Công tác tổ chức, sắp xếp, lưu trữ hàng trong kho

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kho hàng tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Củ Chi (Trang 50 - 54)

Hàng hóa sau khi nhận từ nhà cung cấp Unilever được tập hợp tạm thời trước khu vực cửa kho. Sau đó, nhân viên kho vận sẽ dựa vào sơ đồ bố trí kho và tình hình hàng hóa lưu trữ trong kho để có kế hoạch sắp xếp hàng vào kho.

OMO Viso Surf

Nước làm mềm vải, nước tẩy rửa

Chăm sóc da Chăm sóc tóc Chăm sóc cá nhân Kem đánh răng Hàng thực phẩm Hàng trưng bày Hàng hư hỏng Cửa ra vào

Cửa thoát hiểm

Hình 2.6: Bố trí mặt bằng kho

(Nguồn: Tác giã) Hàng hóa được lưu trữ ở những vị trí cố định trước như sơ đồ bố trí ở trên. Trước khi xếp hàng vào kho, đội ngũ bốc xếp sẽ kê các pallet tại những vị trí trong kho, sau đó mới tiến hành vận chuyển hàng vào và xếp lên pallet.

Những nhân viên bốc xếp sẽ sử dụng phương tiện vận chuyển như xe nâng tay, xe đẩy tay rất thô sơ như hình bên dưới để vận chuyển từ nơi tập kết tạm vào nơi lưu trữ hàng.

Hình 2.7: Các phương tiện vận chuyển

(Nguồn: Tác giả) Hợp Tác Xã không sử dụng các kệ để chứa hàng thay vào đó hàng hóa được xếp lên các pallet kích thước 1m x 1,2m theo các quy cách sắp xếp mà Unilever khuyến cáo. Ví dụ như:

Hình 2.8: Quy cách chất xếp hàng

Mỗi tuần, nhân viên kho vận sẽ kiểm kho 1 lần. Số lượng hàng tồn, hàng xuất nhập kho phải khớp với số lượng trên giấy tờ mà phòng kế toán quản lý.

Đánh giá:

Nhìn tổng thể vào sơ đồ, cách bố trí kho hàng của Hợp Tác Xã có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cũng còn vấn đề cần phải đề cập tới. Đó là, kho hàng của Hợp Tác Xã không có khu vực để dành cho việc tiếp nhận hàng và soạn hàng riêng mà những việc này diễn ra ngay lối ra vào duy nhất của kho hàng. Nếu như vừa phải tiếp nhận hàng từ Unilever vừa phải giao hàng cho khách hàng thì việc nhầm lẫn rất dễ xảy ra, đang tiếp nhận hay soạn hàng mà xảy ra sự cố trong kho thì rất khó để ứng cứu, thoát hiểm.

Cách bố trí hàng trong kho theo vị trí cố định sẽ gây trở ngại khi hàng hóa mặt hàng này nhiều mà hàng hóa mặt hàng khác lại ít. Khi đó không tận dụng hết diện tích của kho gây lãng phí. Một nơi thì lượng hàng ít, diện tích rất trống, trong khi đó nơi khác thì hàng nhiều thì không có diện tích để đặt.

Khu vực dành cho hàng thực phẩm không có sự che chắn kỹ lưỡng vì loại hàng này rất dễ bám mùi nhất là trong khu vực có nhiều hàng nặng mùi như xà bông, hóa mỹ phẩm, dầu xả v.v… Hợp Tác Xã chưa chú trọng đến an toàn phòng chống cháy nổ, lối thoát hiểm còn rất nhỏ so với diện tích của kho. Hệ thống chữa cháy chưa được chú trọng đầu tư, chỉ có vài bình chữa cháy loại 1kg mà lại nằm những nơi khó lấy. Hệ thống đèn chiếu sáng không đảm bảo, mỗi lối đi ngang chỉ có một bóng đèn compact nhỏ.

Hệ thống thông gió không có khiến cho không khí trong kho rất oi bức, ảnh hưởng đến môi trường làm việc và bảo quản hàng hóa đặc biệt là những sản phẩm lưu trữ trong kho hầu hết là những sản phẩm không thích hợp với độ ẩm cao.

Hình 2.9: Một góc hàng hóa trong kho

(Nguồn: Tác giả) Tuy Hợp Tác Xã sử dụng pallet để xếp hàng hóa nhưng với phương tiện mang vác thô sơ thì hiệu quả của pallet không được phát huy đúng mức. Lúc này, pallet chỉ đơn thuần đóng vai trò là vật kê hàng hóa tránh khỏi ẩm ướt từ nền nhà kho.

Do không sử dụng pallet hiệu quả cũng như thiếu phương tiên cơ giới mang vác hàng nên Hợp Tác Xã cần phải qua một bước trung gian là tập kết hàng tại một nơi tạm trước khi chuyển vào kho. Điều này gây tăng thêm chi phí và mất nhiều thời gian hơn.

Hàng hóa được xếp chồng lên pallet mà không sử dụng kệ nên rất lãng phí không gian ở bên trên. Do không đủ diện tích nên nhân viên kho vận bắt buộc chất thêm nhiều lớp trên pallet kết quả là những thùng carton không chịu tải nổi gây ra rách, bể thùng ảnh hưởng đến những sản phẩm bên trong gây thiệt hại về kinh tế cho Hợp Tác Xã.

Hàng hóa được xếp sát tường bao quanh nên sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí để di chuyển qua lại giữa các lối đi dọc theo các dãy pallet cũng như việc lấy

hàng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Khi hàng cũ sắp hết và hàng mới về, nhân viên kho vận sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí để thực hiện việc đảo kho do chỉ có một đầu để lấy hàng ra.

Kho hàng chia ra làm nhiều khu vực chứa các loại hàng hóa khác nhau nhưng lại không được đánh chỉ mục vị trí nên rất khó để xác định vị trí hàng hóa để lấy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kho hàng tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Củ Chi (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)