh xa khu vực chứa hàng hoặc thấp nhất là có khu vực cách ly riêng trong kho hàng.
Kệ hàng
Kệ hàng dành cho kho hàng có rất nhiều loại như đã trình bày ở phần 1.2.3. Điều quan trọng của người quản trị là phải lựa chọn cho doanh nghiệp loại kệ hàng nào sẽ thích hợp với hoạt động hiện tại của doanh nghiệp mình. Kệ hàng vừa phải đảm bảo khả năng chịu tải, vừa gọn và nhất là phải phù hợp với không gian, nguyên tắc lấy hàng.
Hàng hóa mà Hợp Tác Xã đang phân phối đa số là loại hàng có thời hạn sử dụng tương đối dài như xà bông giặt, dầu gọi, lăn khử mùi (1 – 3 năm) v.v.. ngoài trừ các loại hàng thực phẩm thì thời hạn sử dụng rất ngắn (3 – 6 tháng). Để dễ dàng trong công tác quản lý và đảm bảo độ “mới” của hàng hóa, Hợp Tác Xã thống nhất sử dụng nguyên tắc quản lý hàng là FI-FO tức là hàng vào trước sẽ ưu tiên lấy trước.
Như đã trình bày ở phần giới thiệu có nhiều loại kệ hàng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Loại kệ hàng phù hợp với nguyên tắc FI-FO đó là Pallet Flow Rack. Tuy nhiên, giá thành của loại kệ này thường rất đắt, mỗi một vị trí để
lưu trữ cho một pallet có giá khoảng 250$ đến 350$ (Nguồn: MHMS Chicagoland). Trong khi đó, mỗi một vị trí lưu trữ cho một pallet đối với loại Selective Rack tốn khoảng 30$ đến 50$. Con số này nếu sử dụng kệ của Việt Nam sản xuất như công ty Vinarack thì có thể thấp hơn. Rõ ràng là có thể thấy được sử dụng kệ Pallet Flow Rack sẽ thích hợp, tiện lợi hơn cả nhưng chi phí là không hề rẻ. Để có thể tiết kiệm được chi phí và đảm bảo được hiệu quả hoạt động, tác giả xin đề xuất cách thức sử dụng dạng kệ Selective Rack.
Kệ Selective Rack là kệ đơn giản nhất, giá thành rất rẻ và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Vấn đề ở đây là làm sao để có thể quản lý hàng hóa một cách hiệu quả. Nhằm tiện lợi cho việc quản lý hàng hóa, tác giả đề xuất cách thức để đánh dấu chỉ mục vị trí của hàng hóa như sau:
Chiều rộng của kho được chia thành các khu vực (A, B) và các dãy kệ (01, 02, …) như hình bên dưới (hình 3.14).
Hình 3.14: Quy cách xác định vị trí hàng (1) (Nguồn: Tác giả) Cửa kho Cửa kho Hàng Thực phẩm WC Khu vực soạn hàng Khu vực A Khu vực B Dãy 01{ Dãy 02{
Trên mỗi kệ sẽ được phân chia thành các tầng (tầng 01, 02, 03…), trên mỗi tầng tiếp tục được chia thành các ô (01, 02, 03…) tương ứng mỗi ô là một vị trí pallet.
Hình 3.15: Quy cách xác định vị trí hàng (2)
(Nguồn: Tác giả) Như vậy mỗi một vị trí pallet trên kệ sẽ có dạng chỉ mục như sau:
Khu vực (1 ký tự chữ) là khu vực A hay B. Dãy (2 ký tự số) là số nhận dạng của dãy kệ. Tầng (2 ký tự số) là số nhận dạng của tầng trên kệ. Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3 Vị trí 1 Vị trí 2 A020104 Khu vực - Dãy - Tầng - Vịtrí
Vị trí (2 ký tự số) là số nhận dạng của vị trí trong mỗi tầng (mỗi vị trí là 1 pallet).
Nhờ có chỉ mục vị trí này mà mỗi pallet khi để trong kho hàng sẽ được định vị chính xác, công tác kiểm kê lấy hàng được thực hiện thuận lợi hơn, đặc biệt là rất quan trọng trong việc quản lý hàng hóa trong kho bằng máy tính vì không có chỉ mục rõ ràng máy tính không thể hiểu được vị trí pallet ngoài thực tế.
Mỗi loại kệ dành cho mỗi loại hàng hóa sẽ được sơn một màu riêng, giúp cho việc xác định vị trí được nhanh chóng. Ví dụ, kệ để bột giặt OMO được sơn màu đỏ, kệ để bột giặt VISO được sơn màu xanh lá… Khi người quản trị chỉ cần nhìn từ xa là có thể biết được kệ nào để hàng nào.