Kinh nghiệm của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Để tăng cường công tác quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện, UBND huyện Núi Thành đã triển khai thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về

những giải pháp chủ yếu để xử lý, khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và TPCP và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan của các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh. Chỉ đạo và kiểm soát việc thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng (tránh tình trạng kéo dài thời gian làm tăng chi phí đầu tư), phân bổ vốn đầu tư; nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế dự toán công trình, đấu thầu và quyết toán dự án hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Kiên quyết không điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định và đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn thực hiện, không để phát sinh nợ. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư chất lượng thi công các công trình…

Đối với các gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng phải tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Không được sử dụng vốn vay ngân sách địa phương để bố trí cho các dự án khởi công mới khi chưa xác định hoặc thẩm định được nguồn vốn để hoàn trả. Đánh giá, phân tích xác định rõ nguyên nhân gây phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong thời gian qua (kể cả trong kế hoạch và không thuộc kế hoạch); kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan gắn với trách nhiệm cá nhân trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản ngoài mức kiểm soát, cân đối theo cơ chế điều hành. Tổ chức rà soát, báo cáo cụ thể nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch theo từng nguồn vốn, theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ; dự kiến phương án phân kỳ trả nợ theo quy định của Luật Đầu tư công báo cáo về UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo định kỳ 6 tháng, năm để theo dõi, chỉ đạo.

Huyện giao trách nhiệm phòng Tài chính – Kế hoạch của huyện phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển

khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển trên địa bàn huyện. Tổ chức hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2016- 2020 theo đúng quy định. Phối hợp với các ban ngành theo dõi, giám sát quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn, không để tình trạng phát sinh nợ ngoài khả năng cân đối ngân sách; tham mưu UBND huyện phân bổ các nguồn vốn theo hướng ưu tiên cho thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Tham mưu điều chuyển vốn đầu tư XDCB đối với các dự án không có khả năng giải ngân hết vốn trong kế hoạch năm 2018 để thanh toán cho các dự án đã có khối lượng hoàn thành, kể cả việc điều chuyển vốn các chương trình mục tiêu từ địa phương này sang địa phương khác khi các công trình, dự án không có khả năng giải ngân hết vốn đã bố trí kế hoạch năm 2018.

Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện chịu trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chi theo đúng quy định, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo dự toán ngân sách được giao; kịp thời tham mưu xử lý các vướng mắc phát sinh trong khâu thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn ngân sách, số dư tạm ứng hợp đồng, tồn ngân kho bạc đúng thời hạn. Hướng dẫn các Chủ đầu tư lập hồ sơ thanh quyết toán các dự án hoàn thành theo đúng quy định; tập trung chỉ đạo rút ngắn thời gian thẩm tra trình phê duyệt quyết toán các dự án đã nhận hồ sơ quyết toán thuộc thẩm quyền quản lý và tăng cường công tác kiểm tra tiến độ quyết toán dự án hoàn thành tại các địa phương trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn vay, tạm ứng của địa phương, doanh nghiệp; thẩm định phương án tài chính, đánh giá hiệu quả của các khoản vay mới để đảm bảo quản lý tốt nợ công. Phối hợp với đơn vị ban ngành tham mưu dự báo cân đối nguồn vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020, tham mưu các biện pháp tăng cường quản lý thu, chi và điều hành ngân sách.

Các cơ quan thanh tra, kiểm tra các cấp (Thanh tra nhà nước, Thanh tra liên ngành, chuyên ngành): tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính;

xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân và xử lý nghiêm các chủ đầu tư, cấp, ngành trong quá trình kiểm soát vốn đầu tư để phát sinh nợ đọng lớn, vi phạm về quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)