Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 98)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư

Thứ nhất, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố đến năm 2020 đóng vai trò vô cùng quan trọng, là định hướng. kim chỉ nam đối với việc đề ra chiến lược, kế hoạch tăng cường, phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện. Do đó việc lập kế hoạch và dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB cần phải:

Căn cứ vào các điều kiện, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa nhằm xác định những lợi thế so sánh, thế mạnh của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ vào kết quả đánh giá khách quan, khoa học và chính xác đối với thực trạng đầu tư XDCB, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn trước chi tiết đến từng ngành từng lĩnh vực trong thời gian qua.

Xác định được vấn đề tồn tại cũng như những nguy cơ thách thức đối với phát triển kinh tế- xã hội đặt ra là phải tập trung giải quyết: về cơ cấu kinh tế, về chất lượng tăng trưởng, tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu đầu tư, nguồn vốn huy động, giải quyết việc làm…Đồng thời cũng cần phải dự báo được những tác động của thị trường đến kinh tế địa phương.

Thứ hai: Đối với công tác quy hoạch xây dựng cần phải đi trước một bước, tránh trùng chéo, chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp, bao gồm: quy hoạch xây dựng chuyên ngành (giao thông, cấp thoát nước, thủy lợi…). Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng trước hết cần phải xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế phối hợp giữa các phòng, ban, ngành chức năng của thành phố; công khai, lấy ý kiến đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên quyết, xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch.

Thứ ba là, Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư Chi NSNN Kế hoạch vốn đầu tư phải tuân thủ các trình tự trong đầu tư XDCB. Chỉ lập, bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch xây dựng được phê duyệt, đủ điều kiện triển khai thực hiện thi công xây lắp, đồng thời việc bố trí vốn phải sát với tiến độ dự án tránh tình trạng bố trí vốn xa rời mục tiêu dự án, tránh tình trạng tạo ra khối lượng dở dang, chậm đưa công trình vào sử dụng, ứ đọng vốn chậm phát huy được hiệu quả. Ủy ban nhân dân thành phố đã có chỉ đạo chỉ khởi công thực hiện các dự án cấp thiết, đã có quyết định phân bổ vốn và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình, như vậy mới phát huy được hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn NSNN, tránh tình trạng nợ đọng trong đầu tư XDCB. Kế hoạch hóa vốn đầu tư phải được thực hiện từ ngân sách cấp thành phố cho đến cấp xã, phường trên cơ sở nguồn vốn theo hướng xuất phát từ nhu cầu đầu tư từ cấp cơ sở nhằm đảm bảo tính thống nhất từ huyện đến xã, phường kết hợp với chủ đầu tư từ cấp cơ sở nhằm phân cấp quản lý đầu tư hoạt động đầu tư phát triển bằng NSNN. Đồng thời phát huy vai trò quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vốn đã được phê duyệt. Kế hoạch vốn khả thi thì kế hoạch sử dụng vốn mới thực hiện được.

Đối với kế hoạch hóa vốn đầu tư với mục tiêu đầu tư tập trung phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế mà chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm (Giao thông, điện nước, thông tin liên lạc…) Tác động trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế; tập trung vào đầu tư phát triển các khu hạ tầng kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng thủy sản, giao thông nông thôn…Bố trí vốn đầu tư phải lưu ý yêu cầu đảm bảo các dự án được duyệt có thể hoàn thành đúng thời hạn quy định.

Đối với kế hoạch vốn đầu tư phục vụ đời sống dân sinh, với quan điểm nâng cao mức sống người dân, phúc lợi xã hội ngày càng tăng. Cần bố trí mức

vốn phù hợp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục (xây dựng nâng cấp trường học, cơ sở đào tạo nghề, trang thiết bị đào tạo…), cho ngành y tế (đầu tư nâng cấp bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã).

