Thực trạng kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Phú

3.2.6. Thực trạng kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB

Bộ máy hành chính trong quản lý giám sát đầu tư của huyện Phú Bình hiện nay chưa cụ thể, do nhiều cơ quan đảm nhiệm với các công đoạn khác nhau. Hằng năm huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra từng nội dung cụ thể đối với một số đơn vị trực thuộc theo lựa chọn điểm đến tiến hành kiếm tra. Tuy nhiên, do thời gian ngắn đồng thời việc kiểm tra thí điểm nên công tác chỉ đạo, kết luận thanh tra dự án đầu tư XDCB không xem xét được hết các nội dung nên một số cuộc thanh tra chưa làm rõ thất thốt lãng phí và những hành vi tham nhũng tiêu cực trong quản lý, sử dụng vốn ở khâu nào mà

chỉ dừng lại ở việc xem xét trình tự thủ tục đầu tư XDCB nên chưa quy rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý.

Cơ chế giám sát giữa các cơ quan Nhà nước chưa phát huy được tác dụng, vẫn cịn tình trạng nể nang hoặc đùn đẩy trách nhiệm nên khi những sai phạm này xảy ra chưa được giải quyết triệt để, kịp thời, công tác hậu kiểm chỉ mang tính khắc phục hậu quả.

Tại điều 30, chương VII - Nghị định 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư XDCT quy định: Các cơng trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết toán vốn ĐTXDCT.

Vốn đầu tư được quyết tốn là tồn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung theo quy định của hợp đồng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với các cơng trình sử dụng vốn NSNN, vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong danh mục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Tài chính đã có hướng dẫn quy định về quyết tốn dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước tại thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011. Theo đó,tại điều 9: Thơng qua cơng tác quyết tốn dự án đầu tư cơ bản nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị TSCĐ mới tăng thêm do đầu tư mang lại;xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay,kiểm soát thanh tốn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm khơng ngừng hồn thiện cơ chế chính sách của nhà nước,nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư trong cả nước.

Theo đó, quy định về thời gian (theo nhóm cơng trình A,B,C và các dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) lập báo cáo quyết toán của chủ đầu

tư, thời gian kiểm toán độc lập (đối với DA quy định phải kiểm toán độc lập) và thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết tốn của Sở Tài chính (được ủy quyền của UBND Tỉnh).

Bảng 3.10: Tình hình thanh tra, giám sát các dự án đầu tư

Đơn vị tính: dự án Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Số dự án chậm tiến độ 4 8 6 4 100,00 -2 -25,00 Số dự án bị điều chỉnh

giảm giá trị sau quyết toán 2 3 5 1 50,00 2 66,67 Số dự án chậm nộp báo cáo

thẩm tra phê duyệt quyết toán

11 8 12 -3 -27,27 4 50,00

(Nguồn:Phịng tài chính kế hoạch huyện Phú Bình)

Theo báo cáo hàng năm của phịng Tài chính - kế hoạch huyện Phú Bình về tình hình thanh tra kiểm tra các dự án đầu tư trên địa bàn huyện cho thấy nhiều dự án vi phạm thời gian quy định về lập báo cáo, thẩm tra phê duyệt quyết tốn cả về phía đơn vị chủ đầu tư và cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư. Cụ thể, năm 2016 có 11 dự án, năm 2017 có 8 dự án và năm 2018 có 12 dự án chậm nộp báo cáo thẩm tra phê duyệt quyết tốn. Có 4 dự án trong năm 2016 chậm tiến độ, năm 2017 là 8 dự án và năm 2018 là 6 dự án chậm tiến độ. Điều đó cho thấy các dự án vốn đã chậm tiến độ, lại thêm thời gian quyết toán kéo dài lê thê, gây nên nợ đọng XDCB là điều không tránh khỏi. Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư chưa có tiêu chí cụ thể cho từng dự án, khó khăn cho cơng tác theo dõi, quản lý TSCĐ sau đầu tư và đúc rút kinh nghiệm quản lý dự án.

cho thấy hầu hết các dự án qua từng khâu kiểm tốn, thẩm tra đều cịn những tồn tại, hạn chế trong quản lý dự án và bị giảm giá trị so với quyết toán chủ đầu tư lập. Cụ thể, năm 2016 có 2 dự án bị điều chỉnh giảm giá trị sau quyết toán, năm 2017 là 3 dự án và năm 2018 là 5 dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)