Các hoạt động chủ yếu trong kho hàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kho hàng tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Củ Chi (Trang 31 - 36)

Trong kho hàng có nhiều hoạt động diễn ra, tác giả xin giới thiệu một số hoạt động chủ yếu sau:

 Hoạt động nhận hàng (receiving): Bao gồm các công việc lập lịch giao hàng với nhà vận tải, dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải, kiểm tra hàng hóa, đối chiếu hàng hóa…

 Hoạt động đem hàng cất vào kho (Put away): Xác định loại sản phẩm, xác định vị trí lưu trữ, dịch chuyển hàng hóa vào kho, cập nhật dữ liệu kho hàng…

 Hoạt động lưu trữ: Lựa chọn thiết bị lưu trữ, làm hàng phù hợp, kiểm tra, sắp xếp hàng hóa để tận dụng tốt không gian lưu trữ, cập nhât thông tin hàng hóa lưu trữ …

 Hoạt động lấy hàng (Order Picking): Tiếp nhận và xử lý thông tin đơn hàng, lựa chọn phương pháp lấy hàng…

 Hoạt động chuẩn bị hàng để giao (Shipping preparation): Phân loại hàng, đóng gói hảng hóa, dán nhãn ký mã hiệu hàng hóa, gom nhóm hàng theo yêu cầu…

 Hoạt động giao hàng (Shipping): Lập lịch với nhà vận tải, đưa hàng lên phương tiện vận tải, giao hàng cho nhà vận tải, cập nhật thông tin về lô hàng vừa giao…

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHO HÀNG TẠI HTX TM&DV CỦ CHI

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hợp Tác Xã Thương Mại – Dịch Vụ Củ Chi được Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Củ Chi cấp giấy phép thành lập số 002.CC ngày 20/8/1998 .

 Tên đơn vị: HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ CỦ CHI .

 Địa chỉ: 26, Nguyễn Thị Triệu, KP2, Thị Trấn Củ Chi, H.Củ Chi, TP.HCM.

 Điện thoại: 7907104 -8921110 -7927105 .

 Vốn điều lệ: 384.962.000 đồng (Vốn điều lệ xã viên góp)

 Vốn cố định: 2.955.284.680 Đồng

 Vốn lưu động: 19.664.042.002 Đồng

Vào những tháng cuối năm 1975, mặc dù Miền Nam mới được giải phóng nhưng nhà nước ta thấy rõ cần có một tổ chức kinh tế tập thể để cùng thương hiệp quốc doanh kinh doanh theo giá thỏa thuận nhằm phục vụ cho xã viên và người tiêu dùng, bên cạnh đó bán các hàng hóa theo giá chỉ đạo của nhà nước, vì vậy Hợp Tác Xã từng cấp được ra đời, trong đó có Hợp Tác Xã Thương Mại - Dịch Vụ Củ Chi.

Để tồn tại và phát triển như hiện nay, Hợp Tác Xã Củ Chi phải trải qua một quá trình thăng trầm, thậm chí có lúc phải đứng bên bờ giải thể. Trước tiên, chỉ là một cửa hàng bán lẻ phục vụ tiêu dùng cho xã viên và nhân dân vùng sâu vùng xa, với các mặt hàng chủ yếu lúc bấy giờ như : Đường, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, v.v… góp phần cùng thương nghiệp quốc doanh phân tán những mặt hàng sơ yếu theo định suất của Cán bộ, Công nhân viên .

Đến năm 1981, xét trên bình diện quy mô cũng như chức năng hoạt động ngày càng lớn, cửa hàng Hợp Tác Xã Củ Chi được chấp thuận của UBNN TP đã có quyết định thành lập Công Ty Tổng Hợp Thương Nghiệp Hợp Tác Xã Huyện Củ Chi với chức năng hoạt động chính là phục vụ nhu cầu của xã viên và nhân

dân trên địa bàn với hình thức bán lẻ là chủ yếu, phương châm phục vụ đơn vị là “Người nội trợ đảm đang của nhân dân” theo khẩu hiệu mà thành ủy TP.HCM trao tặng .