Để thực hiện được các giải pháp trên cần phải thực hiện cụ thể như sau: - Áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách

Một điểm yếu của quản lý chi NSĐP hiện nay là dàn trải không gắn kết giữa chính sách, kế hoạch và ngân sách. Vì vậy, để Hội đồng nhân dân và nhà quản lý có liên quan đến lĩnh vực chi NSNN trên địa bàn huyện có được tầm nhìn trung hạn về nguồn lực tài chính từ đó đảm bảo yêu cầu kỷ luật tài khóa tổng thể (kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công); đảm bảo hiệu quả phân bổ: xác định rõ ưu tiên, tránh đầu tư dàn trải, đảm bảo nguồn lực dành cho các chính sách then chốt hàng năm; giúp làm rõ phạm vi lựa chọn và chỉ ra cái gì có thể đảm bảo nguồn lực chắc chắn gắn với ưu tiên chiến lược cái gì không. Với mục đích này, thì mô hình liên kết chính sách, kế hoạch và ngân sách sẽ giúp đưa ra các giải pháp xác thực cho công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn Huyện.

Để công cụ ngân sách thực sự trở thành công cụ đắc lực của Chính phủ, các cấp chính quyền trong điều tiết phát triển kinh tế, cần xác định mục tiêu cải cách quản lý chi ngân sách theo khung chi tiêu trung hạn.

Phần lý luận và thực tiễn của Việt Nam nói chung, huyện Phú Bình nói riêng đã cho thấy rằng, nếu không có những thay đổi cơ bản về phương thức lập kế hoạch ngân sách - một trong những nội dung cơ bản của quản lý ngân sách, quản lý chi ngân sách - thì không thể thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế và hệ quả là không có cơ sở để đảm bảo rằng các mục tiêu KT-XH sẽ trở thành hiện thực. Vì cần phải có thời gian để thực hiện các mục tiêu KT-XH đặt ra (3 năm, 5 năm, 10 năm…), nên nếu không có một

khung chi tiêu trung hạn xác định mục đích, các bước đi, lộ trình làm căn cứ để phân bổ, quản lý nguồn lực, thì nguồn lực rất có thể bị phân bổ không thống nhất giữa các năm, việc tăng giảm ngân sách phân bổ sẽ diễn ra một cách tùy tiện, không có cơ sở,…

Áp dụng khung chi tiêu trung hạn cũng có nghĩa là sẽ phải đổi mới căn bản phương thức phân bổ ngân sách theo phương thức hiện hành. Việc phân bổ ngân sách theo định mức hiện hành thực chất là phân chia ngân sách, trên cơ sở mức chi của các năm trước và khả năng tăng nguồn thời gian tới. Phân bổ ngân sách theo khung chi tiêu trung hạn được xác định trên cơ sở nhu cầu kinh phí để thực hiện được các nhiệm vụ, mục đích nhất định. Do việc phân bổ ngân sách hiện nay là phân chia ngân sách rải đều cho các lĩnh vực, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, nên nguồn lực được phân bổ hầu như chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu chi tiêu - ngân sách chỉ đủ để duy trì hoạt động của khu vực công, hay nói cách khác là để đảm bảo nhu cầu chi lương, ngân sách dụng cho chi cung cấp dịch vụ rất hạn chế… Phân bổ ngân sách theo khung chi tiêu trung hạn sẽ phân bổ đủ như cầu kinh phí để thực hiện từng nhiệm vụ.

- Chú trọng hơn nữa lập dự toán theo hiệu quả đầu ra và so sánh với các địa phương khác để đạt được hiệu quả và cân bằng trong chi ngân sách.

Căn cứ vào quyết toán chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn hàng năm ta đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư để quyết định cơ cấu và mức chi NSNN trên địa bàn Huyện Phú Bình cho các năm tiếp theo. Đánh giá và so sánh với địa phương khác về các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội để có cơ cấu chi hợp lý hơn.

Khi quyết định chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phú Bình, thì các đơn vị sử dụng ngân sách nên có những giải trình và những căn cứ thật sự khoa học mới phân phó chi ngân sách, hơn nữa nên so sánh với các đơn vị khác, địa phương khác để đạt được cơ cấu chi hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 98)