Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong kho hàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kho hàng tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Củ Chi (Trang 29 - 31)

Từ xa xưa, hoạt động kho hàng đơn thuần do các hoạt động chân tay của con người đảm nhiệm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học, những kho hàng ngày nay dần dần mất hẳn bóng dáng con người. Mọi thứ đều được tự động hóa. Đóng góp vào sự phát triển đó là các kỹ thuật, công nghệ mới được đưa vào phục vụ kho hàng. Tác giả chỉ đề cập đến những công nghệ cơ bản thường được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của kho hàng.

Trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic data interchange)

Ngày nay, EDI được ứng dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau. EDI là công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu giữa các ứng dụng máy tính khác nhau sử dụng một chuẩn thống nhất chung. EDI đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp ôtô, bán lẻ tại Hoa Kỳ và Châu Âu.

Trước đây, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin với nhau bởi vì mỗi doanh nghiệp đều sử dụng những phần mềm riêng, định dạng dữ liệu khác nhau, hệ thống máy tính khác nhau, hệ thống mạng khác nhau v.v… Để giải quyết vấn đề đó, EDI ra đời nhằm đem lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp.

 Giảm thiều rủi ro sai sót thông tin do nhập liệu.

 Tiết kiệm chi phí hoạt động.

 Dễ dàng chia sẻ thông tin trong toàn doanh nghiệp.

 …

Một hệ thống EDI bao gồm những thành phần cơ bản sau:

 Phần cứng và phần mềm: Thường được cung cấp trọn gói bởi doanh nghiệp cung cấp phần mềm như: Oracle, IBM, ProEDI, OpenEC …

 Công nghệ kết nối, giao tiếp: Có thể sử dụng Internet hoặc VAN.

 Và quan trọng nhất là chuẩn dữ liệu: Có rất nhiều chuẩn như ANSI ASC X12, EDIFACT, UNTDI v.v… nhưng phổ biến nhất là chuẩn ANSI ASC X12.

EDI được ứng dụng trong kho hàng chủ yếu ở khâu doanh nghiệp đặt hàng nhà cung cấp và doanh nghiệp tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng. Những doanh nghiệp mà có khối lượng giao dịch lớn thì sẽ thấy rõ được lợi ích của EDI đem lại mặc dù giá thành để ứng dụng EDI là không hề rẻ.

Công nghệ nhận dạng không dây RFID

RFID – Radio frequency Identification, là công nghệ tiên tiến được phát triển để thay thế cho mã vạch truyền thống. RFID sử dụng sóng radio để nhận dạng đối tượng mà không cần phải tiếp xúc với đối tượng, điều mà mã vạch không thể làm được.

RFID gồm 2 thành phần chính, đó là:

 Thẻ RFID (tag, transponder): Dùng để chứa nội dung để nhận dạng đối tượng.

 Thiết bị đọc/ghi thẻ RFID: Dùng để đọc/ghi nội dung từ thẻ RFID. Thẻ RFID hoạt động dựa trên 2 nguyên lý:

 Bị động: Thẻ RFID không cần nguồn điện riêng để hoạt động, thẻ sẽ lấy năng lượng từ sóng radio từ thiết bị đọc/ghi truyền tới.

Thẻ RFID bao gồm nhiều định dạng khác nhau: đồng xu, dạng tiêm dưới da, thẻ nhựa, nhãn dán v.v… Để thẻ RFID sử dụng được, người ta phải ghi nội dung vào thẻ thông qua đầu đọc/ghi và phần mềm chuyên dụng. Sau đó, sẽ gắn hoặc dán vào đối tượng cần theo dõi, quản lý. Một dạng biến thể của RIFD đó là công nghệ NFC mà ngày nay bắt đầu phát triển mạnh trên thế giới. Tác giả sẽ đề cập đến vấn đề này sau.

RFID ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sàn xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp sản xuất ôtô, chăn nuôi, khai thác cảng, vận tải, kho hàng v.v…

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kho hàng tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Củ Chi (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)