Đến cuối năm 1989 đầu năm 1990, Công Ty Tổng Hợp Thương Nghiệp Hợp Tác Xã thành lập lại mô hình mới, và lúc này đổi tên thành Liên Hiệp Hợp Tác Xã Mua Bán Huyện Củ Chi. Tuy tên hiệu có khác nhau nhưng chức năng hoạt động của Hợp Tác Xã vẫn không thay đổi .

Đến tháng 6/1998 thực hiện theo luật Hợp Tác Xã đã được Quốc Hội phê chuẩn ngày 20/03/1996. Liên Hiệp Hợp Tác Xã Mua Bán Củ Chi đã đại hội chuyển đổi thành Hợp Tác Xã Thương Mại – Dịch Vụ Củ Chi (HTX TM&DV Củ Chi) cho đến nay.

HTX TM&DV Củ Chi hợp tác với công ty Unilever và trở thành nhà phân phối (NPP) các sản phẩm của công ty này tại các địa bạn huyện Củ Chi, Hóc Môn và một phần Quận 12. Các sản phẩm phân phối gồm các sản phẩm gia dụng của Unilever. Hàng hóa của NPP Củ Chi chia làm 4 dòng mặt hàng chính để dễ dàng theo dõi, đó là: HC (household care); PC1 (personal care 1); PC2 (personal care 2); FOODS (food).

 HC (household care):

 House – Cleaner: mặt hàng làm sạch gia đình, vd: Nước tẩy toilet, lau nhà Vim; Nước rửa chén Sunlight.

 Laundry: mặt hàng dùng để giặt xả vd: Xà bông giặt OMO, Surf, Viso; nước xả Comfort.

 PC1 (personal care 1):

 Hair Care: mặt hàng chăm sóc tóc vd: Dầu gọi Clear, Sunsilk.

 Oral Care: mặt hàng chăm sóc răng miệng vd: Kem đánh răng Close up, P/S;

 PC2 (personal care 2):

 Skin Cleaning: mặt hàng vệ sinh thân thể vd: Xà bông Lifebouy, sữa tắm Dove, Lux.

 Deodorant: mặt hàng dùng để khử mùi cho da vd: Rexona, Axe

 FOODS (food):

 Culinary: thực phẩm và gia vị vd: nước mắm, hạt nêm Knoor  Tea: mặt hàng giải khát vd: trà Lipton

* Đặc tính hàng hóa của nhóm các sản phẩm giặt tẩy:

- Nhạy cảm với độ ẩm, dễ vón cục trong mô trường độ ẩm cao, hoạt chất sodium percarbonate dễ bị phân rã trong môi trường ẩm thấp.

- Nhiệt độ lưu trữ thích hợp là 50oF – 80oF

- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trực tiếp vì làm cho mùi hương dễ bay hơi.

* Đặc tính hàng hóa của nhóm sản phẩm chăm sóc cá nhân:

- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

- Không tiếp xúc được với không khí lâu.

* Đặc tính hàng hóa của nhóm sản phẩm thực phẩm:

- Dễ bám mùi.

- Do thường được sản xuất dưới dạng chiết xuất dạng hạt hoặc bột nên rất nhạy cảm với độ ẩm.

- Thời hạn sử dụng rất ngắn.

- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Hợp Tác Xã hiện sở hữu cơ sở vật chất như sau:

 2 kho hàng có diện tích 1000 m2 mỗi kho.

 Khối văn phòng làm việc gần 100 m2.

 6 phương tiện vận tải 2.5 tấn.

Hình 2.1: Bản đồ phạm vi phân phối của Hợp Tác Xã TM & DV Củ Chi (Nguồn: Hợp Tác Xã TM& DV Củ Chi)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kho hàng tại hợp tác xã thương mại và dịch vụ Củ Chi (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